»

Chủ nhật, 19/01/2025, 05:14:41 AM (GMT+7)

Hóa chất sử dụng trong đường thốt nốt của An Giang không độc hại

(00:34:02 AM 30/06/2013)
(Tin Môi Trường) - Ngay sau khi có dư luận cho rằng đường thốt nốt, đặc sản của vùng Bảy Núi, tỉnh An Giang, được các hộ khai thác nước để chế biến đường thô có xử lý chất bột trắng không rõ nguồn gốc, tạm gọi là bột "thay sến", gây ảnh hưởng không nhỏ đến việc sản xuất, tiêu thụ đặc sản độc đáo này, các ngành chức năng của tỉnh đã khẩn trương xác minh, lấy mẫu đường và hóa chất gửi kiểm nghiệm.

 Hóa chất sử dụng trong đặc sản đường thốt nốt của An Giang không độc hại - Ảnh minh họa IE



Ông Lê Minh Uy - Chi Cục trưởng Chi cục an toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh An Giang cho biết: Kết quả này do Viện Vệ sinh Y tế Cộng đồng thành phố Hồ Chí Minh (thuộc Bộ Y tế) xét nghiệm và khẳng định hóa chất có trong sản phẩm đường thốt nốt của An Giang là chất Natri Hydrosulfit, với nồng độ 90%, dưới mức cho phép của Bộ Y tế, an toàn cho sức khỏe. Đây là hóa chất tan trong nước, có công dụng tẩy trắng, bảo quản chống oxy hóa, thay thế cho vỏ cây sến làm chậm độ chua của nước thốt nốt trong quá trình khai thác và làm trắng đường thô, không độc hại, được phép sử dụng trong quá trình chế biến thực phẩm.

Ông Uy còn nhấn mạnh, thực tế hiện nay các hộ sử dụng hóa chất theo kinh nghiệm có thể gây mất an toàn cho sản phẩm đường và sức khỏe người tiêu dùng. Vì vậy, Chi cục ATVSTP tỉnh An Giang tiến hành tổ chức hướng dẫn sản xuất và tiêu dùng, phối hợp với Chi cục Quản lý Nông Lâm Thủy sản (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn An Giang) thống kê lại toàn bộ hộ khai thác nước và cơ sở sản xuất, chế biến đường thốt nốt vùng Bảy Núi để hướng dẫn khai thác; sử dụng chất phụ gia an toàn, đúng liều, đúng lượng, đúng qui trình và khuyến cáo người tiêu dùng cần đọc kỹ hạn sử dụng, các thông số trên nhãn mác; chỉ sử dụng đường thốt nốt có màu vàng sậm, mềm, dẻo, có mùi thơm, béo của thốt nốt.

Được biết trước đây hầu hết các hộ khai thác nước thốt nốt để nấu đường, thường sử dụng bột rễ cây sến mua từ Campuchia, nhằm làm chậm sự lên men, nước thốt nốt không bị chua. Nhưng nhiều năm gần đây không còn nguyên liệu rễ cây sến, nên các hộ đã được thương lái thu mua đường chỉ dẫn dùng loại bột này để thay thế, khi sử dụng bột này không có ảnh hưởng đến màu sắc, hương vị của đường thô.

(TTXVN)
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Hóa chất sử dụng trong đường thốt nốt của An Giang không độc hại

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
CPECO VACNE
Tin Môi Trường
 Thông nước: Cây Di sản làm thuốc

Thông nước: Cây Di sản làm thuốc

(Tin Môi Trường) - Thông nước hay Thủy tùng, gọi như vậy vì cây này gần giống cây Thông, nhưng mọc ở dưới nước hay ven nước, tên khoa học là Glyptostrobus pensilis (Staunt.) K. Koch, họ Bụt mọc (Taxodiaceae).

VACNE 30 năm
 "Kết hợp chết người" nếu dùng Viagra và thứ này cùng lúc

"Kết hợp chết người" nếu dùng Viagra và thứ này cùng lúc

(Tin Môi Trường) - Viagra và một số thuốc trị rối loạn cương dương cùng thành phần có thể gây nguy hiểm khi kết hợp với một loại thuốc dùng trong bệnh động mạch vành.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI