»

Thứ sáu, 01/11/2024, 18:25:36 PM (GMT+7)

Chườm nóng, chườm lạnh khi nào cho đúng?

(15:18:15 PM 02/11/2013)
(Tin Môi Trường) - Khi bị đau một vùng nào đó trên cơ thể, người ta thường áp dụng phương pháp chườm nóng và chườm lạnh. Tuy nhiên nhiều người vẫn lúng túng vì không biết bệnh nào chườm nóng, bệnh nào chườm lạnh, bệnh nào không nên chườm, thời gian chườm bao lâu…

 

Cấp tính chườm lạnh, mạn tính chườm nóng

 

 

BS Đinh Quang Thanh - Phó Giám đốc Bệnh viện Điều dưỡng, phục hồi chức năng điều trị bệnh nghề nghiệp cho biết, chườm là ứng dụng nhiệt trị liệu. Khi nào chườm lạnh, khi nào chườm nóng phải tùy vào cơ chế, tác dụng của từng trường hợp.

 

Chườm lạnh được sử dụng trong các chấn thương cấp tính, điển hình là các chấn thương phần mềm, bong gân (giãn dây chằng, đứt dây chằng) thường gặp trong chấn thương thể thao… Khi chấn thương gây nên đứt hoặc rách dây chằng thì nhiệt độ lạnh có tác dụng co mạch làm giảm nhẹ bớt tình trạng chảy máu tại chỗ bị chấn thương (giảm xuất huyết), làm giảm dịch tiết tại chỗ nên sẽ giúp giảm phù nề, giảm đau.

 

Nhiệt độ nóng có tác dụng làm giãn mạch, tăng cung cấp oxy cho các mô, tăng dinh dưỡng cho các mô, tăng tưới máu cho vùng chấn thương, có tác dụng kháng viêm, giảm đau. Do đó, chườm nóng được dùng trong những trường hợp bệnh lý sưng đau mạn tính.

 

Chườm nóng có hai loại là chườm nóng ướt và chườm nóng khô. Chườm nóng ướt là dùng khăn hoặc gạc thấm ngâm vào nước nóng rồi chườm trực tiếp lên chỗ đau. Chườm nóng khô là dùng nguồn nhiệt tác động lên vùng cần chườm như hơi ấm của than, nước ấm đựng trong chai, trong túi, gạch nóng… Chườm nóng khô sức thấm không sâu nên chỉ áp dụng cho các trường hợp cơn đau dạ dày, đau phần mềm hoặc đau do các bệnh cơ xương khớp.

 

Chườm đúng mới có tác dụng

 

 

BS Đinh Quang Thanh lưu ý, không áp dụng chườm nóng cho một số trường hợp viêm cấp tính như viêm ruột thừa, viêm phúc mạc, các bệnh nhiễm khuẩn có mủ; các trường hợp đang sốt cao, đang chảy máu; các vùng có khối u, ung thư, lao chưa ổn định; các trường hợp đau bụng không rõ nguyên nhân; bệnh nhân bị mất cảm giác hoặc đang có bệnh ngoài da… Không nên áp dụng chườm lạnh cho những người già yếu, thân nhiệt thấp.

 

Kỹ thuật và thời gian chườm cũng quyết định hiệu quả. Với những trường hợp chấn thương cấp tính, chườm lạnh chỉ có tác dụng trong hai-ba giờ đầu, nếu trễ quá không còn tác dụng. Chấn thương nhẹ, phù ít, rướm máu ít thì chỉ cần chườm từ 24-48 giờ là đủ, mỗi đợt kéo dài từ 15-20 phút. Nếu chấn thương nặng, có thể chườm tiếp từ 48-72 giờ tiếp theo, khoảng cách giữa hai đợt từ 120-180 phút.

 

Kỹ thuật chườm nóng đòi hỏi cao hơn chườm lạnh vì không ít trường hợp đã bị bỏng do túi chườm. Khi tiến hành chườm nóng khô cần phải có nhiệt kế đo nhiệt độ của nước để điều chỉnh nhiệt độ đúng chỉ định, tốt nhất chỉ từ 50-60oC. Cần theo dõi vùng da chườm để tránh bị bỏng rát. Thời gian chườm từ 20-40 phút. Nếu cần thì nghỉ hai-ba giờ sau chườm lại vì chườm quá lâu làm cho da mềm, các lỗ chân lông giãn ra, vi khuẩn dễ xâm nhập.

 

Với chườm nóng ướt, dung dịch chườm có thể là nước thường, cồn boric 2%, dung dịch NaCl 0,9%, rượu quế, rượu hồi, rượu ngải cứu… Nhiệt độ dung dịch chườm từ 40-50oC, có thể đun cách thủy. Để giữ được nhiệt độ của miếng chườm lâu, có thể phủ thêm bên ngoài một tấm ni lông hoặc vải dày.

Hoa Lài (PNO)
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Chườm nóng, chườm lạnh khi nào cho đúng?

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
CPECO VACNE
 Vinamilk trao tặng gần 20.000 hộp sữa cho trẻ em nhân ngày hội tựu trường

Vinamilk trao tặng gần 20.000 hộp sữa cho trẻ em nhân ngày hội tựu trường

(Tin Môi Trường) - Trong không khí “Ngày hội toàn dân đưa trẻ đến trường” – 5/9/2024, Công ty CP Sữa Việt Nam (Vinamilk) đã phối hợp với Quỹ Bảo trợ Trẻ em Việt Nam (Quỹ BTTEVN) tổ chức trao tặng gần 200.000 hộp sữa tươi đến với các em học sinh theo kế hoạch năm 2024 của chương trình Quỹ sữa Vươn cao Việt Nam. Dịp này, một buổi lễ khai giảng đặc biệt đã được tổ chức cho các học sinh tại huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre như một món quà ý nghĩa đón các em đến trường đầu năm học mới.

Tin Môi Trường
 Thông nước: Cây Di sản làm thuốc

Thông nước: Cây Di sản làm thuốc

(Tin Môi Trường) - Thông nước hay Thủy tùng, gọi như vậy vì cây này gần giống cây Thông, nhưng mọc ở dưới nước hay ven nước, tên khoa học là Glyptostrobus pensilis (Staunt.) K. Koch, họ Bụt mọc (Taxodiaceae).

VACNE 30 năm
 "Kết hợp chết người" nếu dùng Viagra và thứ này cùng lúc

"Kết hợp chết người" nếu dùng Viagra và thứ này cùng lúc

(Tin Môi Trường) - Viagra và một số thuốc trị rối loạn cương dương cùng thành phần có thể gây nguy hiểm khi kết hợp với một loại thuốc dùng trong bệnh động mạch vành.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI