Bệnh viện quá tải… dân khổ
(16:03:33 PM 09/04/2012)
Bệnh viện quá tải… dân khổ
Tuyến trên quá tải, tuyến dưới đìu hiu
Theo báo cáo của Bộ Y tế, trên toàn hệ thống khám chữa bệnh, mặc dù có xu hướng công suất sử dụng giường bệnh giảm nhẹ, từ 118% (năm 2008) xuống 111% (năm 2010), nhưng tình trạng quá tải lại xuất hiện trầm trọng hơn ở tuyến Trung ương. Theo đó, công suất sử dụng giường bệnh chung ở tuyến Trung ương là 116%, 120% và 118% lần lượt ở những năm 2009, 2010, 2011. Trong đó, tình trạng quá tải đặc biệt cao ở các bệnh viện lớn: bệnh viện K (172%), bệnh viện Bạch Mai (168%), bệnh viện Chợ Rẫy (139%), bệnh viện đa khoa Trung ương Quảng Nam (114%), bệnh viện Nhi Trung ương (119%), bệnh viện Bệnh nhiệt đới (124%)... (số liệu năm 2011).
Tuy nhiên, thực tế cho thấy, tình trạng quá tải hầu như chỉ xảy ra ở những bệnh viện tuyến trên: bệnh viện tỉnh, bệnh viện trung ương… Còn ở những nơi đăng ký khám chữa bệnh cấp huyện, số lượng bệnh nhân đến chủ yếu thuộc dạng cấp cứu nên nhìn chung “nhàn rỗi” đến đìu hiu. Vậy, tại sao lại có sự chênh lệch lớn này? Một trong những nguyên nhân chính do: hạ tầng cơ sở thiếu thốn, không đáp ứng được nhu cầu khám chữa bệnh khiến nhiều bệnh nhân không tin tưởng vào bệnh viện địa phương, tự tìm cho mình những bệnh viện “uy tín”, hiện đại hơn.
Năng lực chuyên môn của đội ngũ y bác sĩ ở các bệnh viện tuyến dưới còn nhiều hạn chế nên khả năng chẩn đoán và điều trị bệnh thiếu chính xác. Thực tế, bệnh viện huyện chỉ có thể chữa trị những bệnh đơn giản, còn nếu bệnh có diễn biến phức tạp hoặc mãn tính, họ chỉ tiếp nhận và… chuyển lên tuyến trên. Thêm vào đó, tình hình dịch bệnh ngày càng gia tăng và có diễn biến phức tạp, nguy hiểm mà các bệnh viện nhỏ địa phương không thể kiểm soát được, là một yếu tố tạo thêm “sức hút” cho các bệnh viện tuyến trên.
Người dân thiệt thòi
Bệnh viện quá tải không chỉ đặt áp lực nặng nề lên đôi vai các y bác sĩ, các nhà chức trách, chuyên môn mà gần nhất, thiệt nhất bao giờ cũng là người dân. Vừa chống chọi với nỗi đau bệnh tật, người dân còn không thể thoải mái, yên tâm điều trị khi phải người nằm xuôi, kẻ trở ngược một giường, có khi phải “điều trị ngồi”, “điều trị hành lang” khi số bệnh nhân vượt quá xa số giường…
Việc đi đến các bệnh viện lớn tuyến trên để điều trị cũng là… cực chẳng đã. Bởi, không chỉ lo viện phí, thuốc thang, lúc này người dân phải gánh thêm những chi phí “ngoài bệnh viện”, bao gồm tiền đi lại, ăn uống… vốn đắt đỏ hơn rất nhiều so với ở địa phương. Đối với những người dân, nhất là những người còn khó khăn về kinh tế, khoản chi phí phát sinh này trở thành một thiệt thòi lớn gây ra từ thực trạng yếu kém của bệnh viện tuyến dưới.
Mong ước một dịch vụ tốt hơn
Mong muốn lớn nhất đối với những người dân nông thôn, người dân ngoại thành là ngay tại nơi ở của họ các cơ sở y tế được cải thiện và trang bị tốt hơn về cơ sở vật chất, tay nghề thầy thuốc được nâng cao, không còn phải chứng kiến cảnh vì chẩn đoán sai bệnh hoặc điều trị không đúng cách dẫn đến những hậu quả đáng tiếc, để họ yên tâm điều trị bệnh tại địa phương. Và họ cũng mong muốn ngày càng có nhiều các đoàn y, bác sĩ thiện nguyện đến với bà con vùng sâu vùng xa để khám chữa bệnh và tư vấn cho họ những kiến thức cơ bản trong việc phòng chống các bệnh dịch mới ngày càng nhiều.
Trên thực tế, cũng đã có khá nhiều các đoàn y bác sĩ bằng y đức của mình không ngại đường xa vất vả đã miệt mài cống hiến sức lực của mình đến tận vùng sâu vùng xa thăm khám và chữa bệnh cho người nghèo. Mong rằng, mô hình này ngày càng được nhân rộng và ngày càng có nhiều y bác sĩ tham gia nhằm giúp bà con nghèo có điều kiện được chăm sóc sức khoẻ tốt hơn.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Vì sao Bệnh viện Chợ Rẫy, Từ Dũ "thoát" bị xử phạt vi phạm môi trường?
- AstraZeneca thừa nhận vaccine Covid-19 của hãng gây đông máu
- Thói quen của nhiều người Việt trong buổi tối làm tăng nguy cơ ung thư
- Nắng nóng cháy da, làm sao để hồi phục?
- Bạn có chắc sản phẩm Fucoidan Okinawa đang dùng là sản phẩm chính hãng?
- Lễ dâng hương và an tượng Y tổ Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác nhân kỷ niệm Ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/2.
- Lá ổi chứa chất chống ung thư
- Công dụng chữa bệnh của lá ổi có thể bạn chưa biết
- Ăn ổi, đừng bỏ phí vỏ, thậm chí lá vì công dụng kỳ diệu này
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn?
(Tin Môi Trường) - Chế độ ăn tốt giúp sống lâu và khỏe mạnh là chế độ ăn bao gồm nhiều trái cây, các loại hạt và các loại đậu, rau, ngũ cốc nguyên hạt.
Thông nước: Cây Di sản làm thuốc
(Tin Môi Trường) - Thông nước hay Thủy tùng, gọi như vậy vì cây này gần giống cây Thông, nhưng mọc ở dưới nước hay ven nước, tên khoa học là Glyptostrobus pensilis (Staunt.) K. Koch, họ Bụt mọc (Taxodiaceae).
"Kết hợp chết người" nếu dùng Viagra và thứ này cùng lúc
(Tin Môi Trường) - Viagra và một số thuốc trị rối loạn cương dương cùng thành phần có thể gây nguy hiểm khi kết hợp với một loại thuốc dùng trong bệnh động mạch vành.