»

Thứ bảy, 23/11/2024, 14:37:29 PM (GMT+7)

Chưa có cách nào làm sạch rau sống

(14:13:32 PM 24/07/2012)
(Tin Môi Trường) - Theo lời khuyên của các chuyên gia, trong lúc chưa có cách để rửa sạch rau sống thì tốt nhất không nên ăn. Ăn chín, uống sôi vẫn là cách tốt nhất.

Sạch mắt là tốt lắm rồi!


Nói về các quán ăn và thói quen ăn uống, ông Huỳnh Lê Thái Hòa, Chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm TP.HCM cho biết, rất khó thay đổi tập quán ăn hàng quán vỉa hè của người dân. Họ tiện đâu tấp đó không cần quan tâm chỗ bán hàng đó được phép hay không, sạch hay bẩn.

 Quán xá đông khách, chật chội, vệ sinh cũng khó đảm bảo nên người tiêu dùng khi đến quán chỉ quan sát bàn ghế, khay đựng đồ ăn, bát , thìa, đũa có sạch không, có dùng đồ gắp hay lại bốc tay, bốc tiền chung... nói chung là cảm tính. Nhìn thấy sạch bằng mắt là tốt lắm rồi, chứ nói chi đến chuyện nhiễm vi sinh hay ký sinh trùng ở rau sống.


TS.BS Trần Phủ Mạnh Siêu, Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng TP.HCM cho hay, rau xanh được trồng trọt trên đất nên dễ bị nhiễm nhiều loại vi trùng và ký sinh trùng. Rau xanh bị nhiễm vi sinh cũng rất đa dạng, chủ yếu là vi sinh và ký sinh trùng. Rau xanh nếu nhiễm bẩn vi sinh thường gặp các vi khuẩn E.coli và Coli form do nước tưới bị nhiễm bẩn. Các ký sinh trùng cũng có thể nhiễm lên lá rau, từ trứng cho đến các ấu trùng giun sán.

Tuy nhiên, thực tế rất khó xét nghiệm để phát hiện ký sinh trùng vì phải sử dụng nhiều kỹ thuật cao, đòi hỏi nhiều thời gian và không phải phòng thí nghiệm nào cũng thực hiện được. Để an toàn thì người tiêu dùng nên mua rau về nhà ngâm rửa sạch sẽ nhiều lần, rửa trong vòi nước chảy, nếu có thể thì nên ăn rau luộc.

Nên tự bảo vệ mình khi ăn các quán tại vỉa hè.

Có thể xử lý rau sống an toàn?

BS Đào Thị Yến Thủy, Phòng Truyền thông, Trung tâm Dinh dưỡng TP.HCM cho biết, nên hạn chế ăn rau sống. Đối với những món ăn bắt buộc phải ăn kèm với rau sống như bánh xèo, bò lá lốt, bánh tráng cuốn, gỏi cuốn... thì nên mua rau về nhà để có điều kiện xử lý rau sạch sẽ hơn. 

Với những cách mà nhiều người hay sử dụng như rửa nước muối, thuốc tím, máy rửa ozon, nano... thì theo BS Trần Văn Ký, nếu bị nhiễm nhiều vi khuẩn coliforms, escherichia coli (E.Coli) thì dù có rửa dưới vòi nước mạnh cũng chỉ giảm được lượng vi khuẩn chứ không thể hết vi khuẩn. Muối không phải là chất diệt khuẩn nên không có tác dụng làm sạch rau. Thuốc tím là thuốc sát khuẩn nhưng lại có 2 mặt, một là diệt khuẩn nhưng nếu còn tồn dư thuốc tím trên rau sẽ là tác nhân gây ung thư.

Do không thể kiểm soát lượng tồn dư nên không nên dùng thuốc tím rửa rau sống. Bên cạnh đó, phương pháp sục ozon, nano thì cũng chưa có cơ sở khoa học là diệt được khuẩn. Chính vì lý do đó chúng ta chưa có tiêu chuẩn cho các loại thực phẩm sống. "Ăn chín uống chín" vẫn là cách bảo vệ mình an toàn nhất.

 

 

Theo bee.net.vn
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Chưa có cách nào làm sạch rau sống

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
CPECO VACNE
Tin Môi Trường
 Thông nước: Cây Di sản làm thuốc

Thông nước: Cây Di sản làm thuốc

(Tin Môi Trường) - Thông nước hay Thủy tùng, gọi như vậy vì cây này gần giống cây Thông, nhưng mọc ở dưới nước hay ven nước, tên khoa học là Glyptostrobus pensilis (Staunt.) K. Koch, họ Bụt mọc (Taxodiaceae).

VACNE 30 năm
 "Kết hợp chết người" nếu dùng Viagra và thứ này cùng lúc

"Kết hợp chết người" nếu dùng Viagra và thứ này cùng lúc

(Tin Môi Trường) - Viagra và một số thuốc trị rối loạn cương dương cùng thành phần có thể gây nguy hiểm khi kết hợp với một loại thuốc dùng trong bệnh động mạch vành.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI