Amiăng - biết độc vẫn dùng: Thế giới cấm từ lâu
(07:52:23 AM 29/07/2014)
Một hộ dân ở tỉnh Cà Mau hứng nước mưa từ tấm lợp có chất amiăng Ảnh: DUY NHÂN
Hơn 20 năm trước, nhiều nước trên thế giới đã cấm sử dụng amiăng màu sau khi được cảnh báo đây là chất cực độc; amiăng trắng vẫn được sử dụng trong sản xuất tấm lợp, chất cách điện, cách nhiệt... nhưng đi kèm yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn.
Tại hội thảo khoa học “Amiăng với sức khỏe” do Bộ Y tế phối hợp Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức mới đây, GS Ken Takahashi - Giám đốc Trung tâm Hợp tác với Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) về sức khỏe nghề nghiệp, ĐH Sức khỏe môi trường và nghề nghiệp Nhật Bản - cho biết tất cả các dạng amiăng đều có khả năng gây ung thư. Nhật Bản cấm sử dụng amiăng trắng từ năm 2006 sau một sự cố khiến nước này phải bồi thường 100 triệu USD cho 274 người từng ở gần nhà máy amiăng.
Đồng quan điểm trên, TS Nasir Hassan, chuyên gia về sức khỏe môi trường của WHO khu vực Tây Thái Bình Dương, khẳng định thông tin amiăng trắng sẽ an toàn nếu sử dụng trong một ngưỡng nhất định là hoàn toàn sai. Hằng năm, hơn 100.000 người chết do các bệnh liên quan đến amiăng và tốt nhất là ngừng sử dụng để bảo vệ sức khỏe cộng đồng.
GS Nico van Zandwijk - Viện Nghiên cứu các bệnh liên quan đến amiăng, ĐH Sydney (Úc) - khẳng định bên cạnh gánh nặng về y tế, những khoản bồi thường khổng lồ thì chi phí về môi trường, đặc biệt là khắc phục chất thải amiăng cũng rất lớn. Liên minh châu Âu, Ngân hàng Thế giới và Mỹ cũng ủng hộ việc cấm sử dụng amiăng.
Amiăng gây nên nhiều hệ lụy là vậy nhưng tại Việt Nam, hiện có hơn 3.000 sản phẩm thương mại sử dụng amiăng như tấm lợp AC, tấm cách âm, phanh ô tô... Ngoài ra, trong quy trình khai thác mỏ, đóng tàu thủy, phá dỡ hoặc cải tạo các công trình kiến trúc đều có sử dụng vật liệu amiăng… Hơn 10 năm nay, Việt Nam là 1 trong 10 nước tiêu thụ amiăng nhiều nhất thế giới; mỗi năm nhập khẩu khoảng 65.000 tấn, sản xuất 106 triệu m2 tấm lợp AC ở hơn 40 cơ sở sản xuất với hơn 5.000 lao động.
Theo TS Lương Mai Anh, Phó Cục trưởng Cục Quản lý môi trường y tế - Bộ Y tế, vấn đề bảo hộ lao động trong các cơ sở sản xuất liên quan đến amiăng còn lỏng lẻo. Nhiều nơi, công nhân dùng tay không bốc amiăng, đi chân trần trên nền đất rơi vãi amiăng; không mặc quần áo bảo hộ, không đeo khẩu trang khi làm việc với amiăng. Đáng lo ngại, nhiều gia đình vẫn lợp mái nhà bằng tấm lợp có chất amiăng, sau đó hứng nước mưa dưới mái nhà để sử dụng, uống trực tiếp nước có thôi nhiễm sợi amiăng.
Bác sĩ Trần Tuấn, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Đào tạo phát triển cộng đồng - Liên hiệp Các hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, lo lắng: “Tại sao chúng ta cứ lần lữa trong việc nói không với amiăng trong khi thế giới đã chỉ ra hàng loạt nguy cơ về sức khỏe? Đây là điều đi ngược với xu hướng của thế giới”.
Các nhà khoa học khẳng định việc nghiên cứu chứng minh thêm các tác hại của amiăng tại Việt Nam không cần thiết. Điều quan trọng là cần tìm biện pháp xử lý chất thải amiăng và bảo vệ sức khỏe cộng đồng.
Việt Nam nên sớm cấm amiăng
Mới đây, Bộ Y tế đã soạn thảo tờ trình Thủ tướng Chính phủ đề nghị đưa ra một lộ trình tiến tới cấm sử dụng amiăng vào năm 2020. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia quốc tế nhận định Việt Nam cần có cái nhìn chiến lược từ những bài học của Nhật và Úc trong vấn đề amiăng để không quyết định quá muộn về kinh tế cũng như sức khỏe cộng đồng. Bởi sau nhiều năm tranh cãi, Việt Nam vẫn chưa có bất cứ công nghệ, quy trình nào xử lý được các phế thải này.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Vì sao Bệnh viện Chợ Rẫy, Từ Dũ "thoát" bị xử phạt vi phạm môi trường?
- AstraZeneca thừa nhận vaccine Covid-19 của hãng gây đông máu
- Thói quen của nhiều người Việt trong buổi tối làm tăng nguy cơ ung thư
- Nắng nóng cháy da, làm sao để hồi phục?
- Bạn có chắc sản phẩm Fucoidan Okinawa đang dùng là sản phẩm chính hãng?
- Lễ dâng hương và an tượng Y tổ Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác nhân kỷ niệm Ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/2.
- Lá ổi chứa chất chống ung thư
- Công dụng chữa bệnh của lá ổi có thể bạn chưa biết
- Ăn ổi, đừng bỏ phí vỏ, thậm chí lá vì công dụng kỳ diệu này
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn?
(Tin Môi Trường) - Chế độ ăn tốt giúp sống lâu và khỏe mạnh là chế độ ăn bao gồm nhiều trái cây, các loại hạt và các loại đậu, rau, ngũ cốc nguyên hạt.
Thông nước: Cây Di sản làm thuốc
(Tin Môi Trường) - Thông nước hay Thủy tùng, gọi như vậy vì cây này gần giống cây Thông, nhưng mọc ở dưới nước hay ven nước, tên khoa học là Glyptostrobus pensilis (Staunt.) K. Koch, họ Bụt mọc (Taxodiaceae).
"Kết hợp chết người" nếu dùng Viagra và thứ này cùng lúc
(Tin Môi Trường) - Viagra và một số thuốc trị rối loạn cương dương cùng thành phần có thể gây nguy hiểm khi kết hợp với một loại thuốc dùng trong bệnh động mạch vành.