Có thể bị bục dạ dày, vỡ mạch máu vì uống mật gấu
(09:05:40 AM 21/01/2013)Dùng mật gấu bồi bổ, chữa bệnh đang ngày càng được nhiều người tin dùng. Người già thì dùng nó với mong muốn có một sức khỏe dẻo dai, còn người trẻ uống rượu mật gấu vì rỉ tai nhau rất “bổ thận tráng dương”.
Anh Hùng( Hà Đông, HN) hí hửng vì vừa được bạn tặng 5cc mật gấu “Nghe nói uống mật gấu có thể giúp tráng dương, nhà không có điều kiện nên tôi không dám mua dùng, may có anh bạn quý vừa tặng cho 1 ít, tôi cho ngay vào ngâm rượu để uống, phải cho vợ biết thế nào gọi là “hổ gầm trên giường…”.
Nhiều người lầm tưởng uống mật gấu có thể chữa được bách bệnh |
Hùng to cao, công tác tại một công ty du lịch. Bà xã chê anh "yếu như sên". Thế là, nghe ai nói ở đâu có cao hổ, sừng tê, hoặc các loại biệt dược chính hãng, anh lại tầm bằng được. Có lần, để kiếm một miếng cao hổ bằng ngón tay, anh mất hơn hai tháng lương và vay thêm một khoản lớn nữa. Biệt hiệu Hùng biệt dược có từ đấy.
Tháng trước, Hùng nghe bạn mách trên Hòa Bình có trại gấu chuyên bán mật xịn. Sẵn có món tiền thưởng nhân viên xuất sắc của năm, Hoàng tức tốc lên đường và vác vài trăm xê xê để dùng dần. Chưa bao giờ mật gấu rẻ như bây giờ, chỉ 20.000 - 40.000 đồng/cc, trong khi, cách đây dăm năm đổ về trước, giá không dưới 150.000 đồng/cc. Hùng pha vào một lít rượu tốt, cứ mỗi tối đem ra uống một chén lớn.
“ Tôi bớt lại 1 nửa số mật đã mua, đem về cho “ông cụ” ở quê dùng, ông bị ung thư gan. Nghe nói mật gấu có thể chữa được cả bệnh ung thư, đem về cho cụ dùng biết đâu có phép lạ…” Hùng vui vẻ nói
Nguy cơ suy thận, suy gan, bục dạ dày
Từ việc dùng mật gấu xoa bóp các vết bầm ngoài da, xu hướng sử dụng mật gấu để uống ngày càng tăng trong cộng đồng, đặc biệt là với phái mạnh. Tuy nhiên, việc uống mật gấu tốt hay xấu và tốt đến đâu vẫn chỉ là những kinh nghiệm truyền miệng, chưa có một công trình nghiên cứu khoa học hay những cuộc thử nghiệm nào đưa ra kết luận chính xác với những thông số cụ thể.
Trên thực tế đã từng xảy ra một số trường hợp tử vong vì suy thận, suy gan do uống quá nhiều rượu pha với mật gấu. Một số kết luận của Đông y cho rằng, mật gấu rất nóng và độc. Việc lạm dụng mật gấu với mong muốn được “bổ thận tráng dương”, phát huy “bản lĩnh đàn ông”, có thể sẽ dẫn đến nguy cơ các tế bào gan và thận bị phá hủy, gây ra suy gan, suy thận.
Cũng như mật của tất cả các loại động vật khác, mật gấu chứa độc tố mà cơ thể của mỗi người có thể có những phản ứng nhất định, thậm chí sẽ dẫn đến những hậu quả khó lường.
Khoa chống độc Bệnh viện Bạch Mai thường xuyên phải cấp cứu những bệnh nhân ngộ độc do uống mật động vật |
Bs Nguyễn Xuân Hướng, Chủ tịch Hội Đông y khẳng định: "Mật gấu rất nóng và độc. Gấu ăn hàng yến thịt sống mà vẫn tiêu hoá được trong khi con người không ăn được thịt sống, dù chỉ là một miếng cỏn con. Hay gấu uống được hàng lít mật ong, trong khi con người không thể làm được điều đó. Đó là nhờ mật con gấu tiêu hoá tốt. Còn con người, nếu uống mật gấu vào, sẽ bị phá tế bào gan và thận, gây suy gan, suy thận dẫn tới tử vong".
Theo các bác sĩ Đông y thì: Mật gấu làm tan huyết, làm cho các mạch máu lưu thông mạnh. Người ta thường dùng mật gấu để xoa bóp những vết thương sau khi ngã xe, tụ máu... Còn nếu uống vào, mật gấu sẽ làm cho máu lưu thông nhanh, gây vỡ các mạch máu, chảy máu dạ dày, bục dạ dày và tử vong. Có người còn bị sung huyết khắp nơi vì vỡ các mạch máu, phù nề toàn thân. Và chắc chắn là Đông y không hề có tài liệu nói mật gấu tốt cho chuyện ấy.
Tiến sỹ y học Phạm Duệ - Giám đốc Trung tâm chống độc, bệnh viện Bạch Mai cho biết: mật động vật nào cũng chứa a-xít, mà a-xít này rất độc nếu ở liều cao, đậm đặc. Trong quá trình hoạt động, mật chỉ tiết ra một lượng nhỏ vừa đủ giúp tiêu hóa thức ăn. Vì vậy, nếu đưa một lượng mật - dù của loại động vật nào - vào cơ thể cao hơn mức bình thường đều sẽ gây ngộ độc.
Trong cơ thể chúng ta cũng có mật, thông thường mật này đã đủ để đảm đương cho hoạt động tiêu hóa thức ăn hằng ngày. Do đó có thể nói đưa thêm lượng mật bên ngoài vào là không cần thiết. Nói một cách đơn giản, thức ăn của chúng ta và động vật khác nhau, thành phần mật cũng khác nhau, phù hợp với từng cá thể. Không chỉ vậy, mật người còn có khi viêm nhiễm thì mật động vật cũng thế. Khi chúng ta uống phải mật bị bệnh của động vật bị bệnh chính là chúng ta đã đưa mầm bệnh, vi khuẩn vào cơ thể.
Ngay cả khi bình thường, trong cơ thể động vật, mật thường thông với ruột, do đó không tránh được tình trạng vi khuẩn trong phân từ ruột đi lên mật. Khi con vật đó bị bệnh thương hàn thì mật đó cũng có thể chứa vi khuẩn thương hàn. “Nếu không may chúng ta “tẩm bổ” đúng phải túi mật chứa vi khuẩn thì nguy cơ mắc bệnh là khó tránh khỏi. Và cũng nên biết thêm rằng, chưa hề có tài liệu khoa học nào cho thấy tác dụng của việc uống mật động vật như cá trắm, mật gấu, bò tót... là có lợi cho sức khỏe. Còn những tác hại do nuốt các loại mật đó thì chúng tôi đã gặp rất nhiều”, TS-BS Phạm Duệ khuyến cáo.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Vì sao Bệnh viện Chợ Rẫy, Từ Dũ "thoát" bị xử phạt vi phạm môi trường?
- AstraZeneca thừa nhận vaccine Covid-19 của hãng gây đông máu
- Thói quen của nhiều người Việt trong buổi tối làm tăng nguy cơ ung thư
- Nắng nóng cháy da, làm sao để hồi phục?
- Bạn có chắc sản phẩm Fucoidan Okinawa đang dùng là sản phẩm chính hãng?
- Lễ dâng hương và an tượng Y tổ Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác nhân kỷ niệm Ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/2.
- Lá ổi chứa chất chống ung thư
- Công dụng chữa bệnh của lá ổi có thể bạn chưa biết
- Ăn ổi, đừng bỏ phí vỏ, thậm chí lá vì công dụng kỳ diệu này
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn?
(Tin Môi Trường) - Chế độ ăn tốt giúp sống lâu và khỏe mạnh là chế độ ăn bao gồm nhiều trái cây, các loại hạt và các loại đậu, rau, ngũ cốc nguyên hạt.
Thông nước: Cây Di sản làm thuốc
(Tin Môi Trường) - Thông nước hay Thủy tùng, gọi như vậy vì cây này gần giống cây Thông, nhưng mọc ở dưới nước hay ven nước, tên khoa học là Glyptostrobus pensilis (Staunt.) K. Koch, họ Bụt mọc (Taxodiaceae).
"Kết hợp chết người" nếu dùng Viagra và thứ này cùng lúc
(Tin Môi Trường) - Viagra và một số thuốc trị rối loạn cương dương cùng thành phần có thể gây nguy hiểm khi kết hợp với một loại thuốc dùng trong bệnh động mạch vành.