Tiêm thuốc làm trắng da: Đừng đùa với tính mạng
(08:29:20 AM 16/12/2012)
“Trắng siêu tốc, không tì vết!”
Sau tắm trắng, thuốc uống làm trắng, thời gian gần đây, trên thị trường rộ lên “mốt” làm trắng da bằng phương pháp tiêm thuốc. Không chỉ xuất hiện ở nhiều spa với giá cao ngất ngưởng (trên dưới 100 triệu đồng), thuốc tiêm trắng còn được bày bán nhan nhản trên các trang mạng. Hầu hết các chủ hàng đều quảng cáo, thuốc tiêm trắng được xách tay từ Thái Lan, Nhật Bản, Thụy Sĩ… có tác dụng trắng tức thì chỉ sau mũi tiêm đầu tiên.
Lần theo một trang quảng cáo, chúng tôi tìm đến một tiệm làm tóc nhỏ trên phố Khâm Thiên (Hà Nội). Vừa nghe hỏi thuốc tiêm trắng, chủ cửa hàng tên N. đã mau mắn lấy ra gần chục mặt hàng để chào mời. N. quả quyết: “Tiêm trắng là phương pháp hiệu quả nhất hiện nay. Tắm trắng, lột da, kem trắng chỉ làm trắng da được khoảng 50% và các vùng kín như nách, háng, bẹn… không sáng lên được. Trong khi đó, tiêm trắng có thể làm trắng da toàn thân, trắng không tì vết thì chỉ trong vòng một tháng”.
Theo N., thuốc tiêm trắng có nhiều loại, trong đó rẻ nhất là mặt hàng NC24 Whitening có xuất xứ từ Nhật Bản, giá 3,5 triệu đồng. Tuy nhiên, với thành phần chủ yếu là collagen và vitamin C, loại thuốc này chỉ khiến da sáng lên. Muốn trắng mịn, phải sử dụng các loại thuốc có chứa cả ba thành phần: collagen, vitamin C và glutathione như Glutax 5G, Aqua Skin Whitening... Mỗi hộp có giá dao động từ 5,5 - 7,5 triệu đồng, bao gồm năm lần tiêm (tĩnh mạch), kéo dài trong năm tuần. “Để đạt hiệu quả cao”, chủ hàng còn giới thiệu thêm hai loại thuốc tiêm kết hợp, một loại thuốc bổ sung collagen, có giá 5,6 triệu đồng và một loại chiết xuất từ nhau thai cừu, giá 15 triệu đồng. “Nếu tiêm kết hợp, chỉ sau ba lần tiêm là chị có thể sở hữu làn da hoàn hảo, không phải đợi kết thúc cả lộ trình”, N. tư vấn. Theo lời quảng cáo, việc tiêm kết hợp sẽ mang lại công dụng tuyệt vời. Ngoài việc làm trắng da, xóa hết mụn và tàn nhang, thuốc còn khiến cơ thể khỏe khoắn, làm hồng nhũ hoa và… tăng cường sinh lý cho chị em!
Như vậy, với một lộ trình tiêm trắng đầy đủ, khách hàng sẽ phải bỏ ra số tiền từ 10 - 20 triệu đồng. N. đảm bảo với chúng tôi, đây là phương pháp an toàn nhất, hầu như không có tác dụng phụ và có khả năng duy trì làn da trắng trong vòng hai năm. Thấy chúng tôi chưa hết băn khoăn, N. nói thêm: “Cửa hàng em có đội ngũ bác sĩ da liễu trợ giúp nên có thể đưa chị vào bệnh viện tiêm. Nếu không thoải mái, chị có thể tiêm tại cửa hàng. Chị chưa dùng nên còn phân vân chứ ở cửa hàng em, nhiều khách hàng ở xa vẫn tự mua về tiêm”.
Hiểm họa khôn lường
Phân tích công dụng làm trắng da của các thành phần chính trong thuốc, BS Nguyễn Thế Hùng - Bệnh viện Quân đội 108, cho biết: “Glutathione là chất oxy hóa mạnh được tìm ra từ đầu thế kỷ XXI. Đây là một protid nội sinh, có ở tất cả các tế bào động vật với tác dụng chống oxy hóa, chống gốc tự do bằng việc tái tạo vitamin C và E. Vì vậy, glutathione giúp trẻ hóa cơ thể, chống stress, kéo dài tuổi thọ, chống lại bệnh tật và tăng cường hệ miễn dịch, giải độc cơ thể thông qua thải độc của gan. Tuy nhiên, tác dụng làm trắng da của glutathione chưa được kiểm chứng và đang còn gây nhiều tranh cãi”.
BS Hùng dẫn chứng kết quả nghiên cứu của Cơ quan Quản lý thuốc và thực phẩm Philippines, công bố ngày 31/5/2012: “Lạm dụng glutathione làm trắng da có thể gây suy thận, nhiễm độc máu, hoại tử biểu bì da, thậm chí có thể dẫn tới tử vong”. Không xa lạ với nhiều người vì glutathione, collagen là chất khá quen thuộc trong công nghiệp mỹ phẩm. “Bản chất là một protein có ở mọi tổ chức cơ quan trong cơ thể, tạo các sợi mô làm da căng mịn, song cho tới nay, sản phẩm này chỉ được dùng theo đường uống và bôi trên da, không được tiêm”, BS Hùng phân tích.
Bên cạnh đó, BS Hùng khẳng định, vitamin C đã được WHO và Bộ Y tế Việt Nam khuyến cáo không nên dùng tiêm đường tĩnh mạch. Dùng vitamin C liều cao kéo dài sẽ gây ra bệnh sỏi đường tiết niệu, đặc biệt, tiêm tĩnh mạch liều cao có thể làm tan máu, giảm độ bền của hồng cầu, hoặc bị sốc phản vệ…
Theo PGS-TS Nguyễn Văn Đoàn - Giám đốc Trung tâm Dị ứng và miễn dịch lâm sàng, Bệnh viện Bạch Mai, bất cứ loại thuốc nào khi sử dụng đều phải có chỉ định của bác sĩ, không thể tùy tiện mua bán dù hướng tới mục đích chữa bệnh hay hỗ trợ làm đẹp. Trong thành phần thuốc tiêm trắng, glutathione và collagen đều có chứa acid amin nên rất dễ gây dị ứng. Bên cạnh đó, phương pháp tiêm thẳng vào tĩnh mạch lại càng không an toàn. Nếu bệnh nhân phản ứng thuốc, nhẹ thì phát ban, nổi mẩn, nặng thì sốc phản vệ, nhiễm độc, thậm chí đe dọa đến tính mạng.
Không chỉ cảnh báo việc thuốc tiêm trắng có khả năng gây nguy hiểm tới sức khỏe người sử dụng, BS Nguyễn Thế Hùng còn khuyến cáo: “Sắc tố da bình thường không chỉ đặc trưng cho chủng tộc mà còn có tác dụng bảo vệ cơ thể chống lại tia cực tím, nguyên nhân gây ung thư da. Vì vậy, chị em không nên tìm mọi biện pháp làm trắng da, bởi sẽ làm mất khả năng tự bảo vệ của cơ thể”.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Vì sao Bệnh viện Chợ Rẫy, Từ Dũ "thoát" bị xử phạt vi phạm môi trường?
- AstraZeneca thừa nhận vaccine Covid-19 của hãng gây đông máu
- Thói quen của nhiều người Việt trong buổi tối làm tăng nguy cơ ung thư
- Nắng nóng cháy da, làm sao để hồi phục?
- Bạn có chắc sản phẩm Fucoidan Okinawa đang dùng là sản phẩm chính hãng?
- Lễ dâng hương và an tượng Y tổ Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác nhân kỷ niệm Ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/2.
- Lá ổi chứa chất chống ung thư
- Công dụng chữa bệnh của lá ổi có thể bạn chưa biết
- Ăn ổi, đừng bỏ phí vỏ, thậm chí lá vì công dụng kỳ diệu này
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn?
(Tin Môi Trường) - Chế độ ăn tốt giúp sống lâu và khỏe mạnh là chế độ ăn bao gồm nhiều trái cây, các loại hạt và các loại đậu, rau, ngũ cốc nguyên hạt.
Thông nước: Cây Di sản làm thuốc
(Tin Môi Trường) - Thông nước hay Thủy tùng, gọi như vậy vì cây này gần giống cây Thông, nhưng mọc ở dưới nước hay ven nước, tên khoa học là Glyptostrobus pensilis (Staunt.) K. Koch, họ Bụt mọc (Taxodiaceae).
"Kết hợp chết người" nếu dùng Viagra và thứ này cùng lúc
(Tin Môi Trường) - Viagra và một số thuốc trị rối loạn cương dương cùng thành phần có thể gây nguy hiểm khi kết hợp với một loại thuốc dùng trong bệnh động mạch vành.