Cảnh báo cúm mới từ chim trời lây sang người
(07:55:50 AM 25/12/2013)Đại diện Bộ Y tế hai nước Việt Nam và Hoa Kỳ thăm chợ gia cầm Hà Vỹ, Hà Nội vào tháng 6-2013. Đây là nơi tập trung nhiều gia cầm nhập lậu từ giữa năm 2013 trở về trước - Ảnh: Dương Ngọc
Theo ông Trần Đắc Phu - cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), đã có dấu hiệu biến đổi gen ở virút gây cúm gia cầm thành những chủng dễ lây lan sang người.
Lây chậm, nhưng tử vong cao
Thống kê mới từ cơ quan chức năng Trung Quốc cho biết hiện có 12 tỉnh thành của Trung Quốc và hai vùng lãnh thổ Hong Kong, Đài Loan có bệnh nhân cúm H7N9, tỉ lệ tử vong lên đến 30% (47 ca tử vong/140 ca mắc). Ông Phu khẳng định dù lây lan không nhanh, nhưng tỉ lệ tử vong ở bệnh nhân mắc cúm H7N9 tương đương với chủng cúm gia cầm nguy hiểm H5N1.
Mới nhất ngày 6-12, tại Giang Tây (Trung Quốc) đã có thêm một bệnh nhân cúm mới tử vong là nữ, 73 tuổi, có tiền sử mắc bệnh đái tháo đường và đi mua thực phẩm tại chợ gia cầm sống. Theo báo cáo của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn (NN&PTNT) Cao Đức Phát, bệnh nhân này nhiễm một chủng cúm lần đầu tiên phát hiện được là chủng H10N8, có nguồn gốc từ chim, vịt trời hoang dã và đây là trường hợp lây lan sang người đầu tiên được phát hiện.
Trao đổi ngày 24-12, ông Trần Đắc Phu cho hay tốc độ xuất hiện các chủng cúm mới ngày càng tăng. Năm 2003 xuất hiện chủng H5N1 trên gia cầm và người, năm 2009 là chủng cúm H1N1 đại dịch, đầu năm 2013 là chủng H7N9 và hiện nay là chủng H10N8. “Điều đó chứng tỏ virút cúm có những biến đổi về gen, dễ lây lan từ gia cầm sang người hơn” - ông Phu nhận xét. Dù H10N8 chưa phát hiện được tại VN, nhưng ông Phu cho rằng không loại trừ đã có ổ dịch H10N8 trên chim hoang dã.
Lo ngại dịp tết
Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Cao Đức Phát nhấn mạnh từ đầu năm 2013 đến nay dịch cúm H5N1 tiếp tục xuất hiện ở nhiều địa phương, ngoài gây bệnh trên gà, vịt, năm nay đã có thêm chim trĩ và chim cút nuôi tại Tiền Giang và chim yến nuôi ở Ninh Thuận mắc bệnh. Kết quả giám sát cúm lưu hành trên gia cầm gần nhất cho thấy gần 23% mẫu dương tính với cúm A, gần 8% mẫu dương tính với phân type cúm H5 và H5N1 là gần 6%. Đó là chưa kể thời tiết lạnh như hiện nay cũng làm giảm sức đề kháng của đàn gia cầm, cộng với số lượng gia cầm nhập lậu tăng mạnh phục vụ Tết Nguyên đán, dễ dẫn đến nguy cơ bùng phát dịch.
Ông Trần Đắc Phu cũng cho biết đang lo ngại dịch xuất hiện trở lại vào dịp tết. Nguyên nhân là do khu vực đồng bằng sông Cửu Long và giáp giới với Campuchia dễ bị ảnh hưởng bởi dịch H5N1 đang gia tăng mạnh tại Campuchia, trong khi khu vực các tỉnh phía Bắc lại lo ngại dịch cúm H7N9 và H10N8. Đặc biệt là các tỉnh có dịch H7N9, H10N8 ở Trung Quốc đều khá gần với biên giới VN. “Khác với dịch cúm H5N1 là khi có dịch trên gia cầm dễ có dịch trên người, thì dịch H7N9 thường không có biểu hiện trên đàn gia cầm nhưng bệnh cảnh lại rất nặng ở người, do đó khó phát hiện nguồn lây” - ông Phu cho biết.
Để phòng chống dịch cúm trên gia cầm và người, đảm bảo an toàn thực phẩm dịp tết, dự kiến ngày 2-1-2014 Phó thủ tướng Vũ Đức Đam sẽ chủ trì phiên họp với các bộ, ngành liên quan về công tác chống dịch, đảm bảo an toàn thực phẩm. Trong công điện gần đây gửi các địa phương, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Cao Đức Phát yêu cầu các địa phương, đặc biệt các tỉnh vùng biên, tăng cường giám sát dịch cúm trên gia cầm, sản phẩm gia cầm nhập khẩu, nhập lậu, không cho phép nhập khẩu qua biên giới gia cầm, sản phẩm gia cầm chưa qua xử lý nhiệt, không rõ nguồn gốc, không qua kiểm dịch, kể cả gia cầm và sản phẩm gia cầm là quà tặng, quà biếu của cư dân biên giới hai nước.
Ông Phát cho rằng mặc dù dịch cúm A/H7N9 và H10N8 chưa xuất hiện tại VN, tuy nhiên nguy cơ xâm nhiễm vào VN trong thời gian tới là rất cao, nhất là các tỉnh biên giới phía Bắc và các tỉnh thành có liên quan tới buôn bán, tiêu thụ gia cầm, sản phẩm gia cầm nhập lậu, không rõ nguồn gốc như Bắc Giang, Bắc Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Hà Nam, Hà Nội, Hải Phòng..., đặc biệt trong dịp tết này.
Gia tăng bệnh nhân cúm H3N2
Thống kê của Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho thấy tỉ lệ bệnh nhân mắc chủng cúm H1N1 đại dịch đã giảm còn 29%, trong khi bệnh nhân mắc chủng cúm mùa thông thường H3N2 lại tăng lên. Theo Cục Y tế dự phòng, năm tháng đầu năm 2013, cúm H1N1 đại dịch chiếm ưu thế rõ rệt trong số các chủng cúm phát hiện được tại bệnh nhân VN, có thời điểm lên tới 70% bệnh nhân mắc cúm, tỉ lệ tử vong khá cao. Tuy nhiên, hiện chủng cúm mùa H3N2 đã tăng trở lại.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Vì sao Bệnh viện Chợ Rẫy, Từ Dũ "thoát" bị xử phạt vi phạm môi trường?
- AstraZeneca thừa nhận vaccine Covid-19 của hãng gây đông máu
- Thói quen của nhiều người Việt trong buổi tối làm tăng nguy cơ ung thư
- Nắng nóng cháy da, làm sao để hồi phục?
- Bạn có chắc sản phẩm Fucoidan Okinawa đang dùng là sản phẩm chính hãng?
- Lễ dâng hương và an tượng Y tổ Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác nhân kỷ niệm Ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/2.
- Lá ổi chứa chất chống ung thư
- Công dụng chữa bệnh của lá ổi có thể bạn chưa biết
- Ăn ổi, đừng bỏ phí vỏ, thậm chí lá vì công dụng kỳ diệu này
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn?
(Tin Môi Trường) - Chế độ ăn tốt giúp sống lâu và khỏe mạnh là chế độ ăn bao gồm nhiều trái cây, các loại hạt và các loại đậu, rau, ngũ cốc nguyên hạt.
Thông nước: Cây Di sản làm thuốc
(Tin Môi Trường) - Thông nước hay Thủy tùng, gọi như vậy vì cây này gần giống cây Thông, nhưng mọc ở dưới nước hay ven nước, tên khoa học là Glyptostrobus pensilis (Staunt.) K. Koch, họ Bụt mọc (Taxodiaceae).
"Kết hợp chết người" nếu dùng Viagra và thứ này cùng lúc
(Tin Môi Trường) - Viagra và một số thuốc trị rối loạn cương dương cùng thành phần có thể gây nguy hiểm khi kết hợp với một loại thuốc dùng trong bệnh động mạch vành.