»

Thứ bảy, 18/01/2025, 19:17:02 PM (GMT+7)

Livestream lộ bộ phận nhạy cảm của bệnh nhân là chuyện bình thường?

(12:24:41 PM 04/03/2018)
(Tin Môi Trường) - Nhiều cô gái từng "dao kéo" phản đối việc các thẩm mỹ viện, bác sĩ lạm dụng cách livestream cảnh bệnh nhân đang phẫu thuật để đánh bóng tên tuổi.

Ngày 28/2, livestream cận cảnh bác sĩ Chiêm Quốc Thái kiểm tra hậu phẫu cho bệnh nhân nâng ngực, vòng ba, bị lộ bộ phận nhạy cảm xuất hiện trên mạng xã hội. Ngay lập tức, clip thu hút sự quan tâm của cộng đồng mạng với rất nhiều ý kiến trái chiều.

 
Liên hệ với bác sĩ Thái, ông cho biết tất cả bệnh nhân đã đồng ý để quay clip, thậm chí không cần che mặt khi được đề nghị. Mục đích của việc làm này là để những người quan tâm đến phẫu thuật thẩm mỹ thấy được công nghệ làm đẹp hiện nay không hề đáng sợ hay quá đau đớn, khách hàng hoàn toàn khỏe mạnh sau khi được phẫu thuật.
 
Ông nhấn mạnh xét về chuyên môn, bác sĩ chạm tay vào ngực bệnh nhân khi thăm khám là hoàn toàn bình thường. 
 
Đây không phải lần đầu những clip này xuất hiện trên mạng xã hội. Từ lâu, nhiều thẩm mỹ viện sử dụng cách này để quảng cáo các dịch vụ làm đẹp nhằm tăng tương tác với khách hàng.
 
Livestream[-]lộ[-]bộ[-]phận[-]nhạy[-]cảm[-]của[-]bệnh[-]nhân[-]là[-]chuyện[-]bình[-]thường?
Bác sĩ Thái trực tiếp chạm tay để khám cũng như hướng dẫn bệnh nhân này cách chăm sóc ngực. Ảnh cắt từ clip. 

"Bác sĩ nên tập trung chăm sóc bệnh nhân"
 
Bình luận về vấn đề này, hot girl Trà My (diễn viên kênh hài Kem Xôi) chia sẻ: "Phẫu thuật thẩm mỹ với giới trẻ không còn xa lạ hay là điều cấm kỵ. Tôi từng phẫu thuật thẩm mỹ và hiểu ý đồ của bác sĩ khi muốn khách hàng tiềm năng thấy được quá trình làm đẹp diễn ra như thế nào. Tuy nhiên, thay vì livestream quảng cáo dịch vụ làm đẹp bác sĩ nên dành thời gian khám hậu phẫu kỹ lưỡng, đặc biệt nâng ngực mang tính đại phẫu, độ rủi ro lớn". 
 
Theo Trà My, bác sĩ, y tá đưa điện thoại quay, chụp trong điều kiện cần vô trùng ít nhiều có thể ảnh hưởng đến bệnh nhân.
 
Đồng quan điểm với hot girl 9X, Nguyễn Phương Thảo (Lâm Đồng) - cô gái từng chi hơn 400 triệu đồng để "đập đi xây lại" toàn bộ gương mặt - bày tỏ: "Tôi không ngại công khai việc phẫu thuật thẩm mỹ nhưng những hình ảnh xấu xí sau khi "dao kéo", lộ nhiều điểm nhạy cảm trên cơ thể lại muốn được giấu kín. Hình ảnh này có thể được sử dụng với mục đích xấu, hậu quả rất khó lường". 
 
Hơn thế, các thẩm mỹ viện đang dùng cách đăng tải hình ảnh bệnh nhân trong quá trình phẫu thuật như một trào lưu mới, chia sẻ tràn lan trên các trang mạng xã hội.
 
"Theo tôi, bác sĩ hay các cơ sở thẩm mỹ dù đã được bệnh nhân đồng ý nhưng lạm dụng quá mức chiêu trò này để "đánh bóng" thương hiệu là điều không nên làm và cần được lên án", Phương Thảo nói. 
 
Livestream[-]lộ[-]bộ[-]phận[-]nhạy[-]cảm[-]của[-]bệnh[-]nhân[-]là[-]chuyện[-]bình[-]thường?
Hot girl Trà Mỹ không ủng hộ việc bác sĩ đưa hình ảnh khách hàng PTTM lên mạng xã hội. Ảnh: NVCC

Cần làm rõ địa điểm livestream của bác sĩ Chiêm Quốc Thái
 
Ông Nguyễn Việt Cường, Chánh thanh tra Sở Y tế Hà Nội, cũng cho biết theo quy định của Luật khám chữa bệnh, bác sĩ không được phép công bố tình trạng bệnh cũng như danh tính bệnh nhân. Tuy nhiên, theo Luật dân sự, mọi thông tin cá nhân nếu được sự đồng ý của người được công khai có thể được phép thực hiện. Điều này hoàn toàn phụ thuộc vào người bệnh.
 
Trong trường hợp livestream của bác sĩ Thái, cơ quan chức năng cần làm rõ địa điểm tiến hành. Bởi phẫu thuật thẩm mỹ chỉ được phép thực hiện ở bệnh viện, còn tại phòng khám là sai quy định.
 
TS Nguyễn Huy Thọ - Nguyên chủ nhiệm khoa Phẫu thuật Hàm mặt và Tạo hình - Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 - một chuyên gia trong lĩnh vực phẫu thuật thẩm mỹ - cho biết ông thường không công khai hình ảnh bệnh nhân của mình. Trong trường hợp dùng hình ảnh để báo cáo khoa học, sinh hoạt khoa học quốc tế, bác sĩ phải che mặt bệnh nhân.
(Theo Zing)
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Livestream lộ bộ phận nhạy cảm của bệnh nhân là chuyện bình thường?

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
CPECO VACNE
Tin Môi Trường
 Thông nước: Cây Di sản làm thuốc

Thông nước: Cây Di sản làm thuốc

(Tin Môi Trường) - Thông nước hay Thủy tùng, gọi như vậy vì cây này gần giống cây Thông, nhưng mọc ở dưới nước hay ven nước, tên khoa học là Glyptostrobus pensilis (Staunt.) K. Koch, họ Bụt mọc (Taxodiaceae).

VACNE 30 năm
 "Kết hợp chết người" nếu dùng Viagra và thứ này cùng lúc

"Kết hợp chết người" nếu dùng Viagra và thứ này cùng lúc

(Tin Môi Trường) - Viagra và một số thuốc trị rối loạn cương dương cùng thành phần có thể gây nguy hiểm khi kết hợp với một loại thuốc dùng trong bệnh động mạch vành.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI