»

Thứ sáu, 01/11/2024, 02:38:47 AM (GMT+7)

Lời giải cho chứng bệnh "nghe thấy giọng nói lạ" trong đầu

(10:47:17 AM 30/08/2014)
(Tin Môi Trường) - Người mắc chứng bệnh lạ này luôn nghe thấy tiếng nói lạ văng vẳng bên tai mặc dù họ đang ở một mình hay không có bất cứ ai nói ở bên cạnh. Đã có khá nhiều trường hợp được ghi nhận trên thế giới về hiện tượng nghe thấy một giọng nói lạ ở trong đầu.

 Cụ thể hơn, những bệnh nhân gặp phải hội chứng này thường nghe thấy tiếng nói lạ văng vẳng bên tai, trong đầu dù khi đó họ đang ở một mình hay không có bất cứ ai nói ở bên cạnh.

 

Lời[-]giải[-]cho[-]chứng[-]bệnh[-]"nghe[-]thấy[-]giọng[-]nói[-]lạ"[-]trong[-]đầu

Theo thường lệ, loại ảo giác này hay đi kèm với các rối loạn tâm thần và chúng có thể là triệu chứng của bệnh tâm thần phân liệt, rối loạn lưỡng cực hay suy nhược cơ thể. 

Theo các chuyên gia, đây được coi là một căn bệnh tâm thần, hay còn gọi là ảo giác thính giác. Tuy nhiên theo nghiên cứu của các nhà khoa học Hà Lan, nhiều người khỏe mạnh cũng gặp phải trường hợp này. 

Một vài thống kê cho thấy, số người nghe thấy tiếng nói trong đầu không hề ít, chiếm đến khoảng 4% dân số. Vậy chính xác “căn bệnh” này là như thế nào và tiếng nói ấy bắt nguồn từ đâu?
 
Lời[-]giải[-]cho[-]chứng[-]bệnh[-]"nghe[-]thấy[-]giọng[-]nói[-]lạ"[-]trong[-]đầu

Có một cách giải thích phổ biến cho rằng, “tiếng nói trong tâm” của một người bằng cách nào đó có thể trở nên to hơn, dần biến thành một giọng nói vang vọng trong đầu. 

Cách này sẽ giải thích lý do tại sao không hề có một loại sóng âm nào tác động mà con người vẫn cảm nhận được tiếng nói. Tuy nhiên cách giải thích này lại không trả lời được trong các trường hợp mà giọng nói xuất phát từ một người hoàn toàn khác lạ.

Nhiều nhà tâm lý học đã đưa ra giả thuyết rằng, có lẽ chúng ta phải nghĩ xa hơn, bỏ qua âm thanh và nguyên lý “nghe” của con người mà cần tập trung vào khái niệm “giao tiếp”. 
 
Lời[-]giải[-]cho[-]chứng[-]bệnh[-]"nghe[-]thấy[-]giọng[-]nói[-]lạ"[-]trong[-]đầu

Nhiều người bệnh bày tỏ rằng, những tiếng nói họ nghe thấy gần như là “vô thanh”. 

Ví dụ như một người gặp “ảo giác thính giác” đã chia sẻ, “Rất khó để có thể miêu tả làm sao tôi nghe được giọng nói đó nhưng các từ ngữ và cảm xúc tôi nhận được đều rất rõ ràng, mạch lạc và khó có thể nhầm lẫn được. Chúng thậm chí còn rõ hơn cả những tiếng nói bình thường”.

Một lý do khác để loại bỏ yếu tố âm thanh vật lý là bởi vì những “tiếng nói” cũng có thể xảy ra ở những người điếc bẩm sinh. 
 
Lời[-]giải[-]cho[-]chứng[-]bệnh[-]"nghe[-]thấy[-]giọng[-]nói[-]lạ"[-]trong[-]đầu

Jo Atkinson - một nhà nghiên cứu ở London đã thực hiện nhiều nghiên cứu quan trọng liên quan đến “trường phái ngữ âm” của đa số bác sĩ về hiện tượng này. 

Cô đã tìm ra rằng, người điếc bẩm sinh có thể đôi khi nhìn thấy những hình ảnh thị giác mơ hồ giống như đang có người giao tiếp bằng ngôn ngữ ký hiệu hay nói bằng môi với họ. 

Có lúc họ còn nhìn thấy chữ. Trong thế giới của người điếc thì đây cũng có thể coi là “tiếng nói trong đầu”.
 
Lời[-]giải[-]cho[-]chứng[-]bệnh[-]"nghe[-]thấy[-]giọng[-]nói[-]lạ"[-]trong[-]đầu

Nhưng nhiều người lại nghi ngờ và đặt câu hỏi, vậy tại sao lại là “giao tiếp”? Điều kiện của một cuộc đàm thoại là có người nói và người nghe, hiểu. Tuy nhiên khái niệm này không chỉ bao gồm những tiếng động được phát ra mà còn cả mục đích giao tiếp.  

Liên kết điều này với những tiếng vọng, phải nhấn mạnh là thứ người bệnh nghe được là một phát ngôn, chứ không phải một câu nói bất kì. Có nghĩa là nó có mục đích giao tiếp. Phải chăng, đây là có một chủ thể khác đằng sau giọng nói và tiếng nói cất lên hoàn toàn có mục đích.

Lời[-]giải[-]cho[-]chứng[-]bệnh[-]"nghe[-]thấy[-]giọng[-]nói[-]lạ"[-]trong[-]đầu
 
 
Trên thực tế, khi nghe thấy một giọng nói, con người sẽ ngay lập tức tìm cách để hiểu chúng. Đây chính là quá trình tự giải thích mà chúng ta thường sử dụng để tìm ra “người nói” đằng sau các tiếng vọng. 

Để làm điều này, người nghe phải xem xét mục đích giao tiếp của câu nói tại thời điểm nghe được. Chính vì thế mà giống như mục đích giao tiếp, một chủ thể của tiếng nói này luôn tồn tại.

Lời[-]giải[-]cho[-]chứng[-]bệnh[-]"nghe[-]thấy[-]giọng[-]nói[-]lạ"[-]trong[-]đầu
  
Lấy ví dụ như khi một người nghe thấy trong đầu tiếng nói “Anh ta là kẻ thua cuộc”, nếu câu nói không có liên quan gì đến hoàn cảnh hay tình huống thực tế thì nó không phải là một “câu nói” và sẽ không để lại ấn tượng. 

Tuy nhiên với người gặp “ảo giác thính giác” thì những giọng nói này luôn có ý nghĩa nào đó và họ luôn ngầm hiểu được giọng nói muốn ám chỉ cái gì. 

Điều này cho thấy rằng, người nghe có thể đã tạo ra một “người nói”, cũng như ý định giao tiếp của giọng nói.
 
Lời[-]giải[-]cho[-]chứng[-]bệnh[-]"nghe[-]thấy[-]giọng[-]nói[-]lạ"[-]trong[-]đầu
 

Với cách tiếp cận này, trải nhiệm nghe thấy tiếng nói ở đây được coi là một cuộc trò chuyện hơn là cảm giác về mặt thính giác. 

Và theo đó, giọng nói trong đầu luôn phải đến từ một chủ thể khác, với một mục đích giao tiếp cụ thể. Điều này chỉ ra rằng, các nhà tâm lý học cần phải có một cách tiếp cận khác trong việc chữa trị căn bệnh ảo giác thính giác này.

Trái ngược với nỗ lực làm cho những âm thanh này biến mất, việc các nhà tâm lý học cần làm đó là thay đổi mối quan hệ của người nghe với chủ thể của giọng nói. Bắt nguồn từ quan niệm này mà hai phương pháp tiếp cận mới đã được đưa ra. 


Lời[-]giải[-]cho[-]chứng[-]bệnh[-]"nghe[-]thấy[-]giọng[-]nói[-]lạ"[-]trong[-]đầu
 
Phương pháp đầu tiên là đối thoại bằng giọng nói: bác sĩ tâm lý có thể khuyến khích người bệnh lặp lại những gì giọng nói phát ra nhằm tìm cách giao tiếp với giọng nói đó. 

Một phương pháp khác là phương pháp đại diện. Các bác sĩ tâm lý sẽ khuyến khích người nghe tạo ra một hình ảnh đại diện của chủ thể giọng nói, từ đó giao tiếp với nó như với một con người thực sự. Cả hai cách này đang cho thấy nhiều kết quả hứa hẹn.

Lời[-]giải[-]cho[-]chứng[-]bệnh[-]"nghe[-]thấy[-]giọng[-]nói[-]lạ"[-]trong[-]đầu
 
 
Tuy nhiên cũng phải nhắc lại rằng, không chỉ có những người bệnh tâm thần mới trải nghiệm hiện tượng kì lạ này. Nghiên cứu đã cho thấy, bất kỳ ai cũng có thể nghe thấy những tiếng vọng, đặc biệt là khi bị stress. 

Vì vậy đừng hoảng loạn khi bạn gặp phải trường hợp này, bởi nó có thể là một tín hiệu thông báo rằng, cơ thể bạn đang trong trạng thái vô cùng mệt mỏi và cần thời gian nghỉ ngơi mà thôi.
Theo Bích Đào - Mask Online
Từ khóa liên quan: bệnh, văng vẳng, lời nói, nghe
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Lời giải cho chứng bệnh "nghe thấy giọng nói lạ" trong đầu

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
CPECO VACNE
 Vinamilk trao tặng gần 20.000 hộp sữa cho trẻ em nhân ngày hội tựu trường

Vinamilk trao tặng gần 20.000 hộp sữa cho trẻ em nhân ngày hội tựu trường

(Tin Môi Trường) - Trong không khí “Ngày hội toàn dân đưa trẻ đến trường” – 5/9/2024, Công ty CP Sữa Việt Nam (Vinamilk) đã phối hợp với Quỹ Bảo trợ Trẻ em Việt Nam (Quỹ BTTEVN) tổ chức trao tặng gần 200.000 hộp sữa tươi đến với các em học sinh theo kế hoạch năm 2024 của chương trình Quỹ sữa Vươn cao Việt Nam. Dịp này, một buổi lễ khai giảng đặc biệt đã được tổ chức cho các học sinh tại huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre như một món quà ý nghĩa đón các em đến trường đầu năm học mới.

Tin Môi Trường
 Thông nước: Cây Di sản làm thuốc

Thông nước: Cây Di sản làm thuốc

(Tin Môi Trường) - Thông nước hay Thủy tùng, gọi như vậy vì cây này gần giống cây Thông, nhưng mọc ở dưới nước hay ven nước, tên khoa học là Glyptostrobus pensilis (Staunt.) K. Koch, họ Bụt mọc (Taxodiaceae).

VACNE 30 năm
 "Kết hợp chết người" nếu dùng Viagra và thứ này cùng lúc

"Kết hợp chết người" nếu dùng Viagra và thứ này cùng lúc

(Tin Môi Trường) - Viagra và một số thuốc trị rối loạn cương dương cùng thành phần có thể gây nguy hiểm khi kết hợp với một loại thuốc dùng trong bệnh động mạch vành.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI