»

Thứ sáu, 22/11/2024, 19:51:56 PM (GMT+7)

Có hay không “Cơn sốt mùa Xuân”?

(16:13:15 PM 27/01/2012)
(Tin Môi Trường) - (Tinmoitruong.vn)- Cơn sốt mùa Xuân thường xuất hiện với những dấu hiệu đặc trưng: Khó ngủ hoặc mất ngủ, thần kinh hưng phấn, sinh lực tràn trề, ăn uống không ngon miệng và những khao khát dâng trào
“Spring fever”: Cơn sốt mùa Xuân, hay cơn sốt của tình yêu?
“Spring fever”, tạm dịch là cơn sốt mùa Xuân, là một thuật ngữ xuất hiện khá nhiều trong văn chương, âm nhạc, điện ảnh... và đôi khi được hiểu theo nghĩa không giống nhau. Trong bài hát Spring Fever nổi tiếng của ông hoàng nhạc rock n’ roll Elvis Presley, thuật ngữ này miêu tả tâm trạng xốn xang, rạo rực của muôn người khi mùa Xuân đến. Một ví dụ khác, tại Liên hoan Phim Cannes năm 2009, một bộ phim Trung Quốc về đề tài đồng tính của đạo diễn Lưu Diệp đã đoạt giải Kịch bản phim xuất sắc nhất.
Với nội dung kể về tình yêu bất chấp luân thường đạo lý giữa ba người đàn ông, bộ phim ra mắt khán giả quốc tế với tựa đề tiếng Anh là Spring Fever. Không chỉ ở bộ phim này, mà còn trong nhiều văn hóa phẩm và tạp chí về lối sống ở phương Tây, từ “Spring Fever” được dùng với ý nghĩa liên quan đến những xúc cảm yêu đương. Không chỉ được sự quan tâm của các lĩnh vực văn hóa nghệ thuật, hiện tượng cơn sốt mùa Xuân cũng được giới y học nghiên cứu và lý giải.
Cơn sốt mùa Xuân là gì?
Cơn sốt mùa Xuân thực chất là sự thay đổi về tâm – sinh lý của cơ thể người nhằm thích ứng với sự chuyển mùa trong năm.
Hiện tượng cơn sốt mùa Xuân phổ biến hơn ở Bắc bán cầu – những khu vực nằm cách xa xích đạo và có sự phân biệt bốn mùa rõ rệt. Các triệu chứng thường xuất hiện vào khoảng giữa tháng 3 đến giữa tháng 4 và tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người. Triệu chứng thường gặp bao gồm: mệt mỏi (kể cả khi đã ngủ đủ giấc), nhạy cảm với sự thay đổi thời tiết, chóng mặt, khó ở, nhức đầu và đôi khi có cả đau khớp và tâm trạng chán chường.
Đâu là nguyên nhân?
Cơn sốt mùa Xuân không chỉ là vấn đề về cảm xúc hay thần kinh. Nó bắt nguồn từ các hoạt động điều chỉnh về hóa học và sinh học theo mùa của cơ thể người.
Cơn sốt mùa Xuân đối với hóa học cơ thể:
Cơn sốt mùa Xuân được các bác sĩ xếp vào dạng phản ứng theo mùa của cơ thể người. Từ giữa những năm 80, các nhà khoa học đã công nhận hiện tượng rối loạn xúc cảm theo mùa (Seasonal Affective Disorder – SAD), một dạng trầm cảm và rối loạn cảm xúc thường gia tăng vào mùa thu hoặc mùa đông. Họ nhận thấy những triệu chứng của SAD cùng xuất hiện khi khoảng thời gian Xuân – hè đến gần. Nguyên nhân chủ yếu là do cơ chế điều chỉnh về hóa học của cơ thể để thích nghi với ánh sáng mặt trời. Những thay đổi vào mùa Xuân gây nên sự điều chỉnh này, cụ thể là làm thay đổi đồng hồ sinh học của con người dưới tác động của ánh sáng mặt trời.
Ánh sáng ảnh hưởng đến nhịp sinh học của cơ thể, bao gồm quá trình tiết ra melatonin – một loại hormone điều chỉnh giấc ngủ và mức năng lượng của cơ thể. Vào mùa đông, hoạt động tiết melatonin diễn ra rất mạnh. Nhưng khi mùa Xuân đến, lượng melatonin tiết ra giảm sút, gây nên tình trạng khó ngủ. Mùa Xuân cũng làm cho lượng serotonin tăng đáng kể, dẫn đến hưng phấn. Nghiên cứu cũng cho thấy thời tiết mùa Xuân có liên quan đến sự gia tăng chứng hưng cảm nhẹ (hypomania), một tình trạng khiến cho cơ thể luôn cảm thấy bị kích thích hoặc thôi thúc mãnh liệt, từ đó dẫn đến mất ngủ.
Cơn sốt mùa Xuân đối với sinh học theo mùa:
Vậy mùa Xuân có thực sự là mùa của những mối tình lãng mạn cháy bỏng như thường thấy trong văn chương hay điện ảnh?
Hiện tại chưa có bằng chứng khoa học nào xác thực vấn đề này. Cho đến nay, điều mà các nhà khoa học chắc chắn là các hành vi tính dục ở động vật thực sự vận hành theo mùa, và điều này cũng đúng với người. Các thống kê trước đây cho thấy có nhiều em bé được sinh ra vào mùa Xuân, đồng nghĩa với việc sự thụ thai thường xảy ra vào các tháng thuộc mùa hè của năm trước đó, tức khoảng thời gian mà lượng hormone được lutein hóa (giúp sản sinh ra testosterone ở nam giới và kích hoạt sự rụng trứng ở nữ giới) đạt cực đại. Tuy vậy, các nghiên cứu cũng cho thấy mùa Xuân là mùa có nhiều sự thụ thai ngoài ý muốn nhất trong các mùa, một hiện tượng mà các nhà khoa học tạm thời giải thích bằng việc tinh trùng của nam giới thường đạt số lượng lớn vào mùa Xuân.
Tuy nhiên, cơn sốt mùa Xuân cũng có mặt trái của nó và đáng lo ngại hơn khi vấn đề này thường bị quên lãng. Đa phần mọi người thường chào đón mùa Xuân bằng tâm trạng háo hức, tươi vui; nhưng bên cạnh đó, cũng có những người sa lầy trong sự buồn chán hoặc những mong đợi hão huyền. Thống kê tại các bệnh viện cho thấy tỉ lệ trầm cảm và tự tử thường tăng đột biến vào các tháng của mùa Xuân.
Cần phải làm gì để hạn chế những tác hại?
Theo giáo sư Jon Abramowitz thuộc khoa tâm lý học Trường Đại học North Carolina (Hoa Kỳ), các hoạt động thể dục thể thao ngoài trời chính là liều thuốc chống trầm cảm tốt nhất. Về lý do vì sao phải vận động ngoài trời, tiến sĩ Thomas Koonce từ Trung tâm Y tế Gia đình UNC giải thích rằng: Chính việc thiếu ánh sáng mặt trời vào mùa đông cũng là một nguyên nhân gây trầm cảm thông qua việc làm thay đổi trầm trọng lượng hormone melatonin có chức năng điều hòa giấc ngủ.
Sau đây là một số lời khuyên để có một mùa Xuân lành mạnh, vui tươi mà không bị “sốt”:
- Tham gia các hoạt động thể dục thể thao ngoài trời hầu hết các ngày trong tuần, mỗi lần từ 20 – 40 phút.
- Sáng sớm là khoảng thời gian tốt nhất để tập thể dục.
- Cố gắng duy trì thói quen tập thể dục một cách đều đặn.
- Mặc quần áo đủ ấm và dùng kem chống nắng nếu cần.
Hạn chế ra ngoài trời vào những giờ nắng nhất trong ngày để tránh tiếp xúc quá nhiều tia cực tím có thể gây ung thư.
Phan Nguyễn Khánh Đan (SKĐS)
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Có hay không “Cơn sốt mùa Xuân”?

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
CPECO VACNE
Tin Môi Trường
 Thông nước: Cây Di sản làm thuốc

Thông nước: Cây Di sản làm thuốc

(Tin Môi Trường) - Thông nước hay Thủy tùng, gọi như vậy vì cây này gần giống cây Thông, nhưng mọc ở dưới nước hay ven nước, tên khoa học là Glyptostrobus pensilis (Staunt.) K. Koch, họ Bụt mọc (Taxodiaceae).

VACNE 30 năm
 "Kết hợp chết người" nếu dùng Viagra và thứ này cùng lúc

"Kết hợp chết người" nếu dùng Viagra và thứ này cùng lúc

(Tin Môi Trường) - Viagra và một số thuốc trị rối loạn cương dương cùng thành phần có thể gây nguy hiểm khi kết hợp với một loại thuốc dùng trong bệnh động mạch vành.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI