Mỹ phẩm rởm vào... spa
(17:05:33 PM 06/01/2012)
Đáng nói hơn, nhiều người bỏ một số tiền lớn vào các spa với hy vọng sẽ được chăm sóc bằng các loại mỹ phẩm cao cấp, chính hãng. Nhưng ít ai ngờ rằng, không ít trong số này là các mỹ phẩm nhái, giả, không rõ nguồn gốc xuất xứ được lấy về từ các đại lý nhập lậu.
Mỹ phẩm rởm cũng vào spa
Tại nhiều spa, khách hàng thường xuyên được chào hàng các loại mỹ phẩm được cho là cao cấp, chỉ phân phối trong các cơ sở chăm sóc sắc đẹp lớn, nhiều mặt hàng chưa có đại lý phân phối tại Việt Nam được quảng cáo là hàng xách tay. Công nghệ làm đẹp cũng được nhân viên tư vấn với các loại máy hiện đại nhất có tác dụng “thần kỳ”.
Tuy nhiên, khách hàng chỉ biết vin vào niềm tin “tiền nào của ấy”, đã vào spa, bỏ ra tiền triệu thì chắc sản phẩm cũng phải là hàng cao cấp, không có chuyện hàng nhái, hàng giả, hàng kém chất lượng. Nhưng thực tế thì không ít cơ sở đã lợi dụng sự cả tin của khách hàng để trà trộn mỹ phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ được nhập từ các đại lý kinh doanh bất chính, nâng giá lên cao gấp nhiều lần kiếm lời. Cơ quan công an cũng đã phát hiện nhiều vụ kinh doanh mỹ phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ trong đó địa chỉ tiêu thụ chính là các cơ sở chăm sóc sắc đẹp.
Hồi tháng 10, Đội 6 Phòng Cảnh sát Phòng chống tội phạm về môi trường phối hợp với lực lượng quản lý thị trường đã tiến hành kiểm tra Trung tâm Thiết bị y tế và mỹ phẩm Tiến Thịnh (có trụ sở tại đường Lê Duẩn, quận Hoàn Kiếm). Lực lượng chức năng phát hiện trung tâm đang bày bán công khai gần 1.000 sản phẩm mỹ phẩm các loại như bột đắp da mặt, kem tẩy tế bào chết, kem massage giảm béo... được đóng gói cẩn thận, không có tem nhãn phụ, hướng dẫn bằng tiếng Việt cùng nhiều máy chăm sóc da mặt. Chủ cơ sở trên thừa nhận số mỹ phẩm này đều không có hóa đơn, chứng từ chứng minh nguồn gốc xuất xứ được cơ sở thu mua trôi nổi trên thị trường, với giá rẻ để bán lại kiếm lời. Trung bình mỗi ngày, lượng hàng nhập vào và bán ra của cơ sở này là 500 kg, trong đó 90% không có giấy tờ chứng minh nguồn gốc, được nhập khẩu từ Trung Quốc.
Đáng nói, đây là cơ sở chuyên cung cấp mỹ phẩm và dụng cụ thẩm mỹ cho nhiều spa trên địa bàn Hà Nội. Trước đó, qua trinh sát, lực lượng công an đã phát hiện nhiều spa, trung tâm thẩm mỹ, chăm sóc sắc đẹp trên địa bàn Hà Nội và các tỉnh lân cận nhập mua nhiều loại mỹ phẩm, máy làm đẹp không rõ nguồn gốc, xuất xứ được lấy từ cơ sở này.
Trước đó cơ quan quản lý thị trường ở Hà Nội, TP.HCM, Long An cũng đã bắt giữ một lượng lớn mỹ phẩm giả, kém chất lượng. Trong đó, có loại đã nhập khẩu từ cách đây... 5 năm, có loại được đóng trong bao bì có tem chống giả, tem nhập khẩu hẳn hoi, nhưng tất cả đều là tem giả. Nếu không bị phát hiện, chắc chắn các loại mỹ phẩm với các thương hiệu nổi tiếng này sẽ đến tay người tiêu dùng với giá “hàng hiệu”. Hay như vụ hàng loạt các sản phẩm nổi tiếng của Pháp, Nhật, Hàn Quốc được một “lò” mỹ phẩm ở Hà Nội “chế biến” bằng cách trộn một số vitamin với các dụng cụ “thô sơ” như bàn xay, chậu nhựa, xoong nhôm.
Đến các “Shop vỉa hè”
Con số 47% mỹ phẩm Hà Nội là hàng giả được đưa ra mới đây hẳn khiến nhiều chị em phải giật mình xem lại khoản đầu tư cho nhan sắc bấy lâu nay, đồng thời lo lắng về những mối nguy hại tiềm tàng mà mỹ phẩm giả đem lại. Nó cho thấy mức độ “phổ cập” của mỹ phẩm giả cao đến thế nào. Chợ Đồng Xuân được coi là “thánh địa” của mỹ phẩm giả, nhái với đầy đủ các tên tuổi nổi tiếng trên thị trường, từ Lipice, Essane, Pond… đến các thương hiệu nổi niếng thế giới như Dior, Lancôme, L’oreal, Shishedo, O Hui, Calvin Klein, Chanel… Từ “chợ đầu mối” này, nguồn hàng được tỏa đi khắp nơi, từ các chợ dân sinh, “shop vỉa hè” đến các cửa hàng lớn.
Chỉ cần dạo qua một vài phố lớn như Hàng Ngang, Hàng Đào, Phạm Ngọc Thạch, Chùa Bộc, Cầu Giấy… dễ dàng bắt gặp các cửa hàng mỹ phẩm trưng biển giảm giá tới trên 50% hay chương trình khuyến mại mua 1 tặng 1. Chẳng hạn các sản phẩm dưỡng da của các thương hiệu Lancôme, Shishedo, L’oreal, O Hui… có giá lên tới một vài triệu đồng nhưng tại các cửa hàng này giá chỉ vài trăm nghìn đồng. Các sản phẩm son, bút kẻ lông mày, phấn má có giá bán chỉ từ vài chục đến trên 100.000 đồng. Nếu có hỏi tại sao giá rẻ vậy thì câu trả lời thường là: Vì là hàng xách tay, không mất tiền thuế nên mới có giá rẻ. Không chỉ các cửa hàng bày bán công khai mà tại các hội chợ, triển lãm người mua cũng dễ dàng tìm thấy các loại mỹ phẩm nổi tiếng với giá chỉ vài chục đến vài trăm nghìn được trưng bày la liệt trong các… rổ nhựa, khách hàng tha hồ chọn lựa, thử.
Theo một cán bộ điều tra thì đa phần những mặt hàng này được nhập khẩu từ Trung Quốc theo đường bộ, một số trường hợp đi theo đường biển. 80% số này do người Việt Nam đặt sản xuất ở nước ngoài rồi đưa vào tiêu thụ, không ít đã trà trộn cả vào các trung tâm thương mại, cửa hàng phân phối chính hãng.
Chỉ trong 11 tháng đầu năm 2011, Chi cục QLTT Hà Nội đã kiểm tra và xử lý 105 vụ vi phạm trong sản xuất kinh doanh mỹ phẩm với hơn 500.000 đơn vị sản phẩm các loại dùng cho da, tóc, răng miệng là hàng giả, hàng lậu, quá hạn sử dụng, vi phạm về nhãn mác, công bố chất lượng... Ông Vương Trí Dũng, Chi cục phó chi cục Quản lý thị trường cho biết: Tình trạng hàng giả rất phổ biến, hàng thật có gì thì hàng giả có nấy, được bày bán công khai ở các tuyến phố, chợ đêm, chợ đầu mối, thách thức cơ quan quản lý. Nhãn hiệu làm giả rất tinh vi, nhìn bằng mắt thường rất khó phát hiện, ngay cả chính hãng xuống cũng khó phân biệt.
Người tiêu dùng phải làm gì?
Có thể thấy, hậu quả để lại cho người sử dụng mỹ phẩm giả, kém chất lượng rất nặng nề. Ngoài các triệu chứng thường gặp như rụng tóc, da bị ngứa, mọc mụn, viêm da… thì các triệu chứng khác như da bị teo, đỏ rộp do mỹ phẩm có chứa corticoids, rối loạn sắc tố, thâm đen do hàm lượng kim loại nặng (chì, thủy ngân, arsen...) cũng có thể xảy ra.
Hậu quả thì đã rõ, nhưng người tiêu dùng phải làm gì để trở thành “người tiêu dùng thông thái” trong điều kiện thật giả lẫn lộn, hàng thật thì khó tìm trong khi hàng giả thì tràn lan. Một khảo sát về tình trạng dị ứng mỹ phẩm cho thấy, trong số các bệnh nhân dị ứng mỹ phẩm điều trị tại bệnh viện da liễu thì có tới 42,67% số người thường chọn mỹ phẩm từ mách bảo của người quen; 6,9% chọn theo tư vấn của người bán hàng và 55% mua mỹ phẩm ở chợ, chỉ một số ít người mua tại văn phòng đại diện bán hàng chính hãng.
Trong khi đó, theo thống kê thì hiện Hà Nội có trên 300 cơ sở sản xuất, kinh doanh mỹ phẩm và 475 cửa hàng, cửa hiệu chuyên kinh doanh mặt hàng này. Tuy nhiên, đây mới là con số mà các cơ quan chức năng nắm giữ được. Hàng loạt các cửa hàng nhỏ lẻ nằm ở các chợ dân sinh, các sạp hàng bày bán ở chợ đầu mối, trên các vỉa hè cộng với rất nhiều shop mỹ phẩm (được quảng cáo là) hàng xách tay… hiện vẫn nằm ngoài sự quản lý, thách thức các cơ quan chức năng. Chưa kể tình hình bán hàng online đang rất phổ biến và đây cũng là nơi tiêu thụ một lượng mỹ phẩm lớn không kiểm soát được.
Để bảo vệ người tiêu dùng, ngày 1-4-2011 Bộ Y tế ban hành Thông tư 06 về việc quản lý mỹ phẩm. Theo đó, những tổ chức, cá nhân đưa mỹ phẩm lưu hành trên thị trường phải có trách nhiệm theo dõi, phát hiện và thu hồi ngay mỹ không đạt tiêu chuẩn chất lượng, giải quyết kịp thời khiếu nại của khách hàng theo quy định của pháp luật. Hoàn trả tiền cho người mua hàng và các chi phí phát sinh trong quá trình bảo quản, vận chuyển, lưu thông sản phẩm… Nếu mỹ không đảm bảo an toàn đặc biệt về thành phần chất màu, chất cấm (chì, asen, thủy ngân…), chất lọc tia tử ngoại, chất bảo quản… sẽ bị thu hồi. Người sử dụng mỹ phẩm có thể khiếu kiện và được bồi thường trong trường hợp sản phẩm không đạt tiêu chuẩn chất lượng, ảnh hưởng đến sức khỏe.
Tuy nhiên, dù thông tư này ra đời thì có vẻ các cơ sở kinh doanh mỹ phẩm không chính thức kể trên vẫn nằm ngoài sự quản lý và chưa đem lại sự yên tâm nào cho người tiêu dùng. Vậy nên rất cần sự vào cuộc quyết liệt hơn nữa của các cơ quan chức năng để loại ra khỏi thị trường những kẻ làm ăn gian dối, trút bớt gánh lo cho người tiêu dùng.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Vì sao Bệnh viện Chợ Rẫy, Từ Dũ "thoát" bị xử phạt vi phạm môi trường?
- AstraZeneca thừa nhận vaccine Covid-19 của hãng gây đông máu
- Thói quen của nhiều người Việt trong buổi tối làm tăng nguy cơ ung thư
- Nắng nóng cháy da, làm sao để hồi phục?
- Bạn có chắc sản phẩm Fucoidan Okinawa đang dùng là sản phẩm chính hãng?
- Lễ dâng hương và an tượng Y tổ Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác nhân kỷ niệm Ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/2.
- Lá ổi chứa chất chống ung thư
- Công dụng chữa bệnh của lá ổi có thể bạn chưa biết
- Ăn ổi, đừng bỏ phí vỏ, thậm chí lá vì công dụng kỳ diệu này
Bài viết mới:
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
- Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không? (26/10/2024)
Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn?
(Tin Môi Trường) - Chế độ ăn tốt giúp sống lâu và khỏe mạnh là chế độ ăn bao gồm nhiều trái cây, các loại hạt và các loại đậu, rau, ngũ cốc nguyên hạt.
Thông nước: Cây Di sản làm thuốc
(Tin Môi Trường) - Thông nước hay Thủy tùng, gọi như vậy vì cây này gần giống cây Thông, nhưng mọc ở dưới nước hay ven nước, tên khoa học là Glyptostrobus pensilis (Staunt.) K. Koch, họ Bụt mọc (Taxodiaceae).
"Kết hợp chết người" nếu dùng Viagra và thứ này cùng lúc
(Tin Môi Trường) - Viagra và một số thuốc trị rối loạn cương dương cùng thành phần có thể gây nguy hiểm khi kết hợp với một loại thuốc dùng trong bệnh động mạch vành.