»

Thứ bảy, 18/01/2025, 19:16:50 PM (GMT+7)

Độc hại từ giấy báo bọc thực phẩm

(18:03:28 PM 20/11/2017)
(Tin Môi Trường) - Hiện nay, thật không hiếm để bắt gặp cảnh những người bán hàng ở chợ hoặc các gánh hàng rong thường dùng giấy báo để bọc bánh kẹo, xôi, thức ăn… Tuy nhiên, giấy báo cũ vốn có nhiều tạp chất, hóa chất tổng hợp gây hại không ngờ đến sức khỏe người tiêu dùng.

Việc gói thực phẩm bằng giấy báo mang đến nhiều tiện lợi ích cho người bán vì chi phí rất rẻ. Một chồng báo cũ giá chỉ có vài ngàn đồng nhưng lại gói được vô số đồ. Còn đối với người mua, cách làm này vừa đơn giản vừa tiện lợi.

 
Không chỉ vậy, nhiều người vì lo sợ gói thức ăn bằng bao nilon nguy hại cho sức khỏe nên mới dùng giấy báo để thay thế vì họ nghĩ rằng giấy báo thì an toàn hơn cho sức khỏe. Thế nhưng, sự thật thì sao?
 
1. Nhiễm chì
 
Độc[-]hại[-]từ[-]giấy[-]báo[-]bọc[-]thực[-]phẩm
Việc dùng giấy báo bọc bánh mì, xôi... được xem là "chuyện thường ngày ở huyện" tại Việt Nam
 
Việc dùng giấy báo để gói thức ăn lại mang đến nhiều nguy hiểm hơn chúng ta tưởng. Vì trong giấy báo chứa nhiều hóa chất độc hại, đặc biệt là chì. Tùy theo từng loại mực in, giấy in mà mức độ nhiễm chì sẽ khác nhau, nhưng chắc chắn rằng chì sẽ đi từ giấy báo vào thực phẩm và cơ thể bạn sẽ bị nhiễm chì.
 
Chúng ta có thể thấy điều này khi tay mình bị nhuộm đen sau khi cầm tờ báo đọc. Những tờ báo ra lò đầu tiên thì sẽ có mức độ nhiễm chì cao hơn. Theo các nhà khoa học thì có tới 0,1-1mg chất độc của chì trong 1kg giấy báo. Trong khi đó cơ thể người sẽ bị nhiễm độc khi lượng chì trong cơ thể lên đến 0,5-2mg chất độc của chì.
 
Ngoài ra, mực in báo còn có nhiều nguyên tố gây hại như: ethanol, isopropanol, toluen… đặc biệt là PCBs (Polychlorinated Biphenyls). Tuy giấy báo khô đã bớt khả năng gây hại, nhưng chì và những độc tố, kim loại nặng có hại kia nếu con người hít phải, ăn phải sẽ nguy hiểm đến tính mạng.
 
Độc[-]hại[-]từ[-]giấy[-]báo[-]bọc[-]thực[-]phẩm
Chất chì trong giấy báo bọc thực phẩm không thể hòa tan trong nước, hay ôxy hóa… nên nó sẽ tích lại trong gan, thận, biểu mô mỡ gây hại cho sức khỏe
 
Hơn nữa, nhiệt độ càng cao, chì càng phát tán độc và nguy hiểm trên mức bình thường. Trong khi các loại xôi thường là xôi nóng. Bởi thế, giấy báo bọc xôi khiến cho bạn phải đối mặt với nguy cơ nhiễm độc chì cao nếu thường xuyên ăn xôi gói kiểu này.
 
Theo Giáo sư Trần Hồng Côn (Khoa Hóa, Đại học Quốc gia Hà Nội) giải thích: Chất chì trong giấy báo bọc xôi không thể hòa tan trong nước, hay ôxy hóa… nên nó sẽ tích lại trong gan, thận, biểu mô mỡ gây hại cho sức khỏe. Sau đây là một số ảnh hưởng đến cơ thể khi dùng thực phẩm bằng giấy báo:
 
Độc[-]hại[-]từ[-]giấy[-]báo[-]bọc[-]thực[-]phẩm
Nhiễm độc chì có thể dẫn đến ung thư phổi
 
- Ung thư phổi và bàng quang: Các tờ báo in hầu hết đếu chứa hóa chất làm khô mực, hóa chất này sẽ dính vào thực phẩm và tác động tiêu cực đến phổi và bàng quang, gây nguy hiểm cho sức khỏe của con người.
 
- Mất cân bằng nội tiết tố: Mực in được chứng minh là chứa hóa chất gây ảnh hưởng xấu tới nội tiết tố trong cơ thể. Khi nội tiết tố mất cân bằng sẽ dẫn tới các vấn đề sức khỏe khác.
 
- Ảnh hưởng hệ tiêu hóa: Diisobutyl phthalate là hóa chất trong mực in có thể gây rối loạn hệ tiêu hóa, vậy nên, hãy tránh xa những loại đồ ăn nhanh được gói gém cẩu thả trong những tờ giấy báo.
 
- Ảnh hưởng chức năng sinh sản: Phụ nữ cần hết sức cẩn thận vấn đề này, chất hóa học trong mực in ảnh hưởng nghiêm trọng tới chức năng sinh sản, nguy hiểm có thể dẫn tới vô sinh.
 
- Ảnh hưởng tới sức khỏe của nhiễm độc chì:
 
Tổn thương hệ thần kính Trung ương: trẻ giảm nhận thức, bỏ chơi, quấy khóc, người lớn giảm trí nhớ, đau đầu, mất trí nhớ, mất ngủ, viêm dây thần kinh thị giác.
 
Tổn thương hệ thống sinh sản: giảm khả năng sinh sản, giảm số lượng tinh trùng, tăng cao nguy cơ sảy thai.
 
Tổn thương hệ tiêu hóa: đau bụng, chán ăn, táo bón, ngộ độc cấp có thể gây nôn mửa.
 
Tổn thương hệ máu: bệnh nhân nhiễm độc chì có biểu hiện thiếu máu và có thể kết hợp với thiếu sắt.
 
Ngoài ra chì còn gây ra độc tính trên thận và tim mạch, rất nguy hiểm tới tính mạng, có thể gây tử vong và để lại nhiều di chứng về sau.
 
2. Nhiễm khuẩn
 

Độc[-]hại[-]từ[-]giấy[-]báo[-]bọc[-]thực[-]phẩm

Trước khi đến tới tay người tiêu dùng thì không thể tránh khỏi việc các tờ báo nằm lăn lóc ở các vựa ve chai như thế này
 
Ngoài việc lo ngại bị nhiễm chì từ giấy báo thì nguy cơ nhiễm khuẩn do giấy báo cũng khá cao khi những tờ giấy báo đi từ nhà máy sản xuất đến các sạp hàng bán báo, qua tay người đọc, rồi đến các nhà thu mua phế liệu, đồng nát sau đó mới đến ta của các chủ hàng bán xôi, bán bánh… nên sẽ có rất nhiều vi khuẩn, bụi bẩn tấn công sức khỏe con người. Bởi thế, không nên ăn xôi bọc trực tiếp trong giấy báo.
(Theo tạp chí Sống Khỏe)
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Độc hại từ giấy báo bọc thực phẩm

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
CPECO VACNE
Tin Môi Trường
 Thông nước: Cây Di sản làm thuốc

Thông nước: Cây Di sản làm thuốc

(Tin Môi Trường) - Thông nước hay Thủy tùng, gọi như vậy vì cây này gần giống cây Thông, nhưng mọc ở dưới nước hay ven nước, tên khoa học là Glyptostrobus pensilis (Staunt.) K. Koch, họ Bụt mọc (Taxodiaceae).

VACNE 30 năm
 "Kết hợp chết người" nếu dùng Viagra và thứ này cùng lúc

"Kết hợp chết người" nếu dùng Viagra và thứ này cùng lúc

(Tin Môi Trường) - Viagra và một số thuốc trị rối loạn cương dương cùng thành phần có thể gây nguy hiểm khi kết hợp với một loại thuốc dùng trong bệnh động mạch vành.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI