Ấn Độ là lời cảnh báo cho chúng ta
(17:38:49 PM 04/05/2021)(Tin Môi Trường) - Thế giới và Việt Nam có thể học được gì từ cuộc khủng hoảng Covid-19 ở Ấn Độ? Làm sao chúng ta tránh một cuộc khủng hoảng Covid-19 quy mô lớn xảy ra ở trên chính đất nước của mình?
>> Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” >> Lãnh đạo của VACNE giảng bài tại Hội nghị tập huấn cho cộng đồng Công giáo về bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu >> Cộng đồng góp 1 thì Vinamilk góp thêm 1 để nhân đô hỗ trợ cho học sinh các tỉnh gặp thiên tai >> Sao chổi 80.000 năm mới 'hiện hình' xuất hiện trên bầu trời Việt Nam >> Lãnh đạo VACNE tham dự Hội thảo và tặng sách cho Đại sứ quán Israel
Chúng ta hẳn đã nghĩ 2021 sẽ là một năm tốt lành. Thế giới đã có vaccine (dù chưa nhiều người ở Việt Nam được chích). Trong những tuần tháng 1 và đầu tháng 2, số ca nhiễm virus trên toàn thế giới giảm dần đều. Mỹ, nơi hứng chịu đợt dịch kinh hoàng nhất, dần mở cửa trở lại nhờ vaccine. Chúng ta hẳn đã nghĩ về những chuyến bay quốc tế và các kỳ nghỉ ở nước ngoài.
Và “cơn sóng thần” ập đến Ấn Độ.
Sống ở một đất nước chỉ ghi nhận chưa tới 3.000 ca nhiễm trong một năm như Việt Nam, hơi khó để chúng ta tưởng tượng được sự hỗn loạn và nỗi đau đớn ở Ấn Độ ngay lúc này. Tôi chỉ có thể bàng hoàng khi đọc hết các dòng trạng thái của bạn bè ở Ấn Độ chia sẻ trên Facebook.
Chỉ mới đầu năm nay, nhiều quan chức Ấn Độ đã khẳng định rằng nước này đang “ở trong trận chiến cuối cùng với đại dịch”.
Chuyện gì xảy đến vài tuần sau đó thì chúng ta đều đã biết. Đại dịch Covid-19 đã bùng phát trở lại ở Ấn Độ. Virus lây lan phi mã đến nỗi các bệnh viện không còn đủ giường bệnh và khí oxy y tế cho bệnh nhân, còn các lò hoả thiêu và nghĩa trang dù chạy hết công suất vẫn quá tải.
Câu hỏi đặt ra là: thế giới và Việt Nam có thể học được gì từ cuộc khủng hoảng Covid-19 ở Ấn Độ? Làm sao chúng ta tránh một cuộc khủng hoảng Covid-19 quy mô lớn xảy ra ở trên chính đất nước của mình?
Thứ nhất, rõ ràng rằng Covid-19 không chừa bất kỳ một quốc gia, dân tộc hay giai cấp nào. Virus không quan tâm ta giàu hay nghèo, mạnh hay yếu, da trắng hay da màu. Tất cả chỉ có thể thật sự an toàn khi cả thế giới cùng được bảo vệ trước Covid-19.
Có vaccine là một chuyện; chuyện quan trọng không kém là làm sao mọi người đều được tiêm vaccine. Chìa khoá cho một thế giới an toàn không chỉ là phần lớn nước Mỹ đã được chủng ngừa, mà là những nước đông dân, đang phát triển đạt được miễn dịch cộng đồng.
Ngày nào còn có một vài quốc gia, đặc biệt là những quốc gia đông dân, bị hoành hành bởi đại dịch này thì ngày đó thế giới còn đối mặt với hiểm hoạ tiềm tàng. Trong trường hợp của Ấn Độ, họ là nhà sản xuất vaccine Covid-19 lớn nhất thế giới. Trong số 49 triệu liều vaccine đã được phân phối thông qua COVAX - cơ chế nhằm đảm bảo các quốc gia đang phát triển vẫn được tiếp cận vaccine - 29 triệu liều đến từ Viện Huyết thanh Ấn Độ (SII). Nếu lời tuyên bố chiến thắng của lãnh đạo và quan chức Ấn Độ là hiện thực, nước này sẽ xuất khẩu hàng trăm triệu liều vaccine cho thế giới trong năm nay. Nhưng với tình hình hiện nay, họ buộc phải tập trung nguồn lực để cứu người dân nước mình thay vì xuất khẩu vaccine sang các nước khác.
Nhìn rộng ra, việc chia sẻ vaccine cùng các trang thiết bị y tế thiết yếu, cũng như kinh nghiệm phòng dịch và dập dịch cho các nước láng giềng vào lúc này không còn đơn thuần là một nghĩa cử nhân đạo mà còn là chính sách an ninh khôn ngoan. Cứu bạn bè, cứu láng giềng là cứu lấy chính mình.
Đối với Việt Nam, việc hỗ trợ các nước ASEAN khác kiểm soát dịch là lợi ích sát sườn, đặc biệt là các nước có đường biên giới đất liền với ta như Lào hay Campuchia. Những nước láng giềng càng ổn định, càng chống dịch tốt bao nhiêu thì Việt Nam càng có vùng đệm chắc chắn bấy nhiêu trước đại dịch. Việc tạo ra một cơ sở dữ liệu chung để các nước chia sẻ các thông tin liên quan đến phòng dịch cùng với việc tạo ra một lực lượng “phản ứng nhanh” ASEAN có thể sẽ là hết sức cần thiết để cả khu vực nhanh chóng bình ổn trước hiểm hoạ Covid-19.
Thứ hai, việc các nhà lãnh đạo có những phát biểu thể hiện thái độ quá lạc quan ở Ấn Độ là một trong những nguyên do lớn khiến người dân lơ là cảnh giác. Vì thế, “cẩn tắc vô ưu” nên là kim chỉ nam dẫn dắt các chính sách và phát biểu của giới chức trách.
Trấn an người dân là cần thiết để chính phủ có thể thực hiện được mục tiêu kép, đưa cuộc sống sớm trở về trạng thái “bình thường mới”. Tuy nhiên, các phát ngôn chủ quan sẽ khiến người dân hiểu sai về mức độ nghiêm trọng của dịch bệnh, gia tăng nguy cơ Covid-19 bùng phát trở lại bất kỳ lúc nào - điều đặc biệt nguy hiểm khi mức độ lây nhiễm của các biến chủng virus mới ngày càng mạnh hơn.
Cuối cùng, một cơn sóng thần Covid-19 như ở Ấn Độ có thể ập đến bất kỳ lúc nào dù ta có cẩn trọng đến đâu. Vậy nên cả chính phủ lẫn người dân đều cần chuẩn bị để ứng phó với tình huống xấu nhất. Với chính phủ, cần chuẩn bị sẵn nguồn lực để kiềm toả và dập dịch ngay khi có dấu hiệu chớm bùng dịch ở bất cứ địa bàn nào trên cả nước, đồng thời mô phỏng trước những kịch bản dịch bùng lên ở nhiều địa phương song song cùng lúc. Giải quyết được các tình huống mô phỏng sẽ giúp ta chuẩn bị tâm thế sẵn sàng hơn khi chúng thật sự xảy ra.
Nhưng rốt cuộc thành hay bại nằm ở ý thức của người dân. Trách nhiệm của chúng ta là để tâm hơn tới nguy cơ Covid dù đang đi chơi, công tác hay trong sinh hoạt thường nhật. Những bức ảnh so sánh Lễ hội tôn giáo Kumbh Mela với biển người đi du lịch ở Vũng Tàu hay Đà Lạt - dù không quá tương xứng - mang thông điệp hết sức rõ ràng: nếu không may có một vài người có mầm mống virus thì chúng ta cũng sẽ đối mặt với đại hoạ như người Ấn.
Bài toán cân đối phòng dịch và duy trì cuộc sống “bình thường” chưa bao giờ đơn giản, nhưng cần làm. Việc chuẩn bị trước kế hoạch kinh doanh trong tình hình dịch bệnh và thu xếp thời điểm đi du lịch để tránh những lúc cao điểm cũng mệt mỏi, nhưng chúng ta phải quen, như cách chúng ta làm quen với việc đeo khẩu trang ở nơi công cộng suốt một năm qua. Làm như vậy không phải là ưu tiên phòng dịch hơn mục tiêu kinh tế mà chỉ đơn thuần là kiểm soát rủi ro.
Và hơn hết, đừng quên rằng thực hiện 5K mọi lúc mọi nơi và khai báo y tế kịp thời tuy đơn giản nhưng lại là cách tối ưu nhất để chúng ta bảo vệ mình và người thân của mình trước Covid-19.
NGÔ DI LÂN (Tri thức trực tuyến)
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Vì sao Bệnh viện Chợ Rẫy, Từ Dũ "thoát" bị xử phạt vi phạm môi trường?
- AstraZeneca thừa nhận vaccine Covid-19 của hãng gây đông máu
- Thói quen của nhiều người Việt trong buổi tối làm tăng nguy cơ ung thư
- Nắng nóng cháy da, làm sao để hồi phục?
- Bạn có chắc sản phẩm Fucoidan Okinawa đang dùng là sản phẩm chính hãng?
- Lễ dâng hương và an tượng Y tổ Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác nhân kỷ niệm Ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/2.
- Lá ổi chứa chất chống ung thư
- Công dụng chữa bệnh của lá ổi có thể bạn chưa biết
- Ăn ổi, đừng bỏ phí vỏ, thậm chí lá vì công dụng kỳ diệu này
Bài viết mới:
- Hội thảo đánh giá cuối kỳ dự án giảm thiểu tác động của đốt lộ thiên và sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật trong nông nghiệp (23/11/2024)
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn?
(Tin Môi Trường) - Chế độ ăn tốt giúp sống lâu và khỏe mạnh là chế độ ăn bao gồm nhiều trái cây, các loại hạt và các loại đậu, rau, ngũ cốc nguyên hạt.
Thông nước: Cây Di sản làm thuốc
(Tin Môi Trường) - Thông nước hay Thủy tùng, gọi như vậy vì cây này gần giống cây Thông, nhưng mọc ở dưới nước hay ven nước, tên khoa học là Glyptostrobus pensilis (Staunt.) K. Koch, họ Bụt mọc (Taxodiaceae).
"Kết hợp chết người" nếu dùng Viagra và thứ này cùng lúc
(Tin Môi Trường) - Viagra và một số thuốc trị rối loạn cương dương cùng thành phần có thể gây nguy hiểm khi kết hợp với một loại thuốc dùng trong bệnh động mạch vành.