Có thể dự báo thời tiết qua các cơn đau khớp?
(10:09:26 AM 08/07/2012)(Tin Môi Trường) - Một số người có thể đoán trước được cơn mưa sắp ập đến dù không xem dự báo thời tiết hay nhìn trời. Đài khí tượng của họ chính là các cơn đau khớp.
Đau hơn vào những ngày mưa
Theo TS William F.Harvey, chuyên khoa khớp tại Trung tâm Y tế Tuft (Mỹ), phần lớn bệnh nhân của ông cho biết cơn đau của họ thường nhức nhối hơn vào ngày mưa hoặc khi trời trở lạnh.
Còn theo TS Greg Deirmengian, chuyên gia chỉnh hình tại Viện Nghiên cứu Rothman, Bệnh viện Đại học Jefferson (Mỹ): "Ngày càng nhiều bằng chứng cho thấy sự thay đổi của thời tiết tác động tới vùng khớp của người bệnh". Mặc dù một số bệnh nhân bị gãy xương cũng phàn nàn về các cơn đau theo thời tiết, tuy nhiên Deirmengian cho rằng, những cơn đau này thực chất xuất phát từ vùng khớp gần kề bị viêm.
Nỗ lực nghiên cứu mối liên hệ giữa thay đổi thời tiết và mức độ đau do viêm khớp đã đạt được những thành tựu khác nhau. Nghiên cứu của Đại học Tuft xuất bản trên Chuyên san American Journal of Medicine năm 2007 đã khảo sát mối quan hệ giữa áp suất khí quyển và các cơn đau khớp. Trong đó, TS Timothy McAlindon, tác giả nghiên cứu, đã gọi điện và yêu cầu các bệnh nhân mắc chứng viêm xương khớp ở đầu gối mô tả chi tiết cơn đau của mình và cách họ vượt qua nó. Đồng thời, ông cũng ghi lại chi tiết đặc điểm thời tiết vào từng ngày gọi điện cho các bệnh nhân, sau đó đem so sánh với thông tin vừa nhận được.
Kết quả cho thấy, các bệnh nhân thường cảm thấy khó chịu hơn vào những ngày áp suất khí quyển và nhiệt độ môi trường xung quanh thay đổi, kéo theo mưa.
Vấn đề thể chất và tâm lý
Tuy nhiên, nguyên nhân cụ thể của hiện tượng này vẫn là một câu đố lớn với các bác sĩ. Đã có một vài giả thuyết được đưa ra. Phần lớn các chuyên gia tin rằng các cơn đau khớp vào ngày mưa bão xuất phát từ phần áp lực tăng thêm mà cơ thể phải chịu đựng từ sự thay đổi của áp suất khí quyển.
Các khớp bị viêm thường thiếu phần sụn để đệm, thay vào đó là lớp dịch nhầy bao quanh. Bởi vậy, chúng cảm nhận được sự thay đổi áp suất khí quyển mạnh mẽ hơn những khớp khoẻ mạnh. Trong trường hợp này, do chịu nhiều áp lực hơn nên các khớp bị viêm thường gây cảm giác đau hơn. Một số nghiên cứu tiến hành trên các thợ lặn bị viêm khớp cho thấy áp lực cao hơn làm tăng cảm giác đau.
Theo TS William F.Harvey, hoạt động của các mạch máu vào thời tiết lạnh cũng góp phần làm tăng cảm giác đau. Các mạch máu giãn nở khiến các khối cơ, khớp căng ra và cứng lại, khiến cơn đau nhức nhối hơn. Ngoài ra, nhiệt độ thấp cũng khiến chất dịch dùng để bôi trơn các khớp kém nhớt, ngăn chúng hoạt động một cách thoải mái, trơn tru.
Bên cạnh đó, theo TS Greg Deirmengian, một vấn đề khác nằm ở các dây thần kinh trong vùng khớp giữ chức năng hỗ trợ chuyển động của các khớp. Các dây thần kinh ở vùng khớp bị viêm thường nhạy cảm hơn. Khi áp suất bên ngoài thay đổi, chúng sẽ rung mạnh hơn.
Một số giả thuyết khác cho rằng, tâm lý của người bệnh vào những ngày thời tiết thay đổi cũng ảnh hưởng đến cơn đau. Theo đó, người ta thường có tâm trạng chán nản hơn vào những ngày mưa và điều này ảnh hưởng đến khả năng chịu đau của họ. Theo TS James N. Weisberg, chuyên gia điều trị các cơn đau bằng liệu pháp tâm lý tại Georgia (Mỹ), điều này không có nghĩa là cơn đau không tồn tại hoặc cảm giác đau không tăng lên. Chẳng hạn như vào ngày buồn chán, người ta thường muốn nằm trên giường lâu hơn, điều này khiến các khớp xương cứng hơn.
Dù vẫn còn nhiều tranh cãi nhưng các nhà khoa học đều đồng tình rằng ảnh hưởng của thời tiết tới các cơn đau khớp là không quá lớn. Bệnh nhân viêm khớp nếu thấy khó chịu hơn vào những ngày thời tiết thay đổi nên thử các phương pháp điều trị tại nhà như uống thuốc chống viêm, chườm nóng hoặc lạnh.
Theo TS William F.Harvey, chuyên khoa khớp tại Trung tâm Y tế Tuft (Mỹ), phần lớn bệnh nhân của ông cho biết cơn đau của họ thường nhức nhối hơn vào ngày mưa hoặc khi trời trở lạnh.
Còn theo TS Greg Deirmengian, chuyên gia chỉnh hình tại Viện Nghiên cứu Rothman, Bệnh viện Đại học Jefferson (Mỹ): "Ngày càng nhiều bằng chứng cho thấy sự thay đổi của thời tiết tác động tới vùng khớp của người bệnh". Mặc dù một số bệnh nhân bị gãy xương cũng phàn nàn về các cơn đau theo thời tiết, tuy nhiên Deirmengian cho rằng, những cơn đau này thực chất xuất phát từ vùng khớp gần kề bị viêm.
Nỗ lực nghiên cứu mối liên hệ giữa thay đổi thời tiết và mức độ đau do viêm khớp đã đạt được những thành tựu khác nhau. Nghiên cứu của Đại học Tuft xuất bản trên Chuyên san American Journal of Medicine năm 2007 đã khảo sát mối quan hệ giữa áp suất khí quyển và các cơn đau khớp. Trong đó, TS Timothy McAlindon, tác giả nghiên cứu, đã gọi điện và yêu cầu các bệnh nhân mắc chứng viêm xương khớp ở đầu gối mô tả chi tiết cơn đau của mình và cách họ vượt qua nó. Đồng thời, ông cũng ghi lại chi tiết đặc điểm thời tiết vào từng ngày gọi điện cho các bệnh nhân, sau đó đem so sánh với thông tin vừa nhận được.
Kết quả cho thấy, các bệnh nhân thường cảm thấy khó chịu hơn vào những ngày áp suất khí quyển và nhiệt độ môi trường xung quanh thay đổi, kéo theo mưa.
Ảnh hưởng của thời tiết tới các cơn đau khớp là không quá lớn. |
Vấn đề thể chất và tâm lý
Tuy nhiên, nguyên nhân cụ thể của hiện tượng này vẫn là một câu đố lớn với các bác sĩ. Đã có một vài giả thuyết được đưa ra. Phần lớn các chuyên gia tin rằng các cơn đau khớp vào ngày mưa bão xuất phát từ phần áp lực tăng thêm mà cơ thể phải chịu đựng từ sự thay đổi của áp suất khí quyển.
Các khớp bị viêm thường thiếu phần sụn để đệm, thay vào đó là lớp dịch nhầy bao quanh. Bởi vậy, chúng cảm nhận được sự thay đổi áp suất khí quyển mạnh mẽ hơn những khớp khoẻ mạnh. Trong trường hợp này, do chịu nhiều áp lực hơn nên các khớp bị viêm thường gây cảm giác đau hơn. Một số nghiên cứu tiến hành trên các thợ lặn bị viêm khớp cho thấy áp lực cao hơn làm tăng cảm giác đau.
Theo TS William F.Harvey, hoạt động của các mạch máu vào thời tiết lạnh cũng góp phần làm tăng cảm giác đau. Các mạch máu giãn nở khiến các khối cơ, khớp căng ra và cứng lại, khiến cơn đau nhức nhối hơn. Ngoài ra, nhiệt độ thấp cũng khiến chất dịch dùng để bôi trơn các khớp kém nhớt, ngăn chúng hoạt động một cách thoải mái, trơn tru.
Bên cạnh đó, theo TS Greg Deirmengian, một vấn đề khác nằm ở các dây thần kinh trong vùng khớp giữ chức năng hỗ trợ chuyển động của các khớp. Các dây thần kinh ở vùng khớp bị viêm thường nhạy cảm hơn. Khi áp suất bên ngoài thay đổi, chúng sẽ rung mạnh hơn.
Một số giả thuyết khác cho rằng, tâm lý của người bệnh vào những ngày thời tiết thay đổi cũng ảnh hưởng đến cơn đau. Theo đó, người ta thường có tâm trạng chán nản hơn vào những ngày mưa và điều này ảnh hưởng đến khả năng chịu đau của họ. Theo TS James N. Weisberg, chuyên gia điều trị các cơn đau bằng liệu pháp tâm lý tại Georgia (Mỹ), điều này không có nghĩa là cơn đau không tồn tại hoặc cảm giác đau không tăng lên. Chẳng hạn như vào ngày buồn chán, người ta thường muốn nằm trên giường lâu hơn, điều này khiến các khớp xương cứng hơn.
Dù vẫn còn nhiều tranh cãi nhưng các nhà khoa học đều đồng tình rằng ảnh hưởng của thời tiết tới các cơn đau khớp là không quá lớn. Bệnh nhân viêm khớp nếu thấy khó chịu hơn vào những ngày thời tiết thay đổi nên thử các phương pháp điều trị tại nhà như uống thuốc chống viêm, chườm nóng hoặc lạnh.
Thu Thương/ kiến thức (Theo MSNBC, Webmd)
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Vì sao Bệnh viện Chợ Rẫy, Từ Dũ "thoát" bị xử phạt vi phạm môi trường?
- AstraZeneca thừa nhận vaccine Covid-19 của hãng gây đông máu
- Thói quen của nhiều người Việt trong buổi tối làm tăng nguy cơ ung thư
- Nắng nóng cháy da, làm sao để hồi phục?
- Bạn có chắc sản phẩm Fucoidan Okinawa đang dùng là sản phẩm chính hãng?
- Lễ dâng hương và an tượng Y tổ Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác nhân kỷ niệm Ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/2.
- Lá ổi chứa chất chống ung thư
- Công dụng chữa bệnh của lá ổi có thể bạn chưa biết
- Ăn ổi, đừng bỏ phí vỏ, thậm chí lá vì công dụng kỳ diệu này
Bài viết mới:
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
- Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không? (26/10/2024)
Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn?
(Tin Môi Trường) - Chế độ ăn tốt giúp sống lâu và khỏe mạnh là chế độ ăn bao gồm nhiều trái cây, các loại hạt và các loại đậu, rau, ngũ cốc nguyên hạt.
Thông nước: Cây Di sản làm thuốc
(Tin Môi Trường) - Thông nước hay Thủy tùng, gọi như vậy vì cây này gần giống cây Thông, nhưng mọc ở dưới nước hay ven nước, tên khoa học là Glyptostrobus pensilis (Staunt.) K. Koch, họ Bụt mọc (Taxodiaceae).
"Kết hợp chết người" nếu dùng Viagra và thứ này cùng lúc
(Tin Môi Trường) - Viagra và một số thuốc trị rối loạn cương dương cùng thành phần có thể gây nguy hiểm khi kết hợp với một loại thuốc dùng trong bệnh động mạch vành.