Độ ẩm cao làm oi bức, sinh bệnh
(09:46:27 AM 21/05/2015)Ảnh minh hoạ
Dù nhiệt độ ngoài trời ở TP HCM 36-37 độ C nhưng nhiều người thấy khó chịu, nóng bức hơn so với nhiệt độ thực tế. Đó là do độ ẩm tăng cao. Tại một số bệnh viện lớn trên cả nước, khoa hô hấp và tiêu hóa tiếp tục đông bệnh nhi, có nơi bốn em phải nằm ghép một giường.
Theo thạc sĩ Lê Thị Xuân Lan, tình trạng nắng nóng những ngày qua là đặc điểm bình thường trong giai đoạn chuyển từ mùa khô sang mùa mưa.
Mưa ít, nắng nóng dữ dội
Nhiệt độ ghi nhận được tại TP HCM và một số tỉnh thành khác dao động 35-36 độ C, có nơi 37 độ C. Tuy nhiên do nắng liên tục, nhiệt độ ban ngày cao kéo dài đến đêm cộng với độ ẩm tăng cao được xem là những nguyên nhân gây ra hiện tượng oi bức khó chịu những ngày qua.
Bà Xuân Lan cho biết thêm vào tháng 3, độ ẩm trong không khí 30-40% nên dù nắng nóng 37-38 độ C chúng ta không thấy oi bức, khó chịu như hiện tại. Còn thời điểm này độ ẩm tăng 75-85%. Độ ẩm tăng thì quá trình bốc hơi lên tầng cao chuyển thành mây càng tăng (càng lên cao hạt hơi nước sẽ ngưng tụ chuyển thành tinh thể băng).
Quá trình chuyển pha từ thể hơi sang thể lỏng (hạt hơi nước), độ ẩm tỏa lại một lượng nhiệt gọi là quá trình tiềm nhiệt. Vì vậy, dù nhiệt độ lều khí tượng đo được 36-37 độ C nhưng vẫn tạo ra sự ngột ngạt, khó chịu, bứt rứt, cảm nhận của cơ thể nóng bức hơn so với nhiệt độ thực tế.
Cũng theo bà Lan, chỉ khi nào mưa nhiều thì tình trạng ngột ngạt mới chấm dứt. Ngược lại mưa chỉ xuất hiện cục bộ, lượng ít, sau đó nắng nóng trở lại thì sự oi bức, ngột ngạt còn dữ dội hơn.
Bên cạnh đó, bà Lan nhận định do năm nay ảnh hưởng của hiện tượng El Nino nên khô hạn hơn, mùa mưa đến trễ hơn và cho rằng nơi nào vào mùa mưa trong tuần phải xuất hiện 3-4 ngày mưa, có nơi phải 5 ngày mưa. Mưa liên tục như vậy mới có khả năng làm thời tiết dịu mát.
Hiện với sự xuất hiện của gió tây nam ở tầng thấp (tác nhân gây mưa ở Nam bộ) được dự báo tiếp tục phát triển lên tầng cao trong tuần tới, khi đó nhiều tỉnh thành Nam bộ sẽ có mưa nhiều hơn.
Bệnh khổ, nằm viện cũng khổ
Tại TP HCM, ghi nhận tại khoa hô hấp và khoa tiêu hóa của Bệnh viện Nhi Đồng 1 cho thấy có nhiều trẻ nhập viện điều trị nội trú phải nằm ghép 3-4 bé/giường bệnh, nhiều phụ huynh còn bế con ra nằm ngoài hành lang.
Một số phụ huynh chăm con mệt mỏi đã nằm xuống nền gạch hoặc gầm giường bệnh nghỉ ngơi. Chị Nguyễn Thị Lan (Long An) vừa quạt cho con trên giường bệnh vừa nói: “Mấy ngày rồi nắng như đổ lửa khiến thằng bé ho, viêm họng, uống thuốc ở quê hoài không hết nên phải lên đây nhập viện”.
Còn một người cha đi chăm con bệnh đang nằm tại khoa hô hấp là anh Quân (Bình Chánh, TP HCM) than thở: “Trời nắng nóng quá phải ra hành lang ngồi quạt, lau mát cho con, chứ nằm trong phòng bệnh đông quá nó cứ khóc hoài”.
Tại Bệnh viện Tai mũi họng TP HCM, theo bác sĩ Nguyễn Thanh Vinh - trưởng phòng kế hoạch tổng hợp bệnh viện, gần đây số người mắc bệnh viêm mũi, xoang đến khám bệnh tăng hơn.
Trong khi đó tại Hà Nội, PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, trưởng khoa nhi Bệnh viện Bạch Mai, cho hay nắng nóng khiến bệnh nhi đến khám tăng 10% so với bình thường. “Bình thường chúng tôi nhận khám 200-220 trẻ/ngày, nhưng hai ngày đầu tuần có đến 300-310 trẻ vào viện khám/ngày, lượng trẻ nhập viện điều trị nội trú tăng lên” - PGS Dũng cho biết.
Bác sĩ Trương Thúy Vinh, trưởng khoa khám bệnh Bệnh viện Nhi T.Ư, cũng nhận xét bệnh do nắng nóng là nhóm bệnh nổi bật nhất những ngày qua, nhất là “bệnh điều hòa” (viêm phổi, viêm phế quản do nóng lạnh đột ngột), ngộ độc thực phẩm...
Để phòng bệnh
Các bác sĩ lưu ý nắng nóng sẽ khiến cơ thể mất nước, ăn uống không ngon miệng, sức đề kháng giảm, dễ mắc các bệnh hô hấp, tai mũi họng. Khi thời tiết quá nắng nóng, oi bức, nhiều người giải nhiệt bằng cách ngâm mình dưới hồ bơi mà nước hồ bơi lại dễ làm người mắc bệnh viêm mũi, viêm xoang tái phát bệnh.
Bên cạnh đó, xu hướng thích ăn, uống thực phẩm lạnh trong những ngày nắng nóng cũng ảnh hưởng đến niêm mạc họng, làm trẻ em và cả người lớn dễ viêm họng. Muốn giữ niêm mạc mũi họng không bị khô, phòng các bệnh về mũi, họng, bác sĩ Thanh Vinh tư vấn nên uống đầy đủ nước, ăn các loại thức ăn dễ tiêu, chia thành nhiều bữa.
Đặc biệt lưu ý vấn đề sử dụng máy lạnh. Nên bật máy lạnh ở nhiệt độ thích hợp (26-27 độ C), không nên để nhiệt độ quá thấp và suốt ngày ở trong phòng máy lạnh vì đây là môi trường kín, dễ ẩm mốc, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển, gây ra các bệnh về đường hô hấp và tai mũi họng.
Ban đêm ngủ cần giữ ấm phần ngực và cổ. Còn bà Trương Thúy Vinh khuyến cáo: “Trẻ thành thị ở nhà hay đi học cũng có thể trong môi trường có máy điều hòa. Tuy nhiên, nhiệt độ chênh lệch giữa phòng và ngoài trời tốt nhất chỉ nên ở mức 6-8 độ C, còn chênh lệch cao hơn như trong phòng 25 độ C mà ngoài trời 40 độ C thì trẻ dễ mắc viêm đường hô hấp, từ viêm họng chuyển sang viêm phế quản, viêm phổi rất nhanh”.
Bác sĩ Trần Thị Thu Loan, trưởng khoa hô hấp Bệnh viện Nhi Đồng 2 TP HCM, cũng lưu ý các bậc cha mẹ không nên cho trẻ tắm nhiều lần trong ngày. Nắng nóng làm trẻ dễ bị mất nước, muối và nhiều chất khác, do vậy cần cho trẻ uống nhiều nước dừa và các loại nước trái cây...
Mua nước trái cây giải nhiệt
Nắng nóng gay gắt khiến nhiều người dân TP HCM ồ ạt đi mua đồ giải khát hoặc tìm chỗ tránh nóng ở các quán nước, cà phê.
Ngược lại, nhu cầu mua các loại trái cây giải nhiệt lại không mạnh. Tại một đoạn đường Pasteur (Q.3), hơn 15g hàng dài người xếp hàng rồng rắn đợi uống dừa tắc, dừa thơm với mức giá 12.000 đồng/ly.
Tương tự, hàng loạt con đường lớn như Nguyễn Trãi (Q.5), Lê Văn Sỹ (Q.3) các loại nước giải nhiệt như nước ép, sinh tố hay trái cây tô, đĩa với mức giá dao động 15-25.000 đồng rất đông khách.
Trong khi đó, dù lượng hàng dồi dào nhưng nhiều trái cây đang ế ẩm, rớt giá, nguyên nhân chủ yếu do lượng hàng dư thừa quá nhiều.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Vì sao Bệnh viện Chợ Rẫy, Từ Dũ "thoát" bị xử phạt vi phạm môi trường?
- AstraZeneca thừa nhận vaccine Covid-19 của hãng gây đông máu
- Thói quen của nhiều người Việt trong buổi tối làm tăng nguy cơ ung thư
- Nắng nóng cháy da, làm sao để hồi phục?
- Bạn có chắc sản phẩm Fucoidan Okinawa đang dùng là sản phẩm chính hãng?
- Lễ dâng hương và an tượng Y tổ Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác nhân kỷ niệm Ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/2.
- Lá ổi chứa chất chống ung thư
- Công dụng chữa bệnh của lá ổi có thể bạn chưa biết
- Ăn ổi, đừng bỏ phí vỏ, thậm chí lá vì công dụng kỳ diệu này
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn?
(Tin Môi Trường) - Chế độ ăn tốt giúp sống lâu và khỏe mạnh là chế độ ăn bao gồm nhiều trái cây, các loại hạt và các loại đậu, rau, ngũ cốc nguyên hạt.
Thông nước: Cây Di sản làm thuốc
(Tin Môi Trường) - Thông nước hay Thủy tùng, gọi như vậy vì cây này gần giống cây Thông, nhưng mọc ở dưới nước hay ven nước, tên khoa học là Glyptostrobus pensilis (Staunt.) K. Koch, họ Bụt mọc (Taxodiaceae).
"Kết hợp chết người" nếu dùng Viagra và thứ này cùng lúc
(Tin Môi Trường) - Viagra và một số thuốc trị rối loạn cương dương cùng thành phần có thể gây nguy hiểm khi kết hợp với một loại thuốc dùng trong bệnh động mạch vành.