Cách dùng quạt, điều hòa để trẻ dễ chịu mà không bị ốm
(16:54:24 PM 14/05/2014)Nếu để trẻ nằm lâu trong phòng có điều hoà khiến cơ thể dễ mất nước, khô da, tạo điều kiện cho các vi khuẩn tấn công và gây ra các bệnh về đường hô hấp. Điều hòa dễ làm khô tuyến hô hấp, dẫn đến khó thở, trẻ nhỏ còn có thể sốt và dẫn đến các bệnh tiêu chảy… Vì vậy bố mẹ cần chú ý để sử dụng quạt, điều hòa đúng cách cho con.
1. Đảm bảo sức khoẻ cho bé khi dùng quạt
- Bố mẹ khi cho bé nằm quạt nên để bé nằm cùng hướng thổi của quạt, hướng ra cửa. Không nên bật số cao, chỉ nên để tốc độ gió ở mức 0,2-0,5m/s, tối đa không quá 3m/s.
- Nên điều chỉnh tốc độ vừa phải, tuyệt đối không để quạt thổi cố định lên người bé mà phải để ở chế độ xoay. Phòng thoáng gió chỉ nên mở quạt số nhỏ cho gió thổi nhẹ.
Không để quạt thốc vào cơ thể khi bé ngủ. (Ảnh minh họa)
-Không để quạt thốc vào cơ thể bé, đặc biệt khi bé từ ngoài trời nóng bước vào hoặc vừa hoạt động thể lực mà nên lau mồ hôi, nghỉ vài phút rồi mới dùng quạt.
- Khi trẻ ra mồ hôi ra nhiều, không nên dùng quạt vì các mạch máu ngoài da toàn thân lúc đó đang giãn rộng, nếu bị gió đột ngột sẽ co lại làm ngưng trệ bài tiết mồ hôi, gây mất cân bằng giữa việc sinh nhiệt và tán nhiệt trong cơ thể, nhiệt lượng dư thừa không được phát tán ra ngoài.
2. Sử dụng điều hòa đúng cách
- Tránh sự thay đổi đột ngộtKhi bé đang ở ngoài nắng về, mồ hôi ra nhiều, tuyệt đối không cho bé vào phòng có nhiệt độ quá lạnh ngay. Cha mẹ nên lau khô mồ hôi cho bé, để bé ngồi 1 lúc sau đó mới cho bé vào phòng có điều hòa.Khi muốn ra ngoài, cha mẹ nên tắt điều hòa, mở cửa phòng 1 lúc cho bé dần thích nghi với nhiệt độ bên ngoài. Sau đó mới cho bé ra khỏi phòng.Trong những ngày thời tiết nắng nóng, nên hạn chế cho bé ra vào phòng có điều hòa liên tục để tránh hiện tượng thay đổi nhiệt độ đột ngột.
- Nhiệt độ bao nhiêu là hợp lý? Tùy vào tình hình thời tiết, công suất điều hòa, diện tích phòng mà điều chỉnh nhiệt độ điều hòa cho thích hợp. Mức chênh lệch giữa nhiệt độ trong phòng và nhiệt độ ngoài trời càng ít càng tốt. Không nên để quá lạnh bởi như thế vừa tốn điện mà lại không tốt cho sức khỏe. Còn nếu để nhiệt độ cao quá thì tác dụng làm lạnh lại không hiệu quả. Nhiệt độ lý tưởng nhất nên ở 27 – 28 độ C.
Điều hòa nên để ở nhiệt độ 27-28 độ C là lí tưởng. (Ảnh minh họa)
- Sự chênh lệch nhiệt độ giữa ngoài trời và trong phòng khoảng 7 – 8 độ C là phù hợp với sự thích ứng của cơ thể trẻ. Đặc biệt, trẻ sơ sinh chưa có khả năng tự điều hòa thân nhiệt như những trẻ lớn hơn, đặc biệt là những trẻ sinh thiếu tháng thì khả năng điều hòa thân nhiệt cho cơ thể càng kém hơn. Trước đó, khi còn ở trong bụng mẹ, trẻ luôn được sởi ấm bởi thân nhiệt của mẹ khoảng 37,5 – 38oC. Vì vậy, trẻ sơ sinh rất dễ bị nhiễm lạnh.
- Không nên ở phòng điều hòa quá lâuNgoài giấc ngủ ban đêm bật điều hòa liên tục, thời gian còn lại trong ngày, không nên để bé ở phòng máy lạnh khoảng hơn 4 giờ liên tục.
- Vệ sinh điều hòa và vệ sinh phòngViệc vệ sinh máy điều hòa và phòng ốc cũng vô cùng quan trọng, việc làm này sẽ giúp loại bỏ vi khuẩn, nấm mốc lưu trú trong phòng, trong máy điều hòa.Khi không bật điều hòa nữa thì phải mở hết cửa sổ, cửa phòng để cho không khí lưu thông.
3. Chú ý khi sử dụng điều hòa khi ngủ
- Nên tránh hướng điều hoà thổi thẳng vào mặt, đầu trẻ vì như vậy, trẻ dễ bị ngạt mũi, khó thở và mắc các bệnh về hô hấp, viêm họng.
- Điều chỉnh nhiệt độ trong khi ngủ cho phù hợp với từng giai đoạn. Điều này giúp bố mẹ không phải tỉnh dậy khi đang ngủ để tăng, giảm nhiệt độ của máy.
- Khi trẻ ngủ, hãy đắp một tấm chăn mỏng, đặc biệt che kín vùng bụng, tránh lỗ chân lông giãn nở dễ dẫn tới bị cảm lạnh. Cần chọn cho trẻ những bộ quần áo thấm mồ hôi tốt như đồ cotton.
- Da của trẻ em rất nhạy cảm, vì vậy ngồi trong phòng điều hòa lâu sẽ dẫn tới mất nước, khô da. Để hạn chế tình trạng này bạn nên thường xuyên uống nước hoặc để một chậu nước dưới máy điều hòa. Ngoài ra thỉnh thoảng bạn cũng nên lau sàn nhà bằng giẻ ướt.
-Thêm vào đó, lưu ý đến thân nhiệt của trẻ thường xuyên, thường xuyên kiểm tra lưng bé xem có mồ hôi hay không, việc có mồ hôi lưng không lau kịp trong phòng điều hòa rất dễ khiến bé bị bệnh về hô hấp.
4. Nên để trẻ tham gia các hoạt động thể chất để tăng cường sức khỏe
Các bố mẹ nên tăng cường cho con được vận động thể lực: thường xuyên cho bé được tắm nắng, hít thở không khí trong lành, tham gia các hoạt động về thể dục thể thao để tăng cường độ dẻo dai, khỏe mạnh để tăng sức đề kháng cho cơ thể.
Bố mẹ nên lưu ý khi dùng quạt, điều hòa cho con để tránh mắc các bệnh về đường hô hấp. (Ảnh minh họa)
5. Chăm sóc bé đúng cách khi dùng quạt, điều hòa
Bố mẹ cần chú ý chăm sóc để tăng sức đề kháng cho con khi sử dụng điều hòa:
- Nên nhỏ mũi thường xuyên cho bé bằng dung dịch nước muối sinh lý để giữ độ ẩm cần thiết trong cơ thể, tránh khô mũi.
- Nếu bé đã lớn thì mẹ có thể cho bé súc miệng nước muối pha loãng trước khi đi ngủ và sau khi ngủ dậy để tăng cường khả năng miễn dịch cho bé.
- Cho bé ăn những loại thức ăn, đồ uống giải nhiệt như nước lọc, nước chanh, nước cam, sử dụng vitamin tổng hợp... để giảm hiện tượng khô da, mất nước ở trẻ. Mỗi sáng bạn cho nhấm nháp 1 chút mật ong chanh đào để tránh viêm họng.
- Nên bật quạt thông gió khi sử dụng điều hòa.
- Khi trẻ có triệu chứng khó thở, thở co thắt vùng ngực thì cần đưa trẻ đi khám, không được tự ý mua thuốc điều trị cho trẻ.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Vì sao Bệnh viện Chợ Rẫy, Từ Dũ "thoát" bị xử phạt vi phạm môi trường?
- AstraZeneca thừa nhận vaccine Covid-19 của hãng gây đông máu
- Thói quen của nhiều người Việt trong buổi tối làm tăng nguy cơ ung thư
- Nắng nóng cháy da, làm sao để hồi phục?
- Bạn có chắc sản phẩm Fucoidan Okinawa đang dùng là sản phẩm chính hãng?
- Lễ dâng hương và an tượng Y tổ Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác nhân kỷ niệm Ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/2.
- Lá ổi chứa chất chống ung thư
- Công dụng chữa bệnh của lá ổi có thể bạn chưa biết
- Ăn ổi, đừng bỏ phí vỏ, thậm chí lá vì công dụng kỳ diệu này
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn?
(Tin Môi Trường) - Chế độ ăn tốt giúp sống lâu và khỏe mạnh là chế độ ăn bao gồm nhiều trái cây, các loại hạt và các loại đậu, rau, ngũ cốc nguyên hạt.
Thông nước: Cây Di sản làm thuốc
(Tin Môi Trường) - Thông nước hay Thủy tùng, gọi như vậy vì cây này gần giống cây Thông, nhưng mọc ở dưới nước hay ven nước, tên khoa học là Glyptostrobus pensilis (Staunt.) K. Koch, họ Bụt mọc (Taxodiaceae).
"Kết hợp chết người" nếu dùng Viagra và thứ này cùng lúc
(Tin Môi Trường) - Viagra và một số thuốc trị rối loạn cương dương cùng thành phần có thể gây nguy hiểm khi kết hợp với một loại thuốc dùng trong bệnh động mạch vành.