»

Thứ bảy, 18/01/2025, 06:55:54 AM (GMT+7)

Bộ KH&CN: Thông tin sai về bộ kit test Việt Á là do… tổng hợp từ báo chí

(08:39:58 AM 28/12/2021)
(Tin Môi Trường) - Sau khi xóa thông tin bộ kit test Covid-19 do Công ty Việt Á sản xuất được WHO chấp thuận, Bộ Khoa học & Công nghệ (KH&CN) mới đây đã lên tiếng về vấn đề này.
Bộ KH&CN vừa đăng thông tin đính chính về việc “Bộ kit xét nghiệm Covid-19 của Việt Nam sản xuất vừa được Tổ chức y tế thế giới chấp thuận” lên cổng thông tin điện tử của Bộ. 
 
Theo đó, Bộ KH&CN cho biết, trên cơ sở tổng hợp nguồn tin từ các cơ quan báo chí chính thống, vào lúc 15:36 ngày 26/4/2020, bản tin “Bộ kit xét nghiệm Covid-19 của Việt Nam sản xuất vừa được Tổ chức y tế thế giới chấp thuận” đã được đăng tải trên Cổng thông tin của Bộ KH&CN tại địa chỉ www.most.gov.vn. 
 
Đơn vị này cho rằng: “Bản tin này đã được gửi tới một số phóng viên theo dõi lĩnh vực KH&CN tham khảo như thông lệ khi ngành KH&CN có sự kiện hoặc thành tựu nổi bật. Sau khi phát hiện có sai sót, để có thời gian xem xét, đánh giá lại toàn bộ quá trình, bản tin đã được tạm gỡ trên Cổng thông tin của Bộ KH&CN.”.
 
Bộ[-]KH&CN:[-]Thông[-]tin[-]sai[-]về[-]bộ[-]kit[-]test[-]Việt[-]Á[-]là[-]do…[-]tổng[-]hợp[-]từ[-]báo[-]chí
Bộ kit xét nghiệm Covid-19 do Bộ KH&CN giao cho Học viện Quân y và Công ty Việt Á phối hợp nghiên cứu, sản xuất. Ảnh: Trọng Đạt
 
Các đơn vị chức năng có liên quan đã kiểm tra lại và nhận thấy có sự sai sót trong quá trình tổng hợp, biên tập, kiểm chứng thông tin và cung cấp thông tin để đăng trên Cổng thông tin của Bộ KH&CN.
 
Do vậy, Bộ KH&CN đính chính lại thông tin từng được đăng tải thành: “Ngày 24/4/2020, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) chấp thuận yêu cầu xin đánh giá sử dụng khẩn cấp (EUL) cho bộ kit “LightPower iVA SAR-CoV-2 1st RT-rPCR Kit” của Công ty cổ phần công nghệ Việt Á”.
 
Trên thực tế, vào hồi 14h54 phút ngày 26/4/2020, Trung tâm Nghiên cứu & Phát triển Truyền thông KH&CN (thuộc Bộ KH&CN) đã phát đi thông tin về việc “Bộ kit xét nghiệm Covid-19 do Việt Nam sản xuất vừa được Tổ chức y tế thế giới chấp thuận.”. 
 
Thông tin gửi báo chí ghi rõ: “Bộ Khoa học & Công nghệ cho biết, WHO đã công nhận bộ kit xét nghiệm Covid-19 của Việt Nam do Bộ Khoa học & Công nghệ giao cho Học viện Quân y và Công ty Việt Á phối hợp nghiên cứu và sản xuất.”
 
Bộ[-]KH&CN:[-]Thông[-]tin[-]sai[-]về[-]bộ[-]kit[-]test[-]Việt[-]Á[-]là[-]do…[-]tổng[-]hợp[-]từ[-]báo[-]chí
Nội dung thông tin được Bộ KH&CN gửi cho báo chí ghi rõ nguồn tin từ "Bộ KH&CN cho biết".
 
Sau khi gửi thông cáo báo chí cho giới truyền thông, thông tin này cũng đã được đăng tải và tồn tại trên website của Bộ KH&CN suốt hơn một năm, từ tháng 4/2020 cho đến tháng 12/2021. Thông tin này chỉ vừa mới được gỡ bỏ thời gian gần đây.
 
Văn phòng đại diện Tổ chức Y tế thế giới tại Việt Nam mới đây cũng đã phát đi thông cáo báo chí cho biết, sản phẩm LightPower iVASARS-CoV-2 1stRT-rPCR Kit của công ty Việt Á không thuộc danh sách chấp thuận thông qua quy trình EUL của WHO.
 
Theo WHO, sản phẩm này đã nộp hồ sơ cho chẩn đoán in vitro Covid-19 của WHO EUL với mã hồ sơ đăng ký EUL là “EUL 0524-210-00”. “Hồ sơ sản phẩm đã được đánh giá và không đáp ứng được các hồ sơ cần thiết về an toàn, công năng”, WHO nhấn mạnh.
 
Công trình “Nghiên cứu chế tạo bộ sinh phẩm RT-PCR và real-time RT-PCR phát hiện chủng vi rút corona mới 2019 (2019-nCoV)” là một nhiệm vụ KH&CN cấp quốc gia, được thực hiện boàn toàn bởi nguồn kinh phí từ ngân sách. Tổng kinh phí thực hiện đề tài là 18,98 tỷ đồng. 
 
(Theo VNN)
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Bộ KH&CN: Thông tin sai về bộ kit test Việt Á là do… tổng hợp từ báo chí

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
CPECO VACNE
Tin Môi Trường
 Thông nước: Cây Di sản làm thuốc

Thông nước: Cây Di sản làm thuốc

(Tin Môi Trường) - Thông nước hay Thủy tùng, gọi như vậy vì cây này gần giống cây Thông, nhưng mọc ở dưới nước hay ven nước, tên khoa học là Glyptostrobus pensilis (Staunt.) K. Koch, họ Bụt mọc (Taxodiaceae).

VACNE 30 năm
 "Kết hợp chết người" nếu dùng Viagra và thứ này cùng lúc

"Kết hợp chết người" nếu dùng Viagra và thứ này cùng lúc

(Tin Môi Trường) - Viagra và một số thuốc trị rối loạn cương dương cùng thành phần có thể gây nguy hiểm khi kết hợp với một loại thuốc dùng trong bệnh động mạch vành.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI