Dân kêu trời vì muỗi bu đen nhà
(09:38:53 AM 24/01/2015)
Sau 5 phút dùng bình xịt muỗi trong nhà, ông Bình gom được một nắm xác muỗi Sau 5 phút dùng bình xịt muỗi trong nhà, ông Bình gom được một nắm xác muỗi - Ảnh: Lam Ngọc
Sáng 22.1, tại nhà ông Phan Thanh Bình, từ phòng khách, phòng ngủ, đến nhà vệ sinh, xác muỗi khắp sàn nhà, nhất là khu vực bếp, bồn rửa chén, ống đựng gia vị nấu ăn muỗi bu dày đặc. Đưa đôi chân dày nốt muỗi đốt, bà Nguyễn Thị Bích Trang, vợ ông Bình, than: “Hơn một tháng nay gia đình tôi phải sống chung với muỗi. Đứng nấu ăn nhưng tôi phải rung chân liên tục để xua muỗi. Làm việc trên máy tính thì một tay tôi gõ bàn phím, tay kia cầm vợt điện quất muỗi, 2 - 3 phút phải đổi tư thế một lần để không bị muỗi chích!”. Theo bà Trang, chỉ hơn 1 tháng nay mà bà phải dùng mấy chục bình xịt muỗi, cứ 3 ngày dùng hết 1 bình (hơn 50.000 đồng/bình), vừa tốn tiền vừa nồng nặc mùi hôi khó chịu.
Ông Nguyễn Văn Thành, chủ quán cà phê đầu rạch Môn, nói như mếu: “Quán bị ế cả tháng nay cũng chỉ vì muỗi. Khách vào chưa kịp gọi nước đã bỏ đi vì bị muỗi tấn công”.
Theo người dân địa phương, từ 5 giờ chiều muỗi càng nhiều hơn, các cháu nhỏ phải sinh hoạt, học bài trong mùng. Tối đến ngồi xem ti vi chịu không thấu bởi muỗi cắn; quần áo phơi muỗi cũng bu đầy; có gia đình phải gửi con ở nhờ nhà người thân nơi khác để tránh muỗi. Thời tiết đang lạnh nhưng mọi người vẫn phải bật quạt suốt ngày để đuổi muỗi.
Theo ông Trần Minh Tú, Chủ tịch UBND P.Hiệp Bình Chánh, tình trạng muỗi nhiều kéo dài ở khu vực rạch Môn là do ảnh hưởng từ dự án ngăn lũ sông Sài Gòn, làm ứ đọng dòng chảy, phát sinh muỗi. Dự án thi công ngày 3.12.2013, dự kiến đến 15.12.2014 xong, nhưng đến nay vẫn chưa xong. Dự kiến ngày 15.2 rạch Môn mới được thông nước.
Bác sĩ Nguyễn Thị Thu Hằng, Phó giám đốc Trung tâm y tế dự phòng Q.Thủ Đức, cho biết trung tâm đã phối hợp P.Hiệp Bình Chánh phun xịt hóa chất diệt muỗi nhiều lần, cuối tuần này tiếp tục phun xịt. Tuy nhiên, phải đợi đến tháng 2 tới, công trình đang thi công ở khu vực này được khơi thông thì mới giải quyết được tình trạng muỗi.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Vì sao Bệnh viện Chợ Rẫy, Từ Dũ "thoát" bị xử phạt vi phạm môi trường?
- AstraZeneca thừa nhận vaccine Covid-19 của hãng gây đông máu
- Thói quen của nhiều người Việt trong buổi tối làm tăng nguy cơ ung thư
- Nắng nóng cháy da, làm sao để hồi phục?
- Bạn có chắc sản phẩm Fucoidan Okinawa đang dùng là sản phẩm chính hãng?
- Lễ dâng hương và an tượng Y tổ Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác nhân kỷ niệm Ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/2.
- Lá ổi chứa chất chống ung thư
- Công dụng chữa bệnh của lá ổi có thể bạn chưa biết
- Ăn ổi, đừng bỏ phí vỏ, thậm chí lá vì công dụng kỳ diệu này
Bài viết mới:
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
- Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không? (26/10/2024)
Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn?
(Tin Môi Trường) - Chế độ ăn tốt giúp sống lâu và khỏe mạnh là chế độ ăn bao gồm nhiều trái cây, các loại hạt và các loại đậu, rau, ngũ cốc nguyên hạt.
Thông nước: Cây Di sản làm thuốc
(Tin Môi Trường) - Thông nước hay Thủy tùng, gọi như vậy vì cây này gần giống cây Thông, nhưng mọc ở dưới nước hay ven nước, tên khoa học là Glyptostrobus pensilis (Staunt.) K. Koch, họ Bụt mọc (Taxodiaceae).
"Kết hợp chết người" nếu dùng Viagra và thứ này cùng lúc
(Tin Môi Trường) - Viagra và một số thuốc trị rối loạn cương dương cùng thành phần có thể gây nguy hiểm khi kết hợp với một loại thuốc dùng trong bệnh động mạch vành.