Sống xanh
Xã hội hóa công tác bảo vệ môi trường ở Gia Lai
(15:00:32 PM 17/12/2015)Theo xu thế hội nhập, kinh tế - xã hội ở Chư Sê đang ngày càng phát triển, đời sống của người dân trên địa bàn dần được ổn định và nâng cao. Tuy nhiên, mặt trái của đô thị hóa là tình trạng ô nhiễm môi trường, trong đó lượng rác thải tại khu trung tâm thị trấn và một số xã lân cận đang là mối lo ngại bởi đã ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống và sinh hoạt ở các khu dân cư.
Xã hội hóa công tác bảo vệ môi trường -Ảnh minh họa: TL
Tại khu trung tâm thị trấn Chư Sê, trong quá trình thực hiện "đô thị hoá", lượng rác thải ra ngoài cần phải xử lý trung bình mỗi ngày 40 tấn (tương đương 100m3). Huyện đã quy hoạch khu xử lý rác thải tại địa bàn xã Ia Pal rộng 7,5ha và giao nhiệm vụ cho Ban Quản lý Công trình đô thị - Vệ sinh Môi trường Chư Sê thực hiện việc thu gom và xử lý lượng rác thải này trên địa bàn. Tuy nhiên, do việc đầu tư còn nhiều khó khăn và chưa đồng bộ nên khâu xử lý rác thải của Ban Quản lý vẫn còn mang tính thủ công, không những môi trường chưa sạch mà còn gây lãng phí về nguồn "nguyên liệu" này. Do đó, hàng ngày, lượng rác thải tại khu trung tâm thị trấn được thu gom rồi đưa về bãi rác xử lý bằng cách đào hố chôn lấp, dẫn đến mùi hôi thối nồng nặc lan toả đến nhiều khu dân cư trong vùng.
Trước thực trạng trên, năm 2010, anh Lê Thiện An - một người dân quê ở tỉnh Quảng Trị, sinh sống nhiều năm trên địa bàn thị trấn Chư Sê đã mạnh dạn đầu tư xây dựng nhà máy xử lý rác thải Phương Hướng (Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển Môi trường ViWaSeen Phương Hướng) theo quy chuẩn sạch và được chính quyền địa phương cũng như đông đảo người dân ủng hộ. Huyện đã dành 3 ha đất trong khu xử lý rác thải trước đây cho anh Thiện thuê và được hưởng đầy đủ các chế độ ưu đãi theo quy định hiện hành như: miễn giảm tiền thuê đất, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế giá trị gia tăng... Sau hơn 4 năm đầu tư xây dựng, đến nay công trình đã cơ bản hoàn thành các hạng mục chính về nhà xưởng và dây chuyền xử lý rác thải đưa vào hoạt động được hơn 1 tháng nay, với tổng số vốn đầu tư 15,7 tỷ đồng. Riêng về hệ thống lò đốt, hiện anh đang đặt hàng tại thành phố Đà Nẵng có giá trị 2,7 tỷ đồng và sẽ hoàn thành lắp đặt vào đầu năm 2016.
Anh Lê Thiện An - Giám đốc Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển Môi trường ViWaSeen Phương Hướng cho biết, hiện nay tổng lượng rác thải thu gom và xử lý hàng ngày trên địa bàn thị trấn Chư Sê và một số xã lân cận mới chỉ đạt 50% công nhà máy. Do đó, nhà máy sẽ mở rộng việc thu gom rác ở một số huyện lân cận chưa có nhà máy xử lý rác thải như huyện Phú Thiện, Chư Pưh...
Từ khi có nhà máy xử lý rác thải Phương Hướng đi vào hoạt động đã góp phần giữ gìn môi trường sạch ở khu trung tâm thị trấn Chư Sê. Bên cạnh đó, Công ty cũng đã giải quyết việc làm ổn định cho 13 lao động là người dân tộc địa phương với mức thu nhập bình quân 3,6 triệu đồng/tháng/người; hướng tới sẽ tăng lên đến hơn 30 lao động.
Anh Rơ Lan Hạnh ở làng Queen Thoa (xã Ia Pal), đang làm việc tại nhà máy tâm sự: Trước đây, mình chủ yếu là đi làm thuê kiếm tiền nuôi vợ con nên lúc đói, lúc no; nay mình được tiếp nhận vào làm công nhân trong nhà máy xử lý rác thải, không những có nguồn thu ổn định mà còn được đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế...Làng mình cũng không còn phải chịu cảnh mùi hôi thối của rác thải như trước đây.
Ngoài ra, Công ty cũng đã chuẩn bị được 9 hầm ủ phân và sẽ cho ra lò mẻ phân vi sinh đầu tiên với hơn 500 tấn vào tháng 3/2016 để phục vụ cho nông dân sử dụng bón thâm canh các loại cây trồng.
Theo ông Lê Văn Minh - Trưởng Ban quản lý Công trình đô thị và Vệ sinh Môi trường huyện Chư Sê, việc xã hội hoá trong công tác bảo vệ môi trường sạch là điều rất cần thiết, trong đó Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển Môi trường ViWaSeen Phương Hướng ra đời đuợc coi là nhân tố mới với phương châm "Nhà nước và nhân dân cùng làm". Tuy nhiên, Công ty cần đầu tư hoàn thiện hơn nhằm đảm bảo hệ thống khép kín trong dây chuyền xử lý rác thải mới đảm bảo môi trường sạch theo quy chuẩn, nhất là tỷ lệ rác tạp chất đưa ra lò đốt còn quá cao so với tỷ lệ theo quy định.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa
- Netzero tour ở xứ dừa
- Thị trường carbon đang tạo ra những ngành nghề mới
- Cần bảo tồn và phát triển đất ngập nước Sông Đầm - hệ sinh thái quý hiếm của Quảng Nam
- La Vie mang đến “Trạm dừng Chút Yên từ Thiên nhiên” với ứng dụng A.I đầu tiên tại Việt Nam dành cho cộng đồng trẻ
- Cuộc thi trực tuyến thử thách "Dấu tay xanh"
- Phát triển xanh là mục tiêu cốt lõi của TP.HCM
- Nha Trang xây dựng mô hình mẫu về chuyển đổi xanh, tăng trưởng xanh
- Làm gì để TP.HCM đáng sống trong màu xanh cây lá?
Bài viết mới:
- Hội thảo đánh giá cuối kỳ dự án giảm thiểu tác động của đốt lộ thiên và sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật trong nông nghiệp (23/11/2024)
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
”Ly hôn xanh” ào ạt, vì đâu?
(Tin Môi Trường) - Yêu nhanh, cưới vội, ly hôn sớm gần đây xuất hiện nhiều. Thuật ngữ "ly hôn xanh" được dùng để chỉ những trường hợp ly hôn trong 5 năm đầu chung sống. Nhưng chưa cần tới 5 năm, rất nhiều cặp vợ chồng đã vội vã ly hôn chỉ sau một thời gian ngắn.
Bánh mì chấm sữa đặc -Tự hào văn hóa ẩm thực Việt
(Tin Môi Trường) - Bánh mì chấm sữa đặc Ông Thọ, món ăn gắn liền với tuổi thơ của biết bao thế hệ một lần nữa lại gây thương nhớ và trở thành món ăn “tạo cơn sốt” tại Lễ hội bánh mì 2024 được tổ chức lần 2 tại Tp.HCM vừa qua.
Điều gì làm nên môi trường làm việc xuất sắc?
(Tin Môi Trường) - Không chỉ là chế độ lương thưởng hay chính sách phúc lợi, người lao động ngày càng có nhiều mong muốn hơn về môi trường làm việc. Trong đó, các yếu tố tưởng từng là “cộng thêm” như chương trình chăm sóc sức khỏe toàn diện, cơ hội học tập và phát triển, môi trường thể nghiệm những cái mới… đang được ưu tiên hơn.
6 mẹo hay giúp bạn nhanh tìm được việc làm
(Tin Môi Trường) - Để dễ dàng tìm được việc làm, cố gắng học tập, nâng cấp bản thân và rèn luyện các kỹ năng để chinh phục nhà tuyển dụng là điều tất yếu. Tuy nhiên bên cạnh các yếu tố cơ bản đó, bạn cần có những bí quyết trước khi quyết định ứng tuyển để gia tăng cơ hội. Sau đây là một số mẹo hay bạn có thể tham khảo.