»

Thứ bảy, 18/01/2025, 13:08:03 PM (GMT+7)

Những cái chết bất ngờ vì sốc phản vệ Tin mới nhất

(22:46:27 PM 15/04/2016)
(Tin Môi Trường) - Một cô gái trẻ tử vong sau khi ăn bún dọc mùng, một bác sĩ chết do sốc sau khi được tiêm thuốc; những cái kết đau đớn này có thể tránh được nếu bệnh nhân được cấp cứu đúng phác đồ sốc phản vệ trong vòng 10 giây.

Những[-]cái[-]chết[-]bất[-]ngờ[-]vì[-]sốc[-]phản[-]vệ
Bất cứ thực phẩm, thuốc, hóa mỹ phẩm nào cũng đều có thể dẫn đến sốc phản vệ vì bị dị ứng. Ảnh minh họa: Health.

 

Chia sẻ câu chuyện về một bác sĩ nội trú không may qua đời vì sốc phản vệ, giáo sư Nguyễn Gia Bình, Trưởng khoa Hồi sức tích cực Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) không giấu nổi sự nuối tiếc vì nếu biết, cấp cứu ngay thì vẫn có cơ hội cứu được. Bác sĩ này bị nhiễm lao từ bệnh nhân; chỉ định dùng thuốc lao là đúng, trong đó có tiêm Streptomycin. Trước đó, bệnh nhân đã được thử test sau một vài phút tiêm không có vấn đề gì. Tuy nhiên, điều dưỡng làm việc khác sau mấy phút thì người bác sĩ này đã ngừng tim, cấp cứu không có tác dụng.

Cái chết đau đớn của người bác sĩ trẻ ấy đã thôi thúc giáo sư Bình cùng đồng nghiệp phổ biến phác đồ mới về cấp cứu sốc phản vệ. Đây là một trong những nội dung được trình bày tại hội thảo khoa học hồi sức cấp cứu và chống độc Việt Nam diễn ra tại Hà Nội trong 2 ngày 14-15/4. Phác đồ này đang được trình lên Bộ Y tế để sớm ban hành.

Theo giáo sư Bình, phác đồ mới này khá đơn giản, dễ áp dụng cho mọi tuyến, bước đầu cho tỷ lệ thành công cao, không có biến chứng. Loại thuốc quan trọng nhất khi cấp cứu sốc phản vệ là adrenalin. Trước đây, thường chỉ bác sĩ mới được chỉ định để điều dưỡng tiêm loại thuốc này, có thể làm chậm trễ thời gian cứu nạn nhân. Với phác đồ mới tất cả nhân viên y tế đều được phép tiêm và chỉ cần tập huấn thời gian rất ngắn. Lý do vì người gần gũi với bệnh nhân nhất, có thể phát hiện sớm nhất dấu hiệu nguy hiểm chính là điều dưỡng, kỹ thuật viên trong các phòng chiếu chụp.

Đặc biệt, theo phác đồ mới adrenalin được sử dụng liều thấp, dưới dạng tiêm bắp. Theo giáo sư Bình, nếu tiêm nhầm cũng không sao, người bệnh có thể hơi hồi hộp, nhưng ngược lại không biết hoặc bỏ sót thì bệnh nhân có thể tử vong. Trước loại thuốc này được tiêm dưới da 1 mg, với chỉ định dè dặt vì sợ tác dụng phụ gây tăng huyết áp, loạn nhịp, vỡ tim.

Nghiên cứu hơn 150 bệnh nhân được áp dụng phác đồ này cho kết quả khả quan, không có trường hợp nào tử vong. Gần 41% trường hợp hết phản ứng dị ứng, không xuất hiện nặng thành phản vệ. Hơn 59% bệnh nhân khỏi phản vệ. Theo đó, bệnh nhân cần được cấp cứu sốc phản vệ ngay khi thấy dấu hiệu ở da hoặc niêm mạc kèm một trong các dấu hiệu đe dọa tim mạch như phù lưỡi, họng, khó thở, thở nhanh, có tiếng rít mệt; mạch nhanh, yếu, da lạnh... 

Tình huống phản vệ quá nhiều, các loại thuốc trong quá trình chẩn đoán điều trị kể cả trong thức ăn hằng ngày cũng đều có thể dẫn đến sốc phản vệ như dị ứng trứng, sữa, cua... Trường hợp nhẹ sẽ ngứa, đau bụng, đi ngoài; nặng có thể tử vong. Mới đây, bác sĩ cũng gặp một trường hợp bị sốc phản vệ vì dị ứng với dọc mùng. Thấy cô gái có biểu hiện khó thở không chịu nổi, người bán hàng chỉ biết gọi xe ôm đưa đến viện. Chưa kịp vào viện, bệnh nhân đã bị thiếu ôxy não, ngừng tim; vào viện được cấp cứu giúp tim đập lại nhưng não đã hỏng.

Số người bị sốc phản vệ ngày càng nhiều. Trước đây mỗi năm tại Bệnh viện Bạch Mai chỉ gặp vài trường hợp thì nay hầu như ngày nào cũng có người bị sốc phản vệ. Phản ứng phản vệ có thể xảy ra ở bất cứ đâu, với bất cứ loại thuốc hoặc hóa chất điều trị nào cũng như xuất phát từ dị ứng thức ăn, hóa mỹ phẩm và do côn trùng đốt. Bệnh có diễn biến nhanh, phức tạp, khó lường và dễ dẫn đến tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời.

"Nếu bệnh nhân bị sốc phản vệ cấp cứu ngay, xử lý trong vòng 10 giây thì 80-90% có thể cứu được. Đây là những cái chết hoàn toàn không mong muốn và xảy ra đột ngột, đặc biệt là ở những người khỏe mạnh", giáo sư Bình nhấn mạnh.

Nam Phương/VnExpress
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Những cái chết bất ngờ vì sốc phản vệ

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
CPECO VACNE
Tin Môi Trường
 Thông nước: Cây Di sản làm thuốc

Thông nước: Cây Di sản làm thuốc

(Tin Môi Trường) - Thông nước hay Thủy tùng, gọi như vậy vì cây này gần giống cây Thông, nhưng mọc ở dưới nước hay ven nước, tên khoa học là Glyptostrobus pensilis (Staunt.) K. Koch, họ Bụt mọc (Taxodiaceae).

VACNE 30 năm
 "Kết hợp chết người" nếu dùng Viagra và thứ này cùng lúc

"Kết hợp chết người" nếu dùng Viagra và thứ này cùng lúc

(Tin Môi Trường) - Viagra và một số thuốc trị rối loạn cương dương cùng thành phần có thể gây nguy hiểm khi kết hợp với một loại thuốc dùng trong bệnh động mạch vành.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI