Đột nhập nguồn cung nhau thai tươi
(13:49:59 PM 19/03/2012)
|
Một bộ nhau thai tươi vừa được tuồn từ bệnh viện ra ngoài,máu vẫn còn đỏ tươi. |
|
Nhau thai tươi và khô đang được mua, bán rầm rộ trên thị trường với lời quảng cáo là “thần được” có tác dụng bồi bổ cơ thể. Nhưng sự thực có phải như vậy?
Trong vai chủ một hiệu thuốc đông y đang có nhu cầu gom nhau thai về bào chế, tôi dễ dàng đặt mua được nhau thai tươi, cung cấp thường xuyên tại nhiều bệnh viện thuộc tuyến tỉnh, tuyến huyện.
Dễ như mua rau
“Chỉ cần một một bình đá lớn chứa nhau thai, cứ gom được vài cân là tôi gọi thẳng cho chú qua lấy”, người đàn bà chừng ngũ tuần, tên T., làm nghề trông xe ngay trước cổng Bệnh viện Đa khoa Sơn Tây (Hà Nội) đon đả chào hàng.
Sau khi trao đổi phương thức gom hàng, cách vận chuyển, giao hàng, tôi và bà T. thống nhất giá 1 kg nhau thai tươi trao tận tay là 200.000 – 300.000 đồng, tùy thuộc chất lượng và độ tươi. Và để tạo lòng tin hơn với mối hàng hời, ngoài việc ghi số điện thoại di động, bà còn cho luôn số điện thoại bàn.
Khi tôi vừa lùi xe ra khỏi bãi, nắm chặt tay tôi, bà T. nói: “Nhà có đứa em làm trong khoa sản, ngày nào chẳng có nhau, chị cứ gom vài cân rồi gọi điện lên mà lấy nhé”.
Quả nhiên hơn một ngày sau, ngay từ sáng sớm, tôi đã nhận được điện thoại gọi lấy hàng. Vừa gặp mặt, bà T mở thùng đá lôi ra một túi nylon màu xanh cùng nụ cười hớn: “Mới gom được hơn 1 cân, nhưng nghe chú nói cần gấp nên chị gọi luôn để chú lấy cho tươi”.
Sao khi giao tiền như thỏa thuận, chúng tôi rời Bệnh viện Đa khoa Sơn Tây (thị xã Sơn Tây, Hà Nội), ngược lên khu vực Bệnh viện Đa khoa Tam Nông (huyện Tam Nông, Phú Thọ).
Được đặt hàng từ trước, ngay khi chúng tôi có mặt, anh bảo vệ tên H đem cân ra cân ngay trước mặt và giao túi nhau gần 2 kg. Sau khi nhận tiền, anh H giải thích: “Hai ngày nay mới gom được ngần này, thôi chú lấy tạm. Hàng nhau có ngày đến hàng cân, nhưng cũng có hôm chỉ được vài lạng. Nhưng nhớ là đừng bảo tôi bán nhé, nếu có ai hỏi thì cứ bảo là hàng xin”.
Ngày hôm sau, đã hẹn từ trước, chúng tôi xuôi xuống Bệnh viện 7 (TP.Hải Dương). Tuy nhiên, chúng tôi không thể mua được hàng, bởi theo một bác sĩ tên H, hàng nhau thai đã được công ty thuốc đông y đặt mua hết rồi, nếu có chỉ xin cho một vài bộ thôi. Ngoài ra vị bác sĩ còn khuyên: “Em cứ về các tuyến huyện mà xin hay mua, họ bán đầy ấy mà”.
|
Các tiệm thuốc bán đầy nhau thai sấy khô. |
Mù mờ công dụng
Sau những ngày “đi săn” nhau thai tươi tại một số bệnh viện tuyến huyện, trở về Hà Nội, chúng tôi tìm đến phố Hải Thượng Lãn Ông và phố Thuốc Bắc. Hai bên phố, các tiệm thuốc đông y mọc lên san sát nhau.
Ghé vào một tiệm bán đông dược nằm cạnh quán nước vỉa hè trên phố Hải Thượng Lãn Ông, tôi ngập ngừng hỏi mua nhau thai khô. Cô chủ quán chẳng chút chần chừ: “Mua tử hà sa khô chứ gì? Lấy nhiều không?”, rồi ra giá luôn: “Chỗ tôi bán 150.000 đồng/lạng, chú lấy mấy lạng?”.
Tôi trả lời chị mua thử một gói về tẩm bổ, vì mấy bữa nay thấy người mệt mỏi, nếu thấy tốt sẽ quay lại mua nhiều hơn. Ngồi chờ chừng 10 phút, có người mang hàng đến, chị bán thuốc đưa cho tôi một gói nhỏ với vài dòng chữ Hoa cùng lời khẳng định: “Ở đây cửa hàng nào chẳng có, nhưng hàng chỗ chị tốt nhất, khách quen đổ xô đến. Hàng này chữa đủ loại bệnh, nhất là suy nhược cơ thể, yếu sinh lý”.
Cầm lạng nhau khô, thanh toán tiền, chúng tôi ghé vào một cửa hàng trên phố Thuốc Bắc. Vừa trao đổi, chủ hàng vừa lôi ra từ dưới gầm quầy rahai gói nhau sấy.
“Loại tốt do Việt Nam sản xuất có giá 150.000 đồng/gói, còn loại của Trung Quốc thì rẻ hơn vài chục nghìn đồng. Theo anh, em cứ lấy hàng của mình dùng cho nó an toàn. Nếu uống được rượu em cứ cho vào ngâm, còn không thì cho vào xay nhỏ, hòa với nước uống, đảm bảo không khỏe không lấy tiền”.
Theo quan sát của chúng tôi, có khá nhiều người tìm đến các phố này để mua nhau khô. Nhưng kể cả người bán lẫn người mua đều rất mù mờ về công dụng của nhau, trong khi các mặt hàng này lại được bán trôi nổi, không rõ nguồn gốc, xuất xứ và cũng không có hướng dẫn sử dụng.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Vì sao Bệnh viện Chợ Rẫy, Từ Dũ "thoát" bị xử phạt vi phạm môi trường?
- AstraZeneca thừa nhận vaccine Covid-19 của hãng gây đông máu
- Thói quen của nhiều người Việt trong buổi tối làm tăng nguy cơ ung thư
- Nắng nóng cháy da, làm sao để hồi phục?
- Bạn có chắc sản phẩm Fucoidan Okinawa đang dùng là sản phẩm chính hãng?
- Lễ dâng hương và an tượng Y tổ Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác nhân kỷ niệm Ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/2.
- Lá ổi chứa chất chống ung thư
- Công dụng chữa bệnh của lá ổi có thể bạn chưa biết
- Ăn ổi, đừng bỏ phí vỏ, thậm chí lá vì công dụng kỳ diệu này
Bài viết mới:
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
- Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không? (26/10/2024)
- Tổng công ty giấy Việt Nam bị xử phạt 1,89 tỷ đồng (26/10/2024)
- Bão Trà Mi tăng lên cấp 11, giật cấp 14 và đang tiến vào vùng biển nước ta (26/10/2024)
- Tổng thư ký VACNE trình bày “Bài học kinh nghiệm thực tiễn về phòng ngừa ứng phó sự cố môi trường” tại Hội nghị của Liên đoàn các tổ chức kỹ thuật ASEAN (24/10/2024)
- Học sinh thích thú khám phá trang trại, nhà máy "Xanh" sản xuất ra hộp sữa Vinamilk (24/10/2024)
- Cây thị 700 năm tuổi được bảo vệ nghiêm ngặt ở Thanh Hóa (21/10/2024)
- Hội đồng Ban giám khảo vòng sơ khảo cuộc thi “Sáng tạo xanh - Sống trong lành” (21/10/2024)
- Quảng Ninh: Hai cây đầu tiên của huyện Hải Hà được công nhận Cây Di sản Việt Nam (14/10/2024)
- Ảnh "Voọc mũi hếch" giành giải nhất cuộc thi "Chim và thú hoang dã Việt Nam 2024" (14/10/2024)
Vinamilk trao tặng gần 20.000 hộp sữa cho trẻ em nhân ngày hội tựu trường
(Tin Môi Trường) - Trong không khí “Ngày hội toàn dân đưa trẻ đến trường” – 5/9/2024, Công ty CP Sữa Việt Nam (Vinamilk) đã phối hợp với Quỹ Bảo trợ Trẻ em Việt Nam (Quỹ BTTEVN) tổ chức trao tặng gần 200.000 hộp sữa tươi đến với các em học sinh theo kế hoạch năm 2024 của chương trình Quỹ sữa Vươn cao Việt Nam. Dịp này, một buổi lễ khai giảng đặc biệt đã được tổ chức cho các học sinh tại huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre như một món quà ý nghĩa đón các em đến trường đầu năm học mới.
Thông nước: Cây Di sản làm thuốc
(Tin Môi Trường) - Thông nước hay Thủy tùng, gọi như vậy vì cây này gần giống cây Thông, nhưng mọc ở dưới nước hay ven nước, tên khoa học là Glyptostrobus pensilis (Staunt.) K. Koch, họ Bụt mọc (Taxodiaceae).
"Kết hợp chết người" nếu dùng Viagra và thứ này cùng lúc
(Tin Môi Trường) - Viagra và một số thuốc trị rối loạn cương dương cùng thành phần có thể gây nguy hiểm khi kết hợp với một loại thuốc dùng trong bệnh động mạch vành.