Bàn làm việc của chúng ta thật... kinh khủng
(19:29:16 PM 19/10/2014)Vi khuẩn đẫy rẫy trên bàn làm việc của chúng ta khi được quét qua tia hồng ngoại - Ảnh: Intel
Tiến sĩ Lisa Ackerley, chuyên gia y tế của Hội Y tế cộng đồng hoàng gia Anh, đã khẳng định điều đó bằng cách thực hiện một video clip cho thấy việc ăn trưa tại bàn làm việc, đặc biệt là khu vực gần máy tính, rất mất vệ sinh.
Theo Daily Mail, tại khu vực bàn phím và chuột máy tính có tới hàng triệu vi khuẩn. Bà Lisa Ackerley giải thích: “Các nghiên cứu gần đây cho biết trên bàn phím máy tính chứa khoảng 3.000 vi khuẩn trên mỗi milimet vuông và ở chuột máy tính là hơn 1.600 vi khuẩn/mm2”.
Trong khi đó ở những khu vực ít sử dụng hơn như điện thoại hay cốc uống nước cũng có khá nhiều vi khuẩn.
Bà Lisa Ackerley kết luận: “Suốt cả ngày có thể bạn đã vướng phải vi khuẩn ở đâu đó, và nếu vì bất cẩn bạn lại quyết định ăn uống ngay tại bàn làm việc mà không rửa tay trước khi ăn, ắt hẳn bạn đã đưa vi khuẩn vào trong cơ thể mình”.
Mà vướng vi khuẩn ở đâu đó thì rất dễ trong môi trường làm việc văn phòng. Theo Daily Mail, một nghiên cứu cho thấy cứ bốn nhân viên văn phòng thì có một không rửa tay sau khi vào nhà vệ sinh.
Ngoài ra, 16% con người chúng ta mang trên mình loại norovirus gây nôn mửa và tiêu chảy nhưng không hề biết vì chúng cũng không gây ra triệu chứng gì.
Theo tiến sĩ Lisa Ackerley, “cũng vì thế mà chúng ta thấy mình khỏe mạnh nhưng thật ra chúng ta vẫn đang đi “gieo rắc” virút khắp chốn, vào nơi làm việc của mình mà không hề hay biết”.
Khi chúng ta đi vệ sinh, nghiên cứu của bà Ackerley cho biết hai bàn tay chúng ta sẽ chứa khoảng 2.000 vi khuẩn/mm2. Đó là vì tay chúng ta tiếp xúc nhiều vật dụng trong nhà vệ sinh chưa được làm sạch sẽ.
Trong khi đó, các nhà khoa học Mỹ sử dụng công nghệ truy tìm virút đã phát hiện thấy mức độ lây lan của virút kinh khủng thế nào trong đời sống hằng ngày. Chẳng hạn từ virút dính trên nắm đấm cửa, chỉ trong vòng 2-4 giờ có thể chu du trong phòng làm việc, khách sạn hoặc cả trong bệnh viện.
Tiến sĩ Ackerley khuyên mọi người trước khi ăn tại bàn làm việc nên rửa tay thật sạch bằng xà phòng. Theo bà, nếu rửa tay kỹ càng chúng ta có thể giảm đến phân nửa nguy cơ mắc bệnh.
Không chỉ thế, nếu rửa tay xong mà sấy hoặc lau tay thật khô thì cũng giúp làm giảm nguy cơ “gieo rắc” vi khuẩn mang mầm bệnh, bởi các nghiên cứu đã cho thấy mầm bệnh dễ lưu giữ ở các bề mặt khi ẩm ướt.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Vì sao Bệnh viện Chợ Rẫy, Từ Dũ "thoát" bị xử phạt vi phạm môi trường?
- AstraZeneca thừa nhận vaccine Covid-19 của hãng gây đông máu
- Thói quen của nhiều người Việt trong buổi tối làm tăng nguy cơ ung thư
- Nắng nóng cháy da, làm sao để hồi phục?
- Bạn có chắc sản phẩm Fucoidan Okinawa đang dùng là sản phẩm chính hãng?
- Lễ dâng hương và an tượng Y tổ Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác nhân kỷ niệm Ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/2.
- Lá ổi chứa chất chống ung thư
- Công dụng chữa bệnh của lá ổi có thể bạn chưa biết
- Ăn ổi, đừng bỏ phí vỏ, thậm chí lá vì công dụng kỳ diệu này
Bài viết mới:
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
- Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không? (26/10/2024)
Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn?
(Tin Môi Trường) - Chế độ ăn tốt giúp sống lâu và khỏe mạnh là chế độ ăn bao gồm nhiều trái cây, các loại hạt và các loại đậu, rau, ngũ cốc nguyên hạt.
Thông nước: Cây Di sản làm thuốc
(Tin Môi Trường) - Thông nước hay Thủy tùng, gọi như vậy vì cây này gần giống cây Thông, nhưng mọc ở dưới nước hay ven nước, tên khoa học là Glyptostrobus pensilis (Staunt.) K. Koch, họ Bụt mọc (Taxodiaceae).
"Kết hợp chết người" nếu dùng Viagra và thứ này cùng lúc
(Tin Môi Trường) - Viagra và một số thuốc trị rối loạn cương dương cùng thành phần có thể gây nguy hiểm khi kết hợp với một loại thuốc dùng trong bệnh động mạch vành.