Nhiệt điện than: Kẻ "giết người hàng loạt"
(19:13:22 PM 30/09/2015)
Người dân xóm 7, thôn Vĩnh Phúc (xã Vĩnh Tân, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận) đã từng phản ứng do khói bụi thải ra từ Nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 2 - Ảnh: Minh Trân
Khói thải từ nhiệt điện than có thể bay hàng trăm kilômet, tạo bụi siêu nhỏ - liên quan đến hàng ngàn cái chết ở VN, chưa kể những ảnh hưởng đến chất lượng đất, mùa màng nhiều nơi...
Đó là những kết quả được công bố tại hội thảo do Trung tâm Phát triển sáng tạo xanh (GreenID- thuộc Liên hiệp các Hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam) tổ chức sáng 29-9.
Tại đây, nhóm nghiên cứu của Đại học Harvard cũng lần đầu tiên công bố kết quả nghiên cứu về “các tác động liên quan tới sức khỏe do gia tăng phát thải từ than” ở khu vực Đông Nam Á và tại VN với nhiều con số ám ảnh.
Những lớp sương mù độc hại từ điện than
Ông Lauri Myllyvirta, thành viên nhóm nghiên cứu Đại học Harvard, dẫn báo cáo cả khu vực Đông Nam Á và VN cho biết qua thống kê các loại bệnh liên quan đến ô nhiễm, nhóm nghiên cứu đã tách ra số người chết yểu liên quan đến nhiệt điện than ở VN là 4.300 người mỗi năm.
Nếu các dự án nhiệt điện than đang trong quy hoạch đều được đưa vào vận hành, con số này sẽ có thể tăng lên đến 25.000 người chết yểu/năm.
Ông Lauri Myllyvirta cho biết nhiệt điện than có thể tạo những hạt vật chất siêu nhỏ, khi vào phổi nó gây nhiều bệnh như: phổi tắc nghẽn mãn tính, đột quỵ, bệnh tim thiếu máu, ung thư phổi...
GreenID cũng cho biết nhiều loại khí do nhiệt điện than thải ra, như khí ozon khi phản ứng với các phân tử khác trong không khí dưới điều kiện ánh sáng mặt trời tạo thành những lớp sương mù độc hại. Việc hít phải loại sương này sẽ dần gây ra các triệu chứng tức ngực, ho và khó thở.
Đây cũng chính là căn nguyên của bệnh hen suyễn, lâu ngày sẽ dẫn đến viêm phổi mãn tính. Ngoài ra, có những sản phẩm do đốt than như muội than chứa các hạt bụi nhỏ li ti với thành phần là các kim loại, chất hóa học.
Với kích thước siêu nhỏ, những hạt bụi này có thể thâm nhập sâu vào phổi của con người, thậm chí đi vào các mạch máu, gây đau tim, rối loạn nhịp tim, tổn thương phổi...
Ông Myllyvirta cảnh báo nếu cứ phát triển nhiệt điện than, VN cũng ô nhiễm không khí như Bắc Kinh, khi ra đường có thể không thấy mặt nhau.
Trong khi đó bà Ngụy Thị Khanh, giám đốc GreenID, dẫn một nghiên cứu cho thấy có sự tác động của khí thải, chất thải từ các nhà máy nhiệt điện than tới chất lượng đất đai, cây trồng.
Điều đáng lo ngại, theo bà Khanh, VN hiện đã có 12 nhà máy nhiệt điện than phân bổ cả nước, sắp tới sẽ có khoảng 50 nhà máy được xây dựng, tập trung chủ yếu ở trung tâm hoặc ngay sát khu vực đồng bằng sông Hồng và ĐBSCL... sẽ gây tác động lớn đến môi trường cũng như sản xuất nông nghiệp.
Bà Donna Lisenby, Chương trình năng lượng sạch và an toàn - Liên minh Waterkeeper, cũng khẳng định các chất thải từ đốt than sẽ vào không khí, ngấm vào nước, đất, tác động đến nông nghiệp.
Đặc biệt, nhiều ý kiến lo ngại chất lượng nhiều nhà máy điện than do Trung Quốc làm tổng thầu, mà theo nhận định của GreenID, “các nhà máy nhiệt điện đốt than ở VN chủ yếu sử dụng nhiệt điện ngưng hơi, lò hơi tuần hoàn tự nhiên, công suất thấp, không đáp ứng yêu cầu về môi trường”.
Các nhà máy này lại chủ yếu tập trung tại các thành phố lớn cùng với công nghệ lạc hậu đã và đang gây áp lực không nhỏ lên môi trường không khí của các khu vực này.
Nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 2 (xã Vĩnh Tân, huyện Tuy Phong, Bình Thuận) đã từng gây ô nhiễm môi trường buộc người dân phải phản đối - Ảnh: M.Trân
Cái giá phải trả
không rẻ!
Thông tin từ Bộ Công thương cho biết theo quy hoạch điện 7 đã được Thủ tướng phê duyệt, nhiệt điện than chiếm vai trò rất quan trọng bởi sau khi hoàn thành thủy điện Lai Châu, tới đây VN sẽ không còn thủy điện lớn nào có thể khai thác nữa, trong khi thủy điện nhỏ thì gây nhiều vấn đề về môi trường, như phá rừng. Do đó, chỉ có phát triển điện hạt nhân, điện gió, điện mặt trời và điện than.
Điện hạt nhân VN đang xúc tiến, điện gió, điện mặt trời thì đắt, chưa kể mặt trời chỉ có 12 tiếng/ngày và gió không phải lúc nào cũng lớn, nếu không dự phòng sẽ phải cắt điện khi thời tiết không thuận. Đây là những lý do để phát triển nhiệt điện than.
Tuy nhiên, bà Ngụy Thị Khanh cho rằng nếu tính cả chi phí sức khỏe, y tế, môi trường... nhiệt điện than không hề rẻ, chưa kể tới đây phải nhập khẩu than. Sau năm 2020 sẽ phải nhập lượng than rất lớn, cả trăm triệu tấn/năm. Hơn nữa, nguồn than không dễ có được hợp đồng dài hạn, nên sẽ ảnh hưởng an ninh năng lượng...
Dẫn thông tin Tập đoàn Than - khoáng sản vừa ký với một công ty Úc để thử nghiệm khai thác than đồng bằng sông Hồng bằng công nghệ khí hóa than, bà Khanh cho biết chính công ty này ở Úc đang bị kiện về vấn đề họ đang làm...
Ngoài ra, bà Khanh cũng cảnh báo việc nhập khẩu công nghệ lạc hậu của nhà thầu Trung Quốc, trong khi giám sát, chế tài về môi trường ở VN còn yếu.
“Cần quy hoạch cân bằng hơn, loại bỏ những nhà máy điện than có tác động lớn tới môi trường, hiệu quả thấp; rà soát cập nhật nhu cầu sử dụng điện cho sát thực tế, không phải cao như hiện nay, dẫn tới nhu cầu làm nhiều nhà máy. Ngoài ra, cần xác định công nghệ thích hợp để tăng hiệu suất, giảm phát thải...” - bà Khanh nói.
Chuyên gia Lauri Myllyvirta cũng cho rằng việc quy hoạch phát triển điện than là đi ngược với xu hướng thế giới.
“Các nhà hoạch định chính sách VN nên lưu ý để có hướng đi thích hợp hơn” - ông Myllyvirta nói, đồng thời đề nghị VN cần lắp đặt các thiết bị quản lý phát thải tốt hơn, cập nhật các tiêu chuẩn về phát thải của các nước, cần đánh giá lại các nguồn điện trên cơ sở xem xét đầy đủ tác động đến sức khỏe, chi phí xã hội...
Bà Donna Lisenby cho biết với việc phát triển nhiệt điện than từ thế kỷ 19, Mỹ hiện đang phải đối mặt với những tác động tiêu cực tới sức khỏe con người.
“Hi vọng VN sẽ rút kinh nghiệm của Mỹ” - bà Donna Lisenby nói và nhấn mạnh từ năm 2008, giá của những tấm pin mặt trời đã giảm 75%. Nhiều khu vực trên thế giới điện mặt trời đã đạt mức “ngang giá”, tức bằng nhiệt điện than.
Ô nhiễm vượt mức cho phép
Ông Đặng Ngọc Vinh, phó giám đốc Trung tâm Tư vấn phát triển bền vững tài nguyên nước và thích nghi biến đổi khí hậu, công bố kết quả kèm video khảo sát cho thấy nhiều chỉ tiêu ô nhiễm ở Nhà máy nhiệt điện Quảng Ninh đã vượt mức cho phép, trong khi nhà máy này được đặt cạnh sông Diễn Vọng đưa nước thẳng ra vịnh Hạ Long.
Nhóm nghiên cứu đã lấy mẫu nước mặt, nước ngầm, nước ven vịnh Hạ Long để phân tích cho thấy tại khu vực tiếp nhận nước thải của nhiệt điện Quảng Ninh và nước tràn từ hồ thải xỉ (chất tạo thành sau đốt than) bị ô nhiễm nghiêm trọng.
Hàm lượng các chất rắn lơ lửng, chất hữu cơ, đặc biệt là dầu mỡ, kim loại nặng như crôm, sắt, mangan... đều vượt mức cho phép.
Theo ông Vinh, các chất kim loại nặng này ra môi trường sẽ ảnh hưởng nguồn nước, biến dạng một số loài thủy sinh, tiêu hủy nhiều vi sinh vật, làm nguồn nước ô nhiễm...
Đồ họa: Vĩ Cường
Đồ họa: Vĩ Cường
Chỉ một Nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 2 đã thải ra 4.400 tấn tro và xỉ than/ngày, giải pháp để quản lý thế nào? Trong khi ở Vĩnh Tân sắp tới sẽ có tới bốn nhà máy, với tổng công suất trên 5.000 MW- Ông HỒ TRUNG PHƯỚC (giám đốc Sở Khoa học - công nghệ Bình Thuận)
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Vì sao Bệnh viện Chợ Rẫy, Từ Dũ "thoát" bị xử phạt vi phạm môi trường?
- AstraZeneca thừa nhận vaccine Covid-19 của hãng gây đông máu
- Thói quen của nhiều người Việt trong buổi tối làm tăng nguy cơ ung thư
- Nắng nóng cháy da, làm sao để hồi phục?
- Bạn có chắc sản phẩm Fucoidan Okinawa đang dùng là sản phẩm chính hãng?
- Lễ dâng hương và an tượng Y tổ Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác nhân kỷ niệm Ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/2.
- Lá ổi chứa chất chống ung thư
- Công dụng chữa bệnh của lá ổi có thể bạn chưa biết
- Ăn ổi, đừng bỏ phí vỏ, thậm chí lá vì công dụng kỳ diệu này
Bài viết mới:
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
- Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không? (26/10/2024)
- Tổng công ty giấy Việt Nam bị xử phạt 1,89 tỷ đồng (26/10/2024)
- Bão Trà Mi tăng lên cấp 11, giật cấp 14 và đang tiến vào vùng biển nước ta (26/10/2024)
- Tổng thư ký VACNE trình bày “Bài học kinh nghiệm thực tiễn về phòng ngừa ứng phó sự cố môi trường” tại Hội nghị của Liên đoàn các tổ chức kỹ thuật ASEAN (24/10/2024)
- Học sinh thích thú khám phá trang trại, nhà máy "Xanh" sản xuất ra hộp sữa Vinamilk (24/10/2024)
- Cây thị 700 năm tuổi được bảo vệ nghiêm ngặt ở Thanh Hóa (21/10/2024)
- Hội đồng Ban giám khảo vòng sơ khảo cuộc thi “Sáng tạo xanh - Sống trong lành” (21/10/2024)
- Quảng Ninh: Hai cây đầu tiên của huyện Hải Hà được công nhận Cây Di sản Việt Nam (14/10/2024)
- Ảnh "Voọc mũi hếch" giành giải nhất cuộc thi "Chim và thú hoang dã Việt Nam 2024" (14/10/2024)
Vinamilk trao tặng gần 20.000 hộp sữa cho trẻ em nhân ngày hội tựu trường
(Tin Môi Trường) - Trong không khí “Ngày hội toàn dân đưa trẻ đến trường” – 5/9/2024, Công ty CP Sữa Việt Nam (Vinamilk) đã phối hợp với Quỹ Bảo trợ Trẻ em Việt Nam (Quỹ BTTEVN) tổ chức trao tặng gần 200.000 hộp sữa tươi đến với các em học sinh theo kế hoạch năm 2024 của chương trình Quỹ sữa Vươn cao Việt Nam. Dịp này, một buổi lễ khai giảng đặc biệt đã được tổ chức cho các học sinh tại huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre như một món quà ý nghĩa đón các em đến trường đầu năm học mới.
Thông nước: Cây Di sản làm thuốc
(Tin Môi Trường) - Thông nước hay Thủy tùng, gọi như vậy vì cây này gần giống cây Thông, nhưng mọc ở dưới nước hay ven nước, tên khoa học là Glyptostrobus pensilis (Staunt.) K. Koch, họ Bụt mọc (Taxodiaceae).
"Kết hợp chết người" nếu dùng Viagra và thứ này cùng lúc
(Tin Môi Trường) - Viagra và một số thuốc trị rối loạn cương dương cùng thành phần có thể gây nguy hiểm khi kết hợp với một loại thuốc dùng trong bệnh động mạch vành.