Bệnh nhân phản tố, đòi Bệnh viện FV bồi thường 143 triệu
(12:06:41 PM 11/09/2019)(Tin Môi Trường) - Trước yêu cầu của Bệnh viện FV, bà Châu phản tố, đòi FV phải bồi thường cho bà hơn 143 triệu đồng chi phí điều trị, tổn thất tinh thần và xin lỗi bà công khai trên 3 tờ báo.
>> Cuốn sách “Tài nguyên thiên nhiên và chuyển đổi xanh” sẽ được hoàn thiện vào cuối năm >> Việt Nam, Nhật Bản cùng dự báo ngày 17-9 áp thấp nhiệt đới có thể vào Biển Đông thành bão số 4 >> Lâm Đồng: Đưa vụ Đồi Cù vào diện theo dõi của Ban Chỉ đạo Phòng chống tham nhũng, tiêu cực >> Cuộc thi “Future Blue Innovation 2024” - Sự quan tâm của thế hệ trẻ đối với môi trường >> 12 năm liên tiếp, vị trí thương hiệu sữa được chọn mua nhiều nhất không "đổi ngôi"
Vụ kiện giữa Công ty TNHH Y tế Viễn Đông Việt Nam (Bệnh viện FV, chi nhánh quận 7) và bà Nguyễn Thị Mộng Châu (ngụ quận 7, TP.HCM) được TAND quận 7 phân xử.
Theo đó, phía Bệnh viện FV khởi kiện đòi bà Châu bồi thường hơn 1,3 tỷ đồng vì có bài đăng trên Facebook mà nguyên đơn cho là xâm phạm đến danh dự, uy tín của bệnh viện. Trước yêu cầu này, bà Châu phản tố, đòi FV phải bồi thường cho bà hơn 143 triệu đồng chi phí điều trị, tổn thất tinh thần.
Chi 1,3 tỷ xử lý khủng hoảng truyền thông
Đơn khởi kiện của phía Bệnh viện FV trình bày ngày 19/6/2018, bà Châu đến bệnh viện để thăm khám. Thông tin bà Châu cung cấp cho các bác sĩ của bệnh viện là khoảng 3-4 tuần trước, bà đã dùng thuốc ngừa thai khẩn cấp. Những tuần sau đó bà bị chảy máu bất thường nên quyết định đến bệnh viện. Trước đây, bà Châu từng sinh mổ 2 lần.
Các bác sĩ đã thực hiện hai khảo sát: Xét nghiệm thử thai nhanh bằng nước tiểu cho kết quả âm tính; siêu âm thai cho kết quả không có túi thai và có túi dịch hỗn hợp, nhiều khả năng là máu đông.
Trước tình trạng này, bác sĩ quyết định tháo lưu máu trong lòng tử cung bằng phương pháp hút hoặc bằng thuốc Misoprostol. Bà Châu chọn dùng thuốc vì lo phương pháp hút sẽ gây đau. Bà được các bác sĩ dặn dò nếu chảy máu nhiều thì phải quay lại bệnh viện.
Sau đó, bà Châu bị chảy máu nhiều nên trở lại bệnh viện vào đêm 19/6. Khi đó, xét nghiệm thử thai nhanh bằng nước tiểu có kết quả dương tính. Bà Châu được thăm khám bởi bác sĩ trực khoa và được thực hiện thủ thuật hút lòng tử cung cầm máu. Bà ngưng xuất huyết và nằm viện vài ngày.
Đến ngày 22/6, bà Châu xuất viện. Sáng hôm sau, bà đăng tải trên trang Facebook cá nhân bài viết có tiêu đề "Khi bạn có thai và bệnh viện nói không và cho thuốc phá thai để đẩy dịch ứ".
Trong bài viết này, bà Châu nói rằng bà được cho uống thuốc phá thai trong khi đang có thai. Bệnh viện FV cho rằng bà đã kể lại một cách kịch tích tình huống bà được cấp cứu tại đây, tự hỏi về đạo đức của các bác sĩ và kết luận bằng cách yêu cầu mọi người chia sẻ bài viết.
Đại diện Bệnh viện FV (trái) trình bày tại tòa. Ảnh: Hoài Thanh.
Bệnh viện nói bà Châu đăng tải bài viết này sau khi được bác sĩ giải thích việc sẩy thai có thể do bà đã uống thuốc ngừa thai khẩn cấp vài tuần trước đó và đây cũng là lý do khiến bà chảy máu kéo dài.
Ngoài ra, Bệnh viện FV cho rằng mô tả của bà về những gì xảy ra tại bệnh viện hôm đó đều là lời dựng chuyện. "Bà đã kể lại sự việc như thể đây là một sự cố ý khoa nghiêm trọng, là một tội ác và tóm tắt một cách đơn giản là các bác sĩ của Bệnh viện FV đã giết chết bào thai của bà", đơn khởi kiện nêu.
Bài viết của bà Châu đã nhận được hơn 4.500 lượt thích, hơn 3.000 lượt chia sẻ cùng hơn 100 bình luận. Sau đó, các báo đồng loạt đưa tin và phía nguyên đơn cho rằng việc này đã đẩy FV vào cuộc khủng hoảng truyền thông nghiêm trọng.
Ngày 25 và 26/6, FV tổ chức họp báo để trả lời tất cả các câu hỏi, công khai thông tin. Bệnh viện phải chi 1,3 tỷ đồng để thuê công ty truyền thông giải quyết khủng hoảng.
Nguyên đơn trình bày đã thành lập hội đồng chuyên môn vào ngày 26/6, với các chuyên gia hàng đầu của Bệnh viện Từ Dũ. Hội đồng này đã xem xét kỹ hồ sơ bệnh án, chất vấn kỹ nhân viên liên quan và đưa ra kết luận các chẩn đoán, phương pháp điều trị và chăm sóc bệnh nhân của FV là phù hợp.
Từ những lý do trên, Bệnh viện FV cho rằng thông tin bà Châu cung cấp là "sự phỉ báng vô căn cứ, làm tổn hại đến danh tiếng và uy tín của bệnh viện cùng các bác sĩ". Sự việc này buộc FV phải tiến hành nhưng biện pháp tốn kém nhằm ngăn chặn cuộc khủng hoảng truyền thông, hạn chế thiệt hại uy tín cho bệnh viện.
"Bệnh viện gây hậu quả, sao trốn trách nhiệm"
Trước yêu cầu của Bệnh viện FV, bà Châu phản tố, yêu cầu toà án tuyên phạt Bệnh viện FV vi phạm nguyên tắc hành nghề khám chữa bệnh; buộc bệnh viện bồi thường cho bà 143 triệu đồng, là chi phí điều trị, tổn thất tinh thần.
Ngoài ra, bà yêu cầu bệnh viện phải xin lỗi bà trước tòa và đăng cải chính, xin lỗi công khai trên 3 tờ báo, đính chính quyết định gửi Bộ Y tế.
Trình bày tại tòa, bà Châu cho biết điều khiến bà bức xúc là trong cùng một ngày mà buổi sáng thì bệnh viện nói bà không có thai, chỉ có dịch ứ và cho bà uống thuốc đẩy tháo lưu máu; đến tối lại nói bà có thai.
"Chưa bao giờ bác sĩ cho biết tôi đang trong tình trạng thế nào, có thai hay không nhưng lại đưa cho tôi đơn thuốc. Tôi uống xong rồi thì mới biết là có thai. Các bạn nghĩ tâm trạng bệnh nhân thế nào? Sự bất cẩn gây hậu quả như thế mà các người vẫn lẩn trốn trách nhiệm, nói tôi đăng tải thông tin sai sự thật. Chứng minh đi, trình tự y khoa của Bệnh viện FV thế nào?".
Bà Nguyễn Thị Mộng Châu tại tòa. Ảnh: Hoài Thanh.
Bà Châu giải thích việc ghi lên trang Facebook là để cho mọi người biết bà đã đau đớn như thế nào khi mất con chứ không nhằm hạ uy tín của bệnh viện hay bất kỳ người nào.
"Tôi có trang cộng đồng Facebook hơn 100.000 thành viên, nếu tôi thật sự có ý đồ xấu thì tôi không dùng trang Facebook cá nhân đâu", bà Châu nói bằng giọng bức xúc rồi quay sang nói với người đại diện của FV: "Các bạn có hiểu nỗi bức xúc và đau đớn của một người mẹ mất con không?".
Bà Châu cũng phản bác việc Bệnh viện FV cho rằng bà đã uống thuốc tránh thai trước đó 3-4 tuần và vào ngày xuất viện lại yêu cầu bệnh viện xóa thông tin này. Bà cho rằng bà khai rõ ràng với bệnh viện là chỉ uống 1 viên nhưng bác sĩ lại ghi 3 viên. Bà thấy không đúng nhưng không hề yêu cầu xóa.
"Đến bây giờ tôi vẫn băn khoăn là bác sĩ khám cho tôi hôm đó có vấn đề gì về tâm lý không. Trong bản siêu âm ngày 19/6, Bệnh viện FV ghi tên tôi là Minh Châu trong khi tôi tên Mộng Châu".
Đối với việc bệnh viện quy kết cho bà chọn sai phương pháp tháo lưu máu bằng thuốc Misoprostol, bà Châu gay gắt, nước mắt chực trào: "Tôi không có khả năng chọn phương pháp tôi sử dụng là phương pháp gì. Đừng sử dụng câu nói như vậy. Các bạn đến bệnh viện để làm gì, để bác sĩ tư vấn cho bạn hay làm gì? Nếu tôi chọn sai phương pháp thì bác sĩ có chịu trách nhiệm không? Các bạn quy nạp cho bệnh nhân là họ chọn sai phương pháp, trong khi họ tới để họ nghe chuyên môn mà".
Chứng kiến phía Bệnh viện FV tại tòa vẫn giữ nguyên quan điểm cho rằng bệnh viện không sai sót, chính nội dung đăng tải của bà Châu đã làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến bệnh viện, bà Châu nói: "Tôi còn chưa đi kiện mà. Tôi chưa hết đau đớn để đi kiện các bạn à...".
Phiên tòa tiếp tục vào chiều 23/9 với phần tranh luận giữa hai bên.
(Theo Zing)
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Vì sao Bệnh viện Chợ Rẫy, Từ Dũ "thoát" bị xử phạt vi phạm môi trường?
- AstraZeneca thừa nhận vaccine Covid-19 của hãng gây đông máu
- Thói quen của nhiều người Việt trong buổi tối làm tăng nguy cơ ung thư
- Nắng nóng cháy da, làm sao để hồi phục?
- Bạn có chắc sản phẩm Fucoidan Okinawa đang dùng là sản phẩm chính hãng?
- Lễ dâng hương và an tượng Y tổ Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác nhân kỷ niệm Ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/2.
- Lá ổi chứa chất chống ung thư
- Công dụng chữa bệnh của lá ổi có thể bạn chưa biết
- Ăn ổi, đừng bỏ phí vỏ, thậm chí lá vì công dụng kỳ diệu này
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn?
(Tin Môi Trường) - Chế độ ăn tốt giúp sống lâu và khỏe mạnh là chế độ ăn bao gồm nhiều trái cây, các loại hạt và các loại đậu, rau, ngũ cốc nguyên hạt.
Thông nước: Cây Di sản làm thuốc
(Tin Môi Trường) - Thông nước hay Thủy tùng, gọi như vậy vì cây này gần giống cây Thông, nhưng mọc ở dưới nước hay ven nước, tên khoa học là Glyptostrobus pensilis (Staunt.) K. Koch, họ Bụt mọc (Taxodiaceae).
"Kết hợp chết người" nếu dùng Viagra và thứ này cùng lúc
(Tin Môi Trường) - Viagra và một số thuốc trị rối loạn cương dương cùng thành phần có thể gây nguy hiểm khi kết hợp với một loại thuốc dùng trong bệnh động mạch vành.