»

Chủ nhật, 19/01/2025, 02:35:10 AM (GMT+7)

Cẩn trọng khi ăn cá “khủng”

(12:17:29 PM 26/11/2012)
(Tin Môi Trường) - Từ đầu năm đến nay người dân ĐBSCL bắt được nhiều loài cá lạ, cá có trọng lượng “khủng” hiếm thấy. Điều mà người dân lo ngại là các loài cá này là cá gì và nhất là có ăn được không?

 Cẩn trọng khi ăn cá “khủng”- Ảnh minh họa

 

Đầu tháng 5-2012, anh Nguyễn Thành Nhàn, người dân thị trấn Cái Vồn, huyện Bình Minh (Vĩnh Long), tình cờ phát hiện hai con cá có hình thù kỳ lạ nổi lều bều trên mặt nước. Anh Nhàn dùng vợt bắt được một trong hai con. Cá nặng trên 2kg, toàn thân có vảy giống vảy rắn, mõm dài giống đầu cá sấu và khá hung dữ.

 

Sau đó người dân mới biết đây là cá mỏ vịt, còn gọi là cá sấu mõm dài, cá sấu hỏa tiễn có nguồn gốc từ Bắc Mỹ. Đây cũng là một trong số ít loài cá nước ngọt có trọng lượng khổng lồ, khi phát triển có thể dài đến 3m, nặng trên 50kg.

 

Tháng 6-2012, một nhà hàng ở An Giang mua được một con cá hô trọng lượng trên 130kg, dài gần 2m, được ngư dân đánh bắt trên sông Hậu và bán với giá 1 triệu đồng/kg. Trước đó, một ngư dân ở Đồng Tháp cũng bắt được con cá hô nặng tới 150kg, dài 2,5m tại địa phận tỉnh Vĩnh Long (đoạn đi qua sông Tiền) và phải huy động cả chục người mới đưa được cá lên bờ. Trong khi đó, trong vòng chưa đầy hai tuần (từ ngày 8 đến 21-7), ngư dân ở huyện An Phú, tỉnh An Giang bắt được hai con cá tra dầu có trọng lượng 71-86kg.

 

Đây là loài cá có tên trong Sách đỏ Việt Nam và được xếp vào hạng cực kỳ nguy cấp, có nguy cơ tuyệt chủng rất lớn. Tuy nhiên hai con cá tra quý hiếm này sau đó đều lần lượt chết vì kiệt sức và khâu chăm sóc không được tốt. Sau thông tin hai con cá tra dầu “khủng” thì đầu tháng 8 lại có chuyện một số trẻ bị cá lạ cắn gây thương tích ở dương vật khi tắm sông tại xã Tân Kiều, huyện Tháp Mười (tỉnh Đồng Tháp) phải nhập viện làm người dân hoang mang một thời gian.

 

Thạc sĩ Nguyễn Văn Thường (khoa thủy sản Trường ĐH Cần Thơ) khẳng định các loài cá thuộc nhóm cá nội địa hiện nay như cá hô, tra dầu, ét mọi ngoài tự nhiên gần như đã cạn kiệt và rất hiếm gặp. Đối với loài cá rồng (còn gọi là hải tượng long), ông Thường cho biết đây là một trong số ít loài cá nước ngọt lớn nhất thế giới, thuộc nhóm cá cảnh. Cá này khi trưởng thành có thể dài 2-3m, nặng từ 200-300kg và có nguồn gốc từ Nam Mỹ.

 

Vì được xem là cá rồng, biểu tượng cho sự may mắn và thịnh vượng nên ở một số nước phương Đông nhiều người thường nuôi làm cảnh, kiêng kỵ không dám ăn thịt. Riêng cá mỏ vịt xuất hiện trên sông Hậu, ông Thường cũng nói nhiều khả năng do người nuôi phóng sinh vì thuộc các loài cá du nhập.

 

Các chuyên gia thủy sản Trường ĐH Cần Thơ cảnh báo người dân tuyệt đối không nên ăn các loài cá lạ, đề phòng khả năng bị ngộ độc. Ông Đàm Hồng Hải - Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm TP Cần Thơ - cũng hướng dẫn chỉ ăn cá “khủng” hay cá lạ khi được các nhà chuyện môn xác định cá này là cá gì, ăn có tác hại gì không.

 

Theo ông Hồng Hải, riêng với cá sấu mõm dài (tên khoa học Lepisosteus osseus - thuộc loài Lepidosteiformes) là loài cá ngoại lai, thịt loài cá này ăn được, rất ngon. Tuy nhiên trứng của nó lại rất độc, không ăn được, người dân phải rất thận trọng khi ăn cá này.

 

“Nói chung đối với các loài cá lạ khi người dân bắt được thì không nên ăn, nên báo với cơ quan bảo vệ nguồn lợi thủy sản để xử lý. Hoặc nếu có ăn thì tốt nhất không nên ăn trứng và gan, vì nhiều loài có chứa độc tố tetrodotoxine dễ gây ngộ độc” - ông Hồng Hải nhấn mạnh.

 

Đối với cá “khủng”, ông Hải khẳng định nếu thuộc họ cá lóc, cá tra, cá hô... thì có thể chế biến và ăn được các bộ phận của nó. Chưa có cơ sở khoa học cho rằng các loài cá “khủng” bị đột biến gen.

T.XUÂN - T.LŨY (TTO)
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Cẩn trọng khi ăn cá “khủng”

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
CPECO VACNE
Tin Môi Trường
 Thông nước: Cây Di sản làm thuốc

Thông nước: Cây Di sản làm thuốc

(Tin Môi Trường) - Thông nước hay Thủy tùng, gọi như vậy vì cây này gần giống cây Thông, nhưng mọc ở dưới nước hay ven nước, tên khoa học là Glyptostrobus pensilis (Staunt.) K. Koch, họ Bụt mọc (Taxodiaceae).

VACNE 30 năm
 "Kết hợp chết người" nếu dùng Viagra và thứ này cùng lúc

"Kết hợp chết người" nếu dùng Viagra và thứ này cùng lúc

(Tin Môi Trường) - Viagra và một số thuốc trị rối loạn cương dương cùng thành phần có thể gây nguy hiểm khi kết hợp với một loại thuốc dùng trong bệnh động mạch vành.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI