Sống xanh
TPHCM: Thiếu nhà vệ sinh, phạt tiền người tiểu bậy
(16:26:47 PM 05/07/2016)Lực lượng chức năng quận 1 lập biên bản xử phạt người tiểu bậy nơi công cộng.
Nơi cần không có
Chiều 4/7, phòng đặt máy ATM của Sacombank đặt tại công viên Lê Văn Tám (quận 1) tập trung khá đông du khách, lao động tự do, khách vãng lai… nhưng hầu hết những người đến đây không có nhu cầu rút tiền mà vào nhà vệ sinh công cộng (NVSCC) đạt chuẩn 3 sao này chỉ để giải quyết “đầu ra”. “Nhà vệ sinh hoạt động từ 5 giờ sáng đến 22 giờ 30 hàng ngày. Ngoài thời gian trên, khách phải tự lo vì khu này chưa có NVSCC thứ hai” - chị Huê nhân viên phục vụ nói.
Theo ghi nhận của PV, rất nhiều tuyến đường có mật độ lưu thông cao thuộc khu vực trung tâm TPHCM chưa có NVSCC để phục vụ du khách, người đi đường hoặc có lắp đặt nhưng không đảm bảo điều kiện vệ sinh, như sàn ẩm ướt, mùi hôi nồng nặc, rác và chất thải vương vãi… Đơn cử như NVSCC tại giao lộ Trần Phú - Lê Hồng Phong,…
Theo Sở Giao thông vận tải, toàn thành phố có trên 200 NVSCC thu phí, trong đó có khoảng 150 NVSCC đặt tại các bến xe, nhà ga, chợ, khu du lịch, tham quan… đa số đã cũ, xuống cấp, không hợp vệ sinh.
Làm việc với UBND TPHCM chiều 4/7, ông Lã Quốc Khánh, phó giám đốc Sở Du lịch cho biết, không chỉ thiếu về số lượng so với nhu cầu, nhiều khu du lịch, điểm tham quan chưa có điều kiện cải tạo NVSCC, trong đó có nhiều di tích đã được xếp hạng, hằng năm thu hút rất đông du khách tham quan.
Điển hình như Bảo tàng Y học cổ truyền Fito (quận 10) trước vốn là toà nhà phục vụ sinh hoạt gia đình nên khó bổ sung thêm buồng vệ sinh. Trong khi đó các NVSCC khác cách rất xa bảo tàng, các địa điểm gần hơn thì không phù hợp để làm NVSCC. Chợ vải Soái Kình Lâm (thương xá Đồng Khánh) không còn diện tích để xây thêm NVSCC. Hai khu vực nhà vệ sinh hiện hữu của chợ không đủ chuẩn và không đáp ứng đủ nhu cầu của người dân và du khách.
Tương tự Lăng ông Thủy Tướng (Cần Giờ), Đình An Phú, Đình Phú Xuân,… và hàng trăm địa điểm tham quan du lịch khác cũng không có NVSCC. Nhà vệ sinh hiện hữu số lượng quá ít, không đáp ứng đủ nhu cầu và không đảm bảo vệ sinh.
Theo Phó Chủ tịch UBND TPHCM Trần Vĩnh Tuyến, một số nơi, NVSCC trở thành nơi tụ tập các thành phần bất hảo (như ở khu vực Nguyễn Thái Bình (quận 1)… gây ngán ngại cho du khách và người dân. Ngoài ra, tại một số lễ hội, không ít NVSCC lưu động còn mất vệ sinh, hệ thống nước không đảm bảo. “Nhà vệ sinh mà mất vệ sinh là không thể chấp nhận được” - ông Tuyến nói.
Nhà vệ sinh công cộng 3 sao tại Công viên Lê Văn Tám (quận 1)
Thiếu nhà vệ sinh, hàng nghìn trường hợp bị phạt
Theo ông Phan Trọng Hùng, Phó phòng Quản lý đô thị kiêm Đội trưởng Đội Quản lý trật tự đô thị quận 1, từ đầu năm đến nay, các cơ quan chức năng của quận đã lập biên bản xử phạt hơn 1.500 trường hợp tiểu bậy nơi công cộng, nhắc nhở, cảnh cáo hàng trăm người vi phạm. Nếu vi phạm lần đầu, người vi phạm sẽ bị phạt 200.000 đồng. Tái phạm mức phạt sẽ nâng lên 300.000 đồng. Người vi phạm phải đến kho bạc nộp phạt trong vòng 10 ngày.
Ông Hùng thừa nhận một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng tiểu tiện nơi công cộng là do hệ thống NVSCC chưa lắp đặt đủ, nhiều nơi đã xuống cấp nhưng vẫn thu phí… Vì vậy, cùng với việc nhắc nhở, xử phạt các hành vi không văn minh đang diễn ra nơi công cộng, TPHCM cần nhanh chóng nâng cấp, cải tạo lại các nhà vệ sinh cũ, lắp đặt, xây thêm các nhà vệ sinh công cộng miễn phí tại các điểm “nóng” về tiểu bậy.
Thừa nhận TPHCM còn thiếu rất nhiều NVSCC, ông Tuyến yêu cầu xã hội hoá, kêu gọi các doanh nghiệp đầu tư NVSCC khi đăng ký kinh doanh. UBND TPHCM cho phép nhà đầu tư khai thác quảng cáo và các dịch vụ như đặt máy rút tiền, bán hàng… NVSCC phải đảm bảo vệ sinh môi trường, có thẩm mỹ, lạ mắt, gần gũi chứ không đơn điệu hai màu xanh trắng như hiện nay.
“Từ trước đến giờ mình chỉ quan tâm đến chuyện làm đường, xây cầu. NVSCC cũng là hạ tầng kỹ thuật. Nhà nước đã có chủ trương đổi đất lấy hạ tầng. Sở TNMT cần nghiên cứu, vận dụng như kêu gọi DN đầu tư 1.000 NVSCC, đổi lại, thành phố sẽ giao cho nhà đầu tư một số khu đất đã khấu trừ tiền sử dụng đất. Sắp tới làm bản đồ số sẽ đưa nhà vệ sinh vào để hỗ trợ du khách. Xây dựng thành phố thông minh thì phải làm được như vậy. Cần cái gì lên bản đồ số là có hết” - ông Tuyến nói.
PGS.TS Tâm lý Huỳnh Văn Sơn, Phó Chủ tịch Hội Tâm lý học xã hội Việt Nam cho biết: "Việc xử phạt theo pháp luật sẽ đảm bảo tính răn đe, giáo dục và giúp người vi phạm điều chỉnh hành vi. Nói đi thì cũng nói lại, TPHCM cũng cần quan tâm đến điều kiện nhà vệ sinh thuận tiện, sạch sẽ, miễn phí… để giải quyết việc vẫn còn tồn tại những hành vi chưa đạt chuẩn như tiểu bậy".
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa
- Netzero tour ở xứ dừa
- Thị trường carbon đang tạo ra những ngành nghề mới
- Cần bảo tồn và phát triển đất ngập nước Sông Đầm - hệ sinh thái quý hiếm của Quảng Nam
- La Vie mang đến “Trạm dừng Chút Yên từ Thiên nhiên” với ứng dụng A.I đầu tiên tại Việt Nam dành cho cộng đồng trẻ
- Cuộc thi trực tuyến thử thách "Dấu tay xanh"
- Phát triển xanh là mục tiêu cốt lõi của TP.HCM
- Nha Trang xây dựng mô hình mẫu về chuyển đổi xanh, tăng trưởng xanh
- Làm gì để TP.HCM đáng sống trong màu xanh cây lá?
Bài viết mới:
- Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (19/01/2025)
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái trực tiếp trao Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam cho đại diện Khu bảo tồn Chế Tạo huyện Mù Cang Chải (06/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa
- Giao thông xanh: Giải pháp cho sức khỏe không khí
- 4 yếu tố giúp xác định người tham khảo thích hợp
- Bộ Tài nguyên và Môi trường hoãn thi tuyển công chức
- Học sinh thích thú khám phá trang trại, nhà máy "Xanh" sản xuất ra hộp sữa Vinamilk
- Học sinh thích thú khám phá trang trại, nhà máy "Xanh" sản xuất ra hộp sữa Vinamilk
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa
- Bộ Tài nguyên và Môi trường hoãn thi tuyển công chức
- Giao thông xanh: Giải pháp cho sức khỏe không khí
- 4 yếu tố giúp xác định người tham khảo thích hợp
”Ly hôn xanh” ào ạt, vì đâu?
(Tin Môi Trường) - Yêu nhanh, cưới vội, ly hôn sớm gần đây xuất hiện nhiều. Thuật ngữ "ly hôn xanh" được dùng để chỉ những trường hợp ly hôn trong 5 năm đầu chung sống. Nhưng chưa cần tới 5 năm, rất nhiều cặp vợ chồng đã vội vã ly hôn chỉ sau một thời gian ngắn.
Bánh mì chấm sữa đặc -Tự hào văn hóa ẩm thực Việt
(Tin Môi Trường) - Bánh mì chấm sữa đặc Ông Thọ, món ăn gắn liền với tuổi thơ của biết bao thế hệ một lần nữa lại gây thương nhớ và trở thành món ăn “tạo cơn sốt” tại Lễ hội bánh mì 2024 được tổ chức lần 2 tại Tp.HCM vừa qua.
Bộ Tài nguyên và Môi trường hoãn thi tuyển công chức
(Tin Môi Trường) - Bộ Tài nguyên và Môi trường thông báo hoãn tổ chức vòng 1 kỳ thi tuyển công chức theo chỉ tiêu biên chế năm 2023 tới 330 thí sinh đủ điều kiện dự thi.
4 yếu tố giúp xác định người tham khảo thích hợp
(Tin Môi Trường) - Trong quá trình sàng lọc ứng viên, nhà tuyển dụng sẽ liên hệ với người tham khảo của ứng viên để xác nhận thông tin về năng lực và thái độ trong môi trường làm việc. Điều này quyết định rất lớn đến việc bạn có vượt qua vòng ứng tuyển và được nhận vào làm việc hay không.