Nhập viện vì viêm tụy cấp do uống nhiều rượu
(09:33:44 AM 03/08/2012)
|
Bệnh nhân viêm tụy cấp đang được điều trị tại Bệnh viện 354. |
BSCK II Vũ Đức Chung, Trưởng khoa Nội tiêu hóa, Bệnh viện 354 cho biết, viêm tụy cấp là bệnh lý cấp tính trong ổ bụng thường gặp. Trước đây, bệnh gặp chủ yếu là do sỏi mật hoặc do giun chui ống mật hay kết hợp cả hai (nữ nhiều hơn nam), nhưng hiện nay gặp chủ yếu ở nam, tuổi từ 30 - 50 mà nguyên nhân là do uống rượu. Khoa đã từng phải cấp cứu 4 lần/năm cho bệnh nhân Phạm Văn T. (37 tuổi) là bộ đội chỉ vì bệnh nhân tiếp tục uống rượu và bệnh tái phát liên tục. Anh T. có nguy cơ bị đái tháo đường do tụy tổn thương nhiều lần.
Giải thích nguyên nhân rượu dẫn tới viêm tụy, BSCK II Vũ Đức Chung cho hay, uống nhiều bia, rượu, có thể gây hẹp các ống nhỏ dẫn lưu dịch trong tuyến tụy, đưa đến tắc nghẽn, cuối cùng gây ra viêm tụy cấp. Ở người nghiện rượu dễ gây viêm tụy mạn. Một đợt viêm tụy cấp cũng có thể xảy ra sau 1 lần uống nhiều rượu hoặc sau một bữa ăn thịnh soạn. Điều đáng nói, bệnh thường xảy ra sau ăn uống nên nhiều người nghĩ bị ngộ độc thực phẩm và cơn đau bụng thường bị chẩn đoán nhầm là xuất huyết tiêu hóa hoặc viêm ruột thừa nên đôi khi "mổ nhầm".
Viêm tụy chia làm hai thể gồm viêm tụy thể nhẹ (phù tụy cấp) và viêm tụy cấp thể nặng (hoại tử tụy). Nguyên nhân thường gặp do sỏi mật, giun chui ống mật, rượu, rối loạn vận động cơ tròn oddi... Các nguyên nhân này làm hoạt hóa men của tụy tiết ra (men trypsin), men này hoạt hóa trong tụy làm tiêu hủy tụy tạng, gây viêm tụy cấp. Bệnh nhẹ, cấp cứu kịp thời, điều trị nội khoa có kết quả tốt. Bệnh nặng có thể gây biến chứng toàn thân như trụy tim mạch, suy giảm hô hấp, suy gan thận, loét dạ dày tá tràng... điều trị rất khó khăn.
Đặc biệt, nếu viêm tụy nặng có nguy cơ hoại tử hoặc chảy máu trong tụy. Bệnh nhân có thể bị sốc biểu hiện như khó thở, vã mồ hôi, da xanh tái, đái ít, mạch nhanh nhỏ, huyết áp tụt, rối loạn thần kinh tâm thần, xuất huyết tiêu hóa... có khi phải phẫu thuật và nguy cơ tử vong rất cao (10 - 50%).
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Vì sao Bệnh viện Chợ Rẫy, Từ Dũ "thoát" bị xử phạt vi phạm môi trường?
- AstraZeneca thừa nhận vaccine Covid-19 của hãng gây đông máu
- Thói quen của nhiều người Việt trong buổi tối làm tăng nguy cơ ung thư
- Nắng nóng cháy da, làm sao để hồi phục?
- Bạn có chắc sản phẩm Fucoidan Okinawa đang dùng là sản phẩm chính hãng?
- Lễ dâng hương và an tượng Y tổ Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác nhân kỷ niệm Ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/2.
- Lá ổi chứa chất chống ung thư
- Công dụng chữa bệnh của lá ổi có thể bạn chưa biết
- Ăn ổi, đừng bỏ phí vỏ, thậm chí lá vì công dụng kỳ diệu này
Bài viết mới:
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
- Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không? (26/10/2024)
Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn?
(Tin Môi Trường) - Chế độ ăn tốt giúp sống lâu và khỏe mạnh là chế độ ăn bao gồm nhiều trái cây, các loại hạt và các loại đậu, rau, ngũ cốc nguyên hạt.
Thông nước: Cây Di sản làm thuốc
(Tin Môi Trường) - Thông nước hay Thủy tùng, gọi như vậy vì cây này gần giống cây Thông, nhưng mọc ở dưới nước hay ven nước, tên khoa học là Glyptostrobus pensilis (Staunt.) K. Koch, họ Bụt mọc (Taxodiaceae).
"Kết hợp chết người" nếu dùng Viagra và thứ này cùng lúc
(Tin Môi Trường) - Viagra và một số thuốc trị rối loạn cương dương cùng thành phần có thể gây nguy hiểm khi kết hợp với một loại thuốc dùng trong bệnh động mạch vành.