»

Thứ hai, 25/11/2024, 04:24:14 AM (GMT+7)

“Tác dụng phụ” đáng sợ của máy ozone

(21:11:24 PM 05/05/2014)
(Tin Môi Trường) - “Máy ozone có tác dụng rất tốt nhưng phải dùng đúng, nếu không sẽ gây độc hại” - GS Nguyễn Hoàng Nghị (Viện Vật lý Kỹ thuật, ĐH Bách khoa Hà Nội) khẳng định.

Công dụng “vạn năng”

Hiện nay, thực phẩm chứa hóa chất, vi khuẩn tràn lan trên thị trường, nên nhiều hộ dân đã sắm máy sục nước ozone coi như “tấm lá chắn” bảo vệ sức khỏe mọi người trong gia đình.
 


Lầm tưởng máy sục nước ozone có thể khử được tất cả các loại virus, vi khuẩn...


Là người thường xuyên lo chuyện cơm nước trong gia đình, chị Nguyễn Thị Lan Anh (Từ Liêm, Hà Nội) tỏ ra lo lắng: “Thực phẩm bây giờ tiềm ẩn nhiều hóa chất độc hại do sử dụng thuốc kích thích, nên tôi phải sắm một chiếc máy sục nước ozone để đảm bảo sức khỏe cho gia đình. Một thời gian sử dụng phát hiện người trong gia đình hay bị bệnh như tai, mũi, họng nhẹ không rõ nguyên nhân là do đâu?”.

Cũng theo chị Lan Anh cho biết, dùng máy ozone sục vào thực phẩm thì thấy các bọt bẩn từ thực phẩm nổi lên mặt nước. Để an toàn, sau 15 phút sục bằng máy ozone thì vớt thực phẩm ra chế biến sẽ an toàn tuyệt đối.

Trong vai một khách hàng, PV được nhân viên bán hàng cho biết: “Máy sục nước ozone có rất nhiều loại khác nhau, giá thành có sự chênh lệch đáng kể. Cụ thể, nếu là máy Trung Quốc có giá từ 150.000đ/chiếc – 350.000đ/chiếc; Máy Việt Nam từ 500.000 – 800.000 đ/chiếc; máy Nhật Bản, Hàn Quốc từ 2,2 – 4,5 triệu đồng/chiếc; máy của Đức, Pháp, Nhật trên 10 triệu đồng/chiếc”. “Tại sao máy sục nước ozone lại có giá chênh lệch nhau đến thế? Có an toàn đến sức khỏe người sử dụng không?” – PV hỏi. “Do chất lượng của từng máy sục anh ạ, nhưng công dụng như nhau đều an toàn và làm sạch thực phẩm” – Nhân viên đon đả trả lời. “Công dụng như nhau mà chất lượng khác nhau, khác nhau như thế nào?” – PV căn vặn. Tránh câu trả lời, nhân viên bán hàng lấy lý do “bận” rồi chuồn thẳng.

Nguy cơ mắc bệnh tai, mũi, họng mãn tính

Các chuyên gia cho biết, khí ozone có thể tiêu diệt sạch vi khuẩn, hoá chất độc hại bám trên bề mặt, nhưng hoàn toàn “bất lực” nếu chúng ngấm sâu vào thực phẩm. Thậm chí, ngay cả khi tiếp xúc trực tiếp máy ozone cũng không loại bỏ được hết các độc tố, vi khuẩn vì có hàng nghìn chất độc, hàng nghìn hóa chất trong khi chỉ mình ozone sẽ không thể phá hủy được tất cả. Đáng lưu ý, trong quá trình sử dụng máy ozone phóng điện tạo ra oxit nitơ rất có hại cho đường hô hấp. Nếu thường xuyên hít phải khí này sẽ mắc bệnh mãn tính về tai, mũi, họng: viêm mũi, hen phế quản mãn tính, viêm kết giác mạc, viêm phổi mãn tính”.

Theo G.S Nguyễn Hoàng Nghị (Viện Vật lý Kỹ thuật, ĐH Bách khoa Hà Nội) khẳng định: “Máy ozone có tác dụng rất tốt nhưng phải dùng đúng, nếu không sẽ gây độc hại. Ngoài ra, nhiều loại máy lọc nước chưa qua kiểm tra, giám định chất lượng sản phẩm vẫn được bày bán tràn lan trên thị trường”.

Các chuyên gia khuyến cáo, để sử dụng máy lọc nước an toàn, khắc phục tình trạng tạo ra khí oxit nitơ của máy sục ozone phải đi kèm một máy xử lý làm khô không khí (thiết bị khử ẩm). Nhưng hiện nay đa số các máy tạo ozone bán trên thị trường đều không sử dụng thiết bị này do giá thành cao. Để kiểm tra máy sục nước ozone tốt hay không có thể dùng giấy quỳ để thử, nếu máy tốt (độ PH trung tính), giấy sẽ giữ nguyên màu vàng; ngược lại giấy sẽ chuyển thành màu hồng hoặc đỏ.

(Theo CLVN)
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: “Tác dụng phụ” đáng sợ của máy ozone

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
CPECO VACNE
Tin Môi Trường
 Thông nước: Cây Di sản làm thuốc

Thông nước: Cây Di sản làm thuốc

(Tin Môi Trường) - Thông nước hay Thủy tùng, gọi như vậy vì cây này gần giống cây Thông, nhưng mọc ở dưới nước hay ven nước, tên khoa học là Glyptostrobus pensilis (Staunt.) K. Koch, họ Bụt mọc (Taxodiaceae).

VACNE 30 năm
 "Kết hợp chết người" nếu dùng Viagra và thứ này cùng lúc

"Kết hợp chết người" nếu dùng Viagra và thứ này cùng lúc

(Tin Môi Trường) - Viagra và một số thuốc trị rối loạn cương dương cùng thành phần có thể gây nguy hiểm khi kết hợp với một loại thuốc dùng trong bệnh động mạch vành.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI