Bộ Y tế lý giải vì sao không khẳng định cá ăn được chưa
(11:41:36 AM 23/08/2016)Chất lượng an toàn của hải sản miền Trung có tăng nhưng chưa đủ cơ sở để đánh giá chính xác nguy cơ.
Ngày 23-8, ông Nguyễn Thanh Phong, Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm (ATTP) - Bộ Y tế cho biết trong thời gian qua, cơ quan này tiến hành lấy mẫu thủy hải sản ở khu vực miền Trung để xét nghiệm xác định mức độ an toàn cho phép. Kết quả cho thấy các mẫu có tỉ lệ vượt ngưỡng về kim loại nặng đã giảm đi nhiều.
Tuy nhiên, ông Phong cho rằng cần có thêm các đánh giá để có thể khẳng định chính xác mức độ an toàn của thuỷ hải sản đối với sức khỏe con người. Chất lượng an toàn của hải sản miền Trung có tăng nhưng chưa đủ cơ sở để đánh giá chính xác nguy cơ. Ông Phong cho biết Cục ATTP đang phối hợp với các cơ quan của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiếp tục giám sát.
Ngày 22-8 tại Quảng Trị đã tổ chức hội nghị báo cáo kết quả đánh giá hiện trạng môi trường biển 4 tỉnh từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên - Huế. Bộ Tài nguyên và Môi trường kết luận vùng biển 4 tỉnh miền Trung xảy ra hiện tượng cá chết đã an toàn nhưng câu hỏi cá biển khu vực này ăn lại được chưa, an toàn hay không thì vẫn chưa có câu trả lời.
Trước đó, vào tháng 5-2016, Cục ATTP đã công bố kết quả lấy gần 140 mẫu xét nghiệm hải sản, nước sử dụng và rau ăn ở các khu vực có cá chết ở 4 tỉnh miền Trung cho thấy tất cả đều đạt chỉ số an toàn hoặc trong ngưỡng cho phép. Kết quả xét nghiệm cho thấy trong 139 mẫu hải sản tươi sống, mẫu nước sử dụng và rau ăn tại khu vực xuất hiện hiện tượng cá chết, có 97 mẫu hải sản tươi sống đạt chỉ số an toàn. Còn lại là các mẫu rau và nước sử dụng cũng đều nằm trong ngưỡng cho phép.
Trong đó, các mẫu hải sản tươi sống được lấy xét nghiệm hầu hết là hải sản đánh bắt xa bờ. Ngoài việc lấy mẫu xét nghiệm như trên, Cục ATTP còn tổ chức lấy các mẫu thủy hải sản tươi sống 2 lần vào buổi sáng và chiều ở 4 tỉnh miền Trung để gửi ra Viện Kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm quốc gia ở Hà Nội xét nghiệm xác định độc tố. Kết quả xét nghiệm có trong ngày hôm sau để phục vụ công tác tuyên truyền sử dụng thực phẩm.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Vì sao Bệnh viện Chợ Rẫy, Từ Dũ "thoát" bị xử phạt vi phạm môi trường?
- AstraZeneca thừa nhận vaccine Covid-19 của hãng gây đông máu
- Thói quen của nhiều người Việt trong buổi tối làm tăng nguy cơ ung thư
- Nắng nóng cháy da, làm sao để hồi phục?
- Bạn có chắc sản phẩm Fucoidan Okinawa đang dùng là sản phẩm chính hãng?
- Lễ dâng hương và an tượng Y tổ Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác nhân kỷ niệm Ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/2.
- Lá ổi chứa chất chống ung thư
- Công dụng chữa bệnh của lá ổi có thể bạn chưa biết
- Ăn ổi, đừng bỏ phí vỏ, thậm chí lá vì công dụng kỳ diệu này
Bài viết mới:
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
- Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không? (26/10/2024)
Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn?
(Tin Môi Trường) - Chế độ ăn tốt giúp sống lâu và khỏe mạnh là chế độ ăn bao gồm nhiều trái cây, các loại hạt và các loại đậu, rau, ngũ cốc nguyên hạt.
Thông nước: Cây Di sản làm thuốc
(Tin Môi Trường) - Thông nước hay Thủy tùng, gọi như vậy vì cây này gần giống cây Thông, nhưng mọc ở dưới nước hay ven nước, tên khoa học là Glyptostrobus pensilis (Staunt.) K. Koch, họ Bụt mọc (Taxodiaceae).
"Kết hợp chết người" nếu dùng Viagra và thứ này cùng lúc
(Tin Môi Trường) - Viagra và một số thuốc trị rối loạn cương dương cùng thành phần có thể gây nguy hiểm khi kết hợp với một loại thuốc dùng trong bệnh động mạch vành.