Những đợt ô nhiễm bụi mịn ở Hà Nội trong năm 2019
(06:32:32 AM 20/12/2019)(Tin Môi Trường) - Các đợt ô nhiễm bụi mịn ở thủ đô diễn ra chủ yếu vào những tháng mùa đông, với chỉ số PM 2.5 đều vượt ngưỡng nhiều lần.
>> Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam >> Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định >> Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới >> Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ >> Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông
Năm 2019, Tổng cục Môi trường thống kê thành phố Hà Nội trải qua ít nhất 5 đợt ô nhiễm không khí.
Đợt ô nhiễm không khí đầu tiên diễn ra trong 16 ngày của tháng một, từ 11 đến 26/1. Trong đó, ngày 25/1, trạm quan trắc tại đường Phạm Văn Đồng và Hàng Đậu có giá trị trung bình 24 giờ của bụi mịn PM 2.5 là trên 140 μg/m3, cao nhất trong 10 trạm đo của Chi cục bảo vệ môi trường Hà Nội. Kết quả quan trắc này vượt gần 3 lần so với quy chuẩn Việt Nam là 50 μg/m3.
Theo một số chuyên gia, bụi mịn hay bụi PM 2.5 là những hạt bụi li ti trong không khí, khi chỉ số này cao hơn quy chuẩn quốc gia (tính theo trung bình 24 giờ hoặc trung bình năm) thì sẽ tác hại đến đường hô hấp, hệ thống mạch máu toàn cơ thể người.
Hà Nội mờ mịt một ngày giữa tháng 12. Ảnh: Gia Chính
Tháng 2 và đầu tháng 3/2019, chất lượng không khí ở Hà Nội duy trì ở mức trung bình, một số ngày chỉ số bụi mịn vượt quy chuẩn Việt Nam nhưng không đáng kể.
Đợt ô nhiễm không khí thứ hai, kéo dài từ ngày 11 đến 27/3 (17 ngày). Chỉ số trung bình 24 giờ của bụi mịn PM 2.5 đạt đỉnh trên 140 μg/m3 tại trạm đo Phạm Văn Đồng, Hàng Đậu trong hai ngày 13 và 14/3. Sau khi đạt đỉnh, chất lượng không khí ở Hà Nội duy trì ở mức thấp với chỉ số trung bình của bụi mịn PM 2.5 từ 80 đến 100 μg/m3 cho đến đầu tháng tư.
Chỉ số trung bình bụi mịn 24h ở Hà Nội tháng 9/2019.
Đợt ô nhiễm không khí thứ 3 của Hà Nội diễn ra từ 12/9 đến 3/10 (18 ngày); chỉ số bụi PM 2.5 liên tục cao hơn 50 μg/m3.
Từ 15 đến 17/9, chỉ số bụi mịn trung bình 24h tại 13 trạm đo, gồm 11 trạm của Chi cục bảo vệ môi trường Hà Nội, một trạm của Tổng cục Môi trường và một trạm của Đại sứ quán Mỹ đều vượt quy chuẩn Việt Nam. Trong đó, ngày 15/9, chỉ số ở trạm đo của Đại sứ quán Mỹ là trên 80 μg/m3.
Từ 23 đến 29/9, chất lượng không khí ở Hà Nội chuyển biến xấu hơn sau một số ngày tích cực do thay đổi thời tiết. Các trạm đo như Minh Khai, Hàng Đậu, Nguyễn Văn Cừ có chỉ số trên 80 μg/m3; ngày 29/9 chỉ số trung bình 24h bụi PM 2.5 lên tới 110 μg/m3.
Ở đợt ô nhiễm không khí này, Bộ Tài nguyên & Môi trường cho biết nồng độ bụi mịn tháng 9/2019 tăng mạnh so với các tháng trước đó và cao hơn cùng kỳ những năm từ 2015 đến 2018.
Tháng 11/2019, Hà Nội bước vào đợt ô nhiễm không khí thứ tư, kéo dài từ ngày 5 đến 12/11. Trong thời gian này, nồng độ trung bình 24 giờ của thông số PM 2.5 tại tất cả các trạm quan trắc đều vượt quy chuẩn; trong đó các trạm Minh Khai (Bắc Từ Liêm), Đại sứ quán Mỹ có lúc gấp hơn 2 lần so với quy chuẩn Việt Nam.
Cũng trong tháng 11, từ ngày 22 đến ngày 27/11 chỉ số bụi mịn PM 2.5 tại hầu hết các trạm đo liên tục vượt qua Quy chuẩn Việt Nam. Trong đó, hai ngày 23/11 và 27/11 ghi nhận chỉ số PM 2.5 trung bình 24 giờ tại 6 trên 13 trạm quan trắc tiệm cận mức 100 μg/m3.
Những ngày đầu tháng 12/2019, chất lượng không khí Hà Nội tương đối tốt trước khi bước vào đợt ô nhiễm không khí thứ 5. Từ ngày 7 đến 16/12, chỉ số trung bình 24h của bụi PM 2.5 bắt đầu vượt quy chuẩn cho phép.
Trong ba ngày từ 10 đến 12/12, chỉ số trung bình 24 giờ của bụi mịn PM 2.5 vượt quy chuẩn Việt Nam từ 2 đến 3 lần. Trong ngày 12/12, trạm đo Minh Khai (Bắc Từ Liêm) và trạm Đại sứ quán Mỹ có chỉ số là 160 μg/m3. Sang ngày 12/12, có 8 trên 13 trạm đo cho chỉ số trên 140 μg/m3.
Tác hại của bụi siêu mịn trong không khí
Theo GS.TS Hoàng Xuân Cơ (Đại học Khoa học tự nhiên Hà Nội), quá trình ô nhiễm không khí ở Hà Nội đã diễn ra từ nhiều năm, song đến giai đoạn 2017 - 2018, khi hệ thống quan trắc đi vào hoạt động liên tục ở Hà Nội thì cơ quan chức năng mới ghi nhận được các chỉ số và công khai.
"Nghiên cứu cho thấy các tháng cuối năm thường xảy ra những đợt ô nhiễm liên tục, ở mức độ xấu đến rất xấu, ảnh hưởng tới sức khỏe người dân, tăng khả năng đột quỵ, gia tăng các bệnh tim mạch", ông Cơ nói và cho rằng chính quyền thủ đô cần sớm triển khai những giải pháp cả trước mắt và lâu dài để khắc phục tình trạng nêu trên, tránh những vấn đề về sức khỏe cho cộng đồng.
Ông Trần Đình Sính - Phó giám đốc Trung tâm phát triển sáng tạo Xanh (GreenID) cho rằng, chính quyền Hà Nội cần đẩy mạnh việc cung cấp thông tin cảnh báo về ô nhiễm không khí, cách phòng tránh cho người dân một cách kịp thời, tương tự như thông tin dự báo thời tiết hiện nay. Cùng với đó, thành phố cần thống kê chi tiết các nguồn thải dẫn đến ô nhiễm không khí để đưa ra giải pháp cụ thể cho từng lĩnh vực.
"Bên cạnh nỗ lực ở cấp chính quyền địa phương, Quốc hội Việt Nam cần xây dựng Luật về không khí sạch", ông Sính đề xuất.
Gia Chính
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Vì sao Bệnh viện Chợ Rẫy, Từ Dũ "thoát" bị xử phạt vi phạm môi trường?
- AstraZeneca thừa nhận vaccine Covid-19 của hãng gây đông máu
- Thói quen của nhiều người Việt trong buổi tối làm tăng nguy cơ ung thư
- Nắng nóng cháy da, làm sao để hồi phục?
- Bạn có chắc sản phẩm Fucoidan Okinawa đang dùng là sản phẩm chính hãng?
- Lễ dâng hương và an tượng Y tổ Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác nhân kỷ niệm Ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/2.
- Lá ổi chứa chất chống ung thư
- Công dụng chữa bệnh của lá ổi có thể bạn chưa biết
- Ăn ổi, đừng bỏ phí vỏ, thậm chí lá vì công dụng kỳ diệu này
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn?
(Tin Môi Trường) - Chế độ ăn tốt giúp sống lâu và khỏe mạnh là chế độ ăn bao gồm nhiều trái cây, các loại hạt và các loại đậu, rau, ngũ cốc nguyên hạt.
Thông nước: Cây Di sản làm thuốc
(Tin Môi Trường) - Thông nước hay Thủy tùng, gọi như vậy vì cây này gần giống cây Thông, nhưng mọc ở dưới nước hay ven nước, tên khoa học là Glyptostrobus pensilis (Staunt.) K. Koch, họ Bụt mọc (Taxodiaceae).
"Kết hợp chết người" nếu dùng Viagra và thứ này cùng lúc
(Tin Môi Trường) - Viagra và một số thuốc trị rối loạn cương dương cùng thành phần có thể gây nguy hiểm khi kết hợp với một loại thuốc dùng trong bệnh động mạch vành.