»

Thứ tư, 30/10/2024, 06:20:21 AM (GMT+7)

"Đặc sản" chết người

(11:57:34 AM 17/02/2020)
(Tin Môi Trường) - Theo Cục ATTP (Bộ Y tế), độc tố cá nóc có tính bền vững cao. Nếu đun sôi ở 1000C trong 6 giờ, độc tố mới giảm một nửa; đun sôi ở 2000C trong 10 phút, độc tố mới bị phá hủy hoàn toàn.

[-]độc[-]tố[-]cá[-]nóc[-]có[-]tính[-]bền[-]vững[-]cao.

Sam biển là món ăn khoái khẩu của dân biển miền Tây nhưng rất giống con so cực độc nên nhiều người hay nhầm lẫn, dẫn đến nguy kịch tính mạng -Ảnh: Trần Thanh Phong

 
Như vậy, nếu chỉ đun nấu thông thường, ngộ độc cá nóc vẫn có thể xảy ra, do độc tố chưa bị phá hủy hết. Khi phơi khô, chế biến thông thường, độc tố chưa bị phá hủy nên vẫn gây ngộ độc.
 
Độc tố cá nóc rất độc, chỉ cần 4 mg thịt cá có độc tố đã giết chết 1 con thỏ 1 kg. Với người, chỉ cần ăn 10 gr thịt cá nóc có độc tố là bị ngộ độc và chỉ 1 - 2 mg độc tố cá đã có thể gây chết người.
 
1 - 2 mg chất độc trong so biển đủ giết 1 người
 
Với so biển, Cục ATTP cũng khuyến cáo chất tetrodotoxin trong loài so biển là cực độc. Những vụ ngộ độc thức ăn do tetrodotoxin thường rất nặng, bởi chất này tác động lên thần kinh trung ương, gây tê liệt cơ thể, ngừng tuần hoàn, hô hấp, dẫn đến tử vong nhanh chóng. Điều cần chú ý là chất độc này không bị nhiệt phá hủy, nó chịu được nhiệt độ cao, dù có đun sôi, phơi khô hay sấy khô, chất độc vẫn tồn tại. Do đó, thức ăn được đun nấu chín, nướng chín hay phơi đều không hết độc.
 
Liều tử vong đối với người rất thấp, chỉ 1 - 2 mg. Nguyên nhân tử vong do liệt cơ hô hấp và hạ huyết áp. Để đề phòng ngộ độc, tuyệt đối không được ăn so biển.
 
Suy gan, thận vì nuốt mật cá, mật rắn...
 
Trung tâm chống độc BV Bạch Mai (Hà Nội) vừa có các khuyến cáo về ngộ độc do nuốt mật (cá trắm, mật lợn, mật rắn...) để bồi bổ. Theo TS Nguyễn Kim Sơn, nguyên Giám đốc Trung tâm chống độc BV Bạch Mai, việc nuốt mật với mục đích giúp cho tiêu hóa nhưng là cho vật, chứ không dành cho người, vì bản thân người cũng đã có mật và dịch mật chỉ với lượng rất nhỏ cho tiêu hóa. Tiếp nhận lượng lớn và lạ vào cơ thể từ mật cá, lợn, rắn sẽ gây độc cho cơ thể. Nhiều trường hợp suy gan, suy thận do nuốt mật để bồi bổ.
 
Nguy cơ ngộ độc thịt
 
Cục ATTP cũng lưu ý về bệnh ngộ độc thịt. Nguyên do vi khuẩn gây ngộ độc là clostridium botulinum, tồn tại trong đất, phân động vật, ruột cá, từ đó thâm nhập vào thực phẩm. Ở điều kiện thuận lợi trong thức ăn, vi khuẩn này tiết ra loại độc tố botulotoxin có độc tính rất cao. Độc tố này dễ bị phá hủy khi đun sôi trong 10 - 30 phút, nhưng rất bền vững với men tiêu hóa.
 
Thức ăn thường gây ngộ độc là những loại có điều kiện tốt cho vi khuẩn kỵ khí phát triển, như đồ hộp, đùi lợn xông khói. Biểu hiện ngộ độc chủ yếu là liệt thần kinh do tổn thương thần kinh trung ương và hành tủy. Sớm nhất là liệt mắt, liệt cơ mắt, liệt vòm họng, lưỡi, hầu (mất tiếng, mất phản xạ nuốt), liệt dạ dày...
T.N
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: "Đặc sản" chết người

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
CPECO VACNE
 Vinamilk trao tặng gần 20.000 hộp sữa cho trẻ em nhân ngày hội tựu trường

Vinamilk trao tặng gần 20.000 hộp sữa cho trẻ em nhân ngày hội tựu trường

(Tin Môi Trường) - Trong không khí “Ngày hội toàn dân đưa trẻ đến trường” – 5/9/2024, Công ty CP Sữa Việt Nam (Vinamilk) đã phối hợp với Quỹ Bảo trợ Trẻ em Việt Nam (Quỹ BTTEVN) tổ chức trao tặng gần 200.000 hộp sữa tươi đến với các em học sinh theo kế hoạch năm 2024 của chương trình Quỹ sữa Vươn cao Việt Nam. Dịp này, một buổi lễ khai giảng đặc biệt đã được tổ chức cho các học sinh tại huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre như một món quà ý nghĩa đón các em đến trường đầu năm học mới.

Tin Môi Trường
 Thông nước: Cây Di sản làm thuốc

Thông nước: Cây Di sản làm thuốc

(Tin Môi Trường) - Thông nước hay Thủy tùng, gọi như vậy vì cây này gần giống cây Thông, nhưng mọc ở dưới nước hay ven nước, tên khoa học là Glyptostrobus pensilis (Staunt.) K. Koch, họ Bụt mọc (Taxodiaceae).

VACNE 30 năm
 "Kết hợp chết người" nếu dùng Viagra và thứ này cùng lúc

"Kết hợp chết người" nếu dùng Viagra và thứ này cùng lúc

(Tin Môi Trường) - Viagra và một số thuốc trị rối loạn cương dương cùng thành phần có thể gây nguy hiểm khi kết hợp với một loại thuốc dùng trong bệnh động mạch vành.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI