Chưa phát hiện công nhân sản xuất tấm lợp bị bệnh bụi phổi Amiăng
(14:11:42 PM 13/01/2012)(Tin Môi Trường) - (Tinmoitruong.vn)- Kết luận mới nhất của Hội đồng chẩn bệnh nghề nghiệp cho các công nhân làm việc tại các nhà máy sản xuất tấm lợp fibrô ximăng cho thấy, họ không có tổn thương phổi do bệnh bụi phổi Amiăng.
>> Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam >> Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái trực tiếp trao Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam cho đại diện Khu bảo tồn Chế Tạo huyện Mù Cang Chải >> Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam >> Mộ Hải Thượng Lãn Ông được công nhận di tích quốc gia đặc biệt >> Hòa Bình:Công nhận Cây Di sản vào Ngày hội Văn hóa, thể thao và du lịch các xã vùng cao huyện Tân Lạc
Các chuyên gia đầu ngành về chẩn đoán hình ảnh đang đọc phim.
Trong thời gian từ tháng 8 đến 9/2011, Bệnh viện Xây dựng đã tiến hành giám sát môi trường lao động, khám sức khoẻ định kỳ, khám bệnh bụi phổi Amiăng nghề nghiệp cho gần 1000 cán bộ công nhân viên làm việc tại 11 nhà máy sản xuất tấm lợp fibrô xi măng trong cả nước.
Từ kết quả khám, các bác sĩ đã chọn ra hơn 300 phim đạt tiêu chuẩn đưa ra Hội đồng hội chẩn để thảo luận và xin ý kiến của các chuyên gia. Ngày 20/12, Bệnh viện Xây dựng đã thành lập hội đồng Hội chẩn đọc phim của các công nhân trực tiếp sản xuất tấm lợp fibrô xi măng. Hội đồng hội chẩn là các chuyên gia đầu ngành về chẩn đoán hình ảnh, bệnh phổi và bệnh nghề nghiệp… Các chuyên gia đã đọc trực tiếp từng phim trên màn hình chiếu sáng, so sánh với phim mẫu của Tổ chức lao động quốc tế (ILO).
Theo GS Hoàng Đức Kiệt, Chủ tịch Hội điện quang y học hạt nhân Việt Nam, hiện tại không phát hiện thấy ca nào có tổn thương điển hình của bệnh bụi phổi Amiăng sau ba lần đọc phim. Có phát hiện các trường hợp lao phổi nhưng đó chỉ là hình ảnh lao phổi cũ. Một số phim có các biểu hiện nghi ngờ, trong đó, 1 ca có biểu hiện hình ảnh mảng màng phổi thùy trên phổi trái cần chụp CT Scanner để xác định. 1 ca có hình ảnh nấm phổi cần khám và điều trị chuyên khoa...
Theo TS Võ Quang Diệm, Phó chủ tịch Hiệp hội Tấm lợp Việt Nam, sản xuất tấm fibrô ximăng và ống nước fibrô ximăng chỉ chứa một lượng nhỏ sợi amiang trắng (từ 8-10%) trong đó tỷ lệ các loại vật liệu thô khác được sử dụng là ximăng 55%, tro bụi than thiên nhiên là 35%. Các sợi chrysotile (amiang trắng) được gắn kết chặt chẽ với hạt ximăng trong suốt quá trình sản xuất nên khó có thể bị phân tán ra môi trường bên ngoài nếu được sử dụng đúng quy cách. Những nghiên cứu khoa học đã kết luận rằng việc sử dụng amiang trắng trong việc sản xuất các sản phẩm fibrô ximăng có kiểm soát là an toàn đối với công nhân, môi trường và cộng đồng.
Trong quá khứ, việc sản xuất các vật liệu cách âm có hàm lượng kết dính thấp (dễ vỡ vụn) cũng như việc sử dụng không kiểm soát các sản phẩm có chứa amiăng thuộc nhóm amphibole đã gây ra nhiều di chứng về bệnh bụi phổi ở các quốc gia có khí hậu lạnh. Hiện ở Việt Nam, các loại amiăng thuộc nhóm amphibole đã bị cấm mua bán, sử dụng và chỉ cho phép dùng amiăng chrysotile (amiăng trắng). 97% amiăng trắng được sử dụng trong sản xuất tấm lợp AC (hay còn gọi là tấm lợp fibro xi măng).
Ở Việt Nam, Bộ Y tế, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và Bộ Lao động Thương binh Xã hội đều có cảnh báo và công nhận bệnh bụi phỏi amiăng là bệnh nghề nghiệp. Kết quả bệnh bụi phổi liên quan đến amiăng trắng cũng được công bố rộng rãi hằng năm. Kết quả nghiên cứu do Bệnh viện Xây dựng (Bộ xây dựng) công bố năm 2004 cho thấy chỉ có 4 trường hợp được ghi nhận bị nhiễm bụi phổi amiang ở thể nhẹ (chiếm 0,4%) trong 1.032 phim chụp từ số công nhân trực tiếp tiếp xúc với amiang chrysotile từ 2-28 năm. Đây là tỷ lệ thấp hơn nhiều so với một số ngành công nghiệp khác (0,08%). Kết quả khám bệnh và chụp phim của Bệnh viện Xây dựng năm 2008 cho 564 công nhân ngành sản xuất tấm lợp amiang xi măng không phát hiện các tổn thương liên quan đến amiang trắng.
Anh Kiệt
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Vì sao Bệnh viện Chợ Rẫy, Từ Dũ "thoát" bị xử phạt vi phạm môi trường?
- AstraZeneca thừa nhận vaccine Covid-19 của hãng gây đông máu
- Thói quen của nhiều người Việt trong buổi tối làm tăng nguy cơ ung thư
- Nắng nóng cháy da, làm sao để hồi phục?
- Bạn có chắc sản phẩm Fucoidan Okinawa đang dùng là sản phẩm chính hãng?
- Lễ dâng hương và an tượng Y tổ Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác nhân kỷ niệm Ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/2.
- Lá ổi chứa chất chống ung thư
- Công dụng chữa bệnh của lá ổi có thể bạn chưa biết
- Ăn ổi, đừng bỏ phí vỏ, thậm chí lá vì công dụng kỳ diệu này
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn?
(Tin Môi Trường) - Chế độ ăn tốt giúp sống lâu và khỏe mạnh là chế độ ăn bao gồm nhiều trái cây, các loại hạt và các loại đậu, rau, ngũ cốc nguyên hạt.
Thông nước: Cây Di sản làm thuốc
(Tin Môi Trường) - Thông nước hay Thủy tùng, gọi như vậy vì cây này gần giống cây Thông, nhưng mọc ở dưới nước hay ven nước, tên khoa học là Glyptostrobus pensilis (Staunt.) K. Koch, họ Bụt mọc (Taxodiaceae).
"Kết hợp chết người" nếu dùng Viagra và thứ này cùng lúc
(Tin Môi Trường) - Viagra và một số thuốc trị rối loạn cương dương cùng thành phần có thể gây nguy hiểm khi kết hợp với một loại thuốc dùng trong bệnh động mạch vành.