»

Thứ năm, 21/11/2024, 19:16:17 PM (GMT+7)

Không nên dùng giấy báo để gói thức ăn

(11:27:40 AM 28/11/2017)
(Tin Môi Trường) - Sách báo vẫn được coi là nguồn cung cấp thông tin bổ ích cho con người, nhưng nhiều người bán hàng rong hay ở các chợ đã dùng nó để bao gói thực phẩm như bánh mì, xôi...

[-]Không[-]nên[-]dùng[-]giấy[-]báo[-]để[-]gói[-]thức[-]ăn

 

Tuy nhiên, việc sử dụng chúng có ảnh hưởng đến sức khỏe thì không phải ai cũng quan tâm.

 
Tất cả những trang sách cũ, tờ báo in khi chúng ta cầm trên tay đọc xong một lúc là thấy có vết đen dính trên tay, đó là những bột mực của tờ báo, trang sách. Giấy báo, trang sách dù in màu hay in trắng đen cũng đều dùng mực in. Khi dùng giấy báo để gói thức ăn, mực in này sẽ thấm vào thức ăn gây độc hại. Bởi trong mực in có chứa hợp chất của chì (Pb) là một chất độc, có thể gây biến đổi gen của tế bào, tác động lên hệ thần kinh cùng với các cơ quan nội tạng như thận, não..., nhiễm độc chì có thể gây thiếu máu, rối loạn ý thức, đau đầu, co giật, chậm phát triển chiều cao, viêm gan và ảnh hưởng đến sự phát triển trí tuệ, suy giảm trí nhớ, ù tai, hoa mắt.
 
Không chỉ nhiễm độc chì, đồ ăn gói bằng giấy báo, giấy in còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ nhiễm khuẩn. Bởi sách, báo hay giấy in được sử dụng để bọc lót đồ ăn thường là báo cũ, trải qua rất nhiều khâu in ấn, vận chuyển, chuyền tay nhiều người và dính nhiều vi khuẩn. Đặc tính thấm hút của giấy báo cũng rất tốt nên vi khuẩn dễ dàng xâm nhập trên bề mặt tờ báo.
 
Cục An toàn thực phẩm - Bộ Y tế quy định: Thiết bị, dụng cụ chế biến bao gói, bảo quản, vận chuyển thực phẩm phải được làm từ nguyên liệu không độc, không gây mùi vị lạ so với mùi vị của thực phẩm ban đầu, không hấp thụ, không thôi nhiễm vào thực phẩm, không bị ăn mòn, tránh bụi, côn trùng và các nguồn gây ô nhiễm khác. Nghiêm cấm việc đóng gói thực phẩm bằng các bao gói có nguy cơ gây ngộ độc, gây hại, không đảm bảo chất lượng và an toàn thực phẩm như: giấy báo, nhựa tái sinh...
 
Để đảm bảo sức khỏe cho bản thân, gia đình và cộng đồng, nên sử dụng một số loại lá cây trồng có sẵn để bao gói thực phẩm rất an toàn, thân thiện với môi trường như lá chuối, lá dong, lá dừa, lá sen... có chứa nhóm nhân phenol gây ức chế vi khuẩn và dễ bị phân hủy trong đất. Các loại lá này rất sạch, mùi thơm đặc trưng, mềm, mịn bề mặt trơn nên ít bám bụi và không giữ nước do đó chỉ cần rửa, lau sạch là có thể bao gói thực phẩm rất an toàn.
Nguồn: Trung tâm Truyền thông Giáo dục Sức khỏe Đắk Lắk
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Không nên dùng giấy báo để gói thức ăn

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
CPECO VACNE
Tin Môi Trường
 Thông nước: Cây Di sản làm thuốc

Thông nước: Cây Di sản làm thuốc

(Tin Môi Trường) - Thông nước hay Thủy tùng, gọi như vậy vì cây này gần giống cây Thông, nhưng mọc ở dưới nước hay ven nước, tên khoa học là Glyptostrobus pensilis (Staunt.) K. Koch, họ Bụt mọc (Taxodiaceae).

VACNE 30 năm
 "Kết hợp chết người" nếu dùng Viagra và thứ này cùng lúc

"Kết hợp chết người" nếu dùng Viagra và thứ này cùng lúc

(Tin Môi Trường) - Viagra và một số thuốc trị rối loạn cương dương cùng thành phần có thể gây nguy hiểm khi kết hợp với một loại thuốc dùng trong bệnh động mạch vành.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI