5 điều tốt, 7 điều xấu do nắng tác động đến cơ thể
(18:15:40 PM 06/04/2018)(Tin Môi Trường) - Mặt trời có nhiều tác động tích cực đối với sức khỏe chúng ta. Tuy nhiên, đôi khi nó lại có những ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe.
>> Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam >> Đổi mới, sáng tạo làm nên chất "Vàng" cho thương hiệu Vinamilk >> Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái trực tiếp trao Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam cho đại diện Khu bảo tồn Chế Tạo huyện Mù Cang Chải >> Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam >> Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long
Ảnh: UnityPoint Health
Cũng giống như nhiều thứ khác, ánh nắng mặt trời nên được tiếp xúc với mức độ vừa phải để tránh bị cháy nắng, nóng nảy, nếp nhăn và ung thư da.
5 điều tốt:
1. Nâng cao tâm trạng
Bác sĩ Bligard nói rằng những ngày tràn ngập ánh sáng mặt trời làm cho mọi người cảm thấy tốt hơn và có nhiều năng lượng hơn. Serotonin trong não tăng lên khiến tâm trạng được cải thiện. Không có gì ngạc nhiên khi mức độ serotonin cao nhất vào mùa hè.
2. Điều trị chứng trầm cảm theo mùa
Ở một số người, việc thiếu ánh sáng mặt trời vào mùa đông dường như sẽ gây ra sự trầm cảm. Triệu chứng bao gồm tâm trạng xấu, khó khăn trong công việc và giữ các mối quan hệ bạn bè, ăn quá nhiều, mệt mỏi và ngủ quá nhiều... Trầm cảm theo mùa, trước đây gọi là chứng rối loạn tình cảm theo mùa hay rối loạn ảnh hưởng theo rất hiếm trong những tháng ấm áp.
3. Giảm căng thẳng
Mọi người đều kinh nghiệm căng thẳng vì nhiều yếu tố, chẳng hạn như gia đình, công việc và vấn đề sức khoẻ. Tiến sĩ Bligard nói rằng căng thẳng có thể được giải tỏa bằng nhiều cách khác nhau, bao gồm tập thể dục, có sở thích thư giãn, đi dạo với con chó hoặc bằng cách ra ngoài không khí trong lành để tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.
4. Cải thiện giấc ngủ
Ánh sáng mặt trời làm ảnh hưởng đến lượng melatonin trong não (chất giúp nhận biết khi nào thì ngủ). Việc sản xuất melatonin bị ức chế bởi ánh sáng và tăng mức khi vào tối, nên melatonin còn được gọi là "hormone của bóng tối". Đỉnh sản xuất vào giữa đêm, rồi giảm dần vào nửa sau của đêm. Ở vùng mà đêm tối triền miên, phải cần đến sự hỗ trợ của ánh sáng nhân tạo để giảm bóng tối âm u chỉ còn khoảng 8 giờ mỗi ngày.
5. Vitamin D
Vitamin D là một vitamin tham gia vào việc duy trì sức khỏe của xương. Một cách để bạn có thể nhận được vitamin mặt trời này là tiếp xúc với ánh sáng cực tím trong ánh sáng mặt trời. Tuy nhiên, chỉ cần phơi nắng 15 phút vào buổi sáng và chiều để cung cấp đủ lượng Vitamin D cần thiết.
7 điều xấu:
1. Tổn thương mắt
Việc tiếp xúc lâu dài với ánh sáng cực tím từ ánh nắng mặt trời có thể làm hỏng võng mạc (phía sau mắt, nơi các thanh và hình nón tạo ra hình ảnh, sau đó được gửi đến các trung tâm thị giác trong não). Tia UV cũng là một yếu tố trong sự phát triển của đục thủy tinh thể.
2. Kiệt sức
Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Bệnh tật Mỹ (CDC), kiệt sức vì nóng là phản ứng của cơ thể đối với việc mất nước và muối quá mức, thường là do đổ mồ hôi nhiều. Các triệu chứng kiệt sức vì nóng thường gặp như đau đầu, buồn nôn, chóng mặt, đuối sức, cáu gắt, khát, nhiệt độ cơ thể tăng…
3. Sốc nhiệt
Nếu kiệt sức do nóng không được điều trị, nó có thể dẫn đến sốc nhiệt, có thể đe dọa tính mạng. Sốc nhiệt làm cho nhiệt độ cơ thể tăng lên nhanh chóng và có thể đạt tới 41 độ C trong 10 đến 15 phút.
Khi bị sốc nhiệt cần sự chăm sóc y tế ngay lập tức vì nếu nó không được điều trị, nó có thể gây tử vong hoặc tàn tật vĩnh viễn.
Các triệu chứng sốc nhiệt mê sảng, mất ý thức (hôn mê), da nóng, khô hoặc đổ mồ hôi nhiều, động kinh.
4. Cháy nắng
Ánh sáng tia cực tím là nguyên nhân gây cháy nắng, những triệu chứng thường xuất hiện sau khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời từ 4 - 5 giờ.
Các triệu chứng chung của cháy nắng như da bị đỏ, đau, sưng, hoặc một số biểu hiện giống bệnh cúm như buồn nôn, sốt, ớn lạnh hoặc nhức đầu…
5. Da phát ban
Phát ban da thường xảy ra trong thời tiết nóng ẩm, da nổi lên các cụm đỏ của mụn nước và thường xuất hiện trong nếp gấp da, nếp gấp khuỷu tay, háng hoặc trên cổ và ngực trên.
Để giảm tình trạng phát ban do nhiệt chỉ cần thay đổi sang môi trường mát mẻ để ngăn ngừa mồ hôi, giữ cho vùng da được khô thoáng. Tránh không dùng các loại thuốc dạng kem.
6. Ung thư da
Thời gian da xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời càng nhiều năm nguy cơ phát triển ung thư da càng cao.
Có ba loại ung thư da phổ biến (theo thứ tự thường xảy ra):
- Ung thư biểu mô tế bào đáy (BCC): một dạng ung thư da phổ biến nhất, phát triển rất chậm, thường xuất hiện vùng đầu và cổ, nơi tiếp xúc ánh nắng nhiều nhất. BCC dễ nhận biết qua hình dáng như vết sưng tròn màu trắng hoặc hồng, ở giữa vết sưng thường lõm;
- Ung thư biểu mô tế bào vảy (SCC): có thể xảy ra bất kỳ nơi nào trên cơ thể. SCC thường phát triển chậm và khó khăn để nhận biết. SCC có thể khác nhau về mức độ nghiêm trọng và có thể cần các phương pháp phẫu thuật đặc biệt, chẳng hạn như Mohs Surgery, để loại bỏ, nếu chúng lớn hoặc trong các khu vực khó điều trị)
- U ác tính: là loại ung thư da ít phổ biến nhất nhưng nó đang tăng lên hàng năm, đặc biệt là phụ nữ trẻ từ 18-29 tuổi. Nó có thể xảy ra ở bất cứ nơi nào trên cơ thể. Điều quan trọng là u ác tính được chẩn đoán sớm, vì khối u mỏng hơn thì càng ít lan truyền ra. Mặc dù có rất nhiều nghiên cứu điều trị u ác tính, hiện nay tốt nhất là phẫu thuật cắt bỏ khối u và bất kỳ hạch bạch huyết liên quan trước khi nó lan ra).
7. Nếp nhăn/ lão hóa
Ánh nắng mặt trời là một yếu tố quan trọng trong sự phát triển lão hóa da. Tia UV làm tổn thương collagen và các mô đàn hồi trên da, do đó da trở nên mỏng manh và không co lại trở lại, gây ra chùng xuống. Yếu tố duy nhất làm da lão hóa tồi tệ hơn tiếp xúc với tia UV là hút thuốc.
Phần lớn các tổn thương da của chúng ta do ánh nắng mặt trời có thể được ngăn ngừa. Kem chống nắng phải được sử dụng 20 phút trước khi đi ra ngoài dưới ánh mặt trời và nên được sử dụng lại sau hai giờ dưới ánh mặt trời và sau khi bơi hoặc đổ mồ hôi nhiều. Bạn cũng có thể tự bảo vệ mình với kính mát lọc tia UV. Che chắn da với quần áo và đội rộng vành (trên 10cm).
Nếu hoạt động ngoài trời trong thời gian dài, cần tìm những nơi có bóng râm che phủ. Đến chuyên gia y tế hoặc bác sĩ da liễu khi có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào về da trên cơ thể.
(Theo UnityPoint Health)
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Vì sao Bệnh viện Chợ Rẫy, Từ Dũ "thoát" bị xử phạt vi phạm môi trường?
- AstraZeneca thừa nhận vaccine Covid-19 của hãng gây đông máu
- Thói quen của nhiều người Việt trong buổi tối làm tăng nguy cơ ung thư
- Nắng nóng cháy da, làm sao để hồi phục?
- Bạn có chắc sản phẩm Fucoidan Okinawa đang dùng là sản phẩm chính hãng?
- Lễ dâng hương và an tượng Y tổ Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác nhân kỷ niệm Ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/2.
- Lá ổi chứa chất chống ung thư
- Công dụng chữa bệnh của lá ổi có thể bạn chưa biết
- Ăn ổi, đừng bỏ phí vỏ, thậm chí lá vì công dụng kỳ diệu này
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn?
(Tin Môi Trường) - Chế độ ăn tốt giúp sống lâu và khỏe mạnh là chế độ ăn bao gồm nhiều trái cây, các loại hạt và các loại đậu, rau, ngũ cốc nguyên hạt.
Thông nước: Cây Di sản làm thuốc
(Tin Môi Trường) - Thông nước hay Thủy tùng, gọi như vậy vì cây này gần giống cây Thông, nhưng mọc ở dưới nước hay ven nước, tên khoa học là Glyptostrobus pensilis (Staunt.) K. Koch, họ Bụt mọc (Taxodiaceae).
"Kết hợp chết người" nếu dùng Viagra và thứ này cùng lúc
(Tin Môi Trường) - Viagra và một số thuốc trị rối loạn cương dương cùng thành phần có thể gây nguy hiểm khi kết hợp với một loại thuốc dùng trong bệnh động mạch vành.