Sống xanh
Tiền Giang: Làm giàu nhờ nghêu
(10:06:00 AM 01/04/2012)
Ảnh minh họa
Hưởng ứng chủ trương của nhà nước về huy động các tiềm năng đất đai, lao động để làm giàu đồng thời tạo nguồn nông sản có giá trị tiêu dùng và xuất khẩu, trong hơn hai mươi năm qua, nông dân Trần Văn Chỉ, cư ngụ tại ấp Tân Phú, xã Tân Thành, Gò Công Đông kiên trì bám vùng bãi bồi “đầu sóng ngọn gió” nơi đây để đưa vào nuôi nghêu xuất khẩu.
Gia đình ông khai thác 6 ha đất bãi bồi ven biển Tân Thành đưa vào nuôi nghêu từ năm 1990. Vùng đất này thuận lợi để con nghêu phát triển mạnh. Gần đó, tại các cồn bãi ven vàm Cửa Tiểu như: cồn Ông Mão, cồn Ông Liễu, cồn Vượt ...đều là những bãi đẻ tự nhiên của con nghêu, con sò huyết...cung cấp nguồn giống quan trọng phục vụ nhu cầu nuôi của người dân ven biển Gò Công nói riêng và ven biển Nam bộ nói chung.
Nói về phương pháp nuôi nghêu, ông Chỉ cho biết, khá đơn giản, chủ yếu dựa vào tập quán sinh trưởng tự nhiên của con nghêu. Cứ vào tháng 4 âm lịch hàng năm ông mua giống nghêu với kích cỡ 900 con/kg về thả. Trung bình 6 ha đất bãi bồi cần lượng giống đến 10 tấn. Sang tháng 9, tháng 10 âm lịch năm sau (chu kỳ nuôi 18 tháng) thì thu hoạch. Khi ấy, nghêu đạt trọng lượng 45 – 50 con/kg. Vụ nuôi gần đây nhất ông thả giống vào tháng 4 âm lịch năm 2010 và thu hoạch vào cuối năm 2011. Sản lượng nghêu thương phẩm đạt 60 tấn, giá bán 31.000 đ/kg, sau khi trừ đi chi phí cần thiết, ông còn lãi ròng 560 triệu đồng. Nuôi nghêu trên bãi bồi ven biển Gò Công không tốn thức ăn, chỉ tốn các khoản chi phí cần thiết: con giống, công quản lý, lưới chắn nghêu, dầu chạy ghe, công thu hoạch....
Về con nghêu và nghề nuôi nghêu, ông Trần Văn Chỉ đánh giá, đây là nghề độc đáo ở ven biển Gò Công. Nghêu là nguồn nguyên liệu quan trọng phục vụ công nghiệp chế biến xuất khẩu. Ngày trước, nuôi nghêu “giàu to” bởi chi phí thấp, năng suất, sản lượng cao, giá trị kinh tế lớn, ít rủi ro. Ngày nay do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan, nghề nuôi nghêu luôn đối mặt với các thách thức: giá đầu vào tăng cao, nghêu bệnh chết...Dăm năm trở lại đây, năm nào cũng vậy. Cứ vào độ tháng 12 âm lịch đến tháng 3 âm lịch, nghêu nuôi vùng ven biển Gò Công hay bị chết hàng loạt chưa rõ nguyên nhân. Nông dân nuôi thì cho là do ô nhiễm nguồn nước. Tỉ lệ thiệt hại rất lớn, từ 70 – 90%. Riêng bản thân qua kinh nghiệm tích lũy của hơn hai mươi năm trong nghề nuôi nghêu, ông Trần Văn Chỉ quan tâm lịch thời vụ thả nuôi, thời vụ thu hoạch, theo dõi sức tăng trọng của con nghêu, chất lượng con giống khi thả nuôi...nên giảm bớt được thiệt hại, đời sống ngày càng ổn định nhờ nguồn thu nhập khấm khá.
Chỉ vào ngôi nhà khang trang với đầy đủ tiện nghi, ông Trần Văn Chỉ bảo, con nghêu là đầu cơ nghiệp của tôi. Với thu nhập cao tích lũy qua nhiều năm, ông Chỉ ngày nay không chỉ vượt khó thoát nghèo mà còn trở thành tấm gương triệu phú nông thôn tiêu biểu của tỉnh Tiền Giang. Bản thân ông trong năm qua cho hai hộ nghèo trong xã mượn 100 triệu đồng làm vốn phát triển nuôi bò không lấy lãi. Đó là nghĩa cử đẹp đáng biểu dương của người nông dân triệu phú miền đất nhiễm mặn đầy khó khăn, sóng gió năm nào ở Tiền Giang.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa
- Netzero tour ở xứ dừa
- Thị trường carbon đang tạo ra những ngành nghề mới
- Cần bảo tồn và phát triển đất ngập nước Sông Đầm - hệ sinh thái quý hiếm của Quảng Nam
- La Vie mang đến “Trạm dừng Chút Yên từ Thiên nhiên” với ứng dụng A.I đầu tiên tại Việt Nam dành cho cộng đồng trẻ
- Cuộc thi trực tuyến thử thách "Dấu tay xanh"
- Phát triển xanh là mục tiêu cốt lõi của TP.HCM
- Nha Trang xây dựng mô hình mẫu về chuyển đổi xanh, tăng trưởng xanh
- Làm gì để TP.HCM đáng sống trong màu xanh cây lá?
Bài viết mới:
- Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (19/01/2025)
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái trực tiếp trao Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam cho đại diện Khu bảo tồn Chế Tạo huyện Mù Cang Chải (06/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
”Ly hôn xanh” ào ạt, vì đâu?
(Tin Môi Trường) - Yêu nhanh, cưới vội, ly hôn sớm gần đây xuất hiện nhiều. Thuật ngữ "ly hôn xanh" được dùng để chỉ những trường hợp ly hôn trong 5 năm đầu chung sống. Nhưng chưa cần tới 5 năm, rất nhiều cặp vợ chồng đã vội vã ly hôn chỉ sau một thời gian ngắn.
Bánh mì chấm sữa đặc -Tự hào văn hóa ẩm thực Việt
(Tin Môi Trường) - Bánh mì chấm sữa đặc Ông Thọ, món ăn gắn liền với tuổi thơ của biết bao thế hệ một lần nữa lại gây thương nhớ và trở thành món ăn “tạo cơn sốt” tại Lễ hội bánh mì 2024 được tổ chức lần 2 tại Tp.HCM vừa qua.
Bộ Tài nguyên và Môi trường hoãn thi tuyển công chức
(Tin Môi Trường) - Bộ Tài nguyên và Môi trường thông báo hoãn tổ chức vòng 1 kỳ thi tuyển công chức theo chỉ tiêu biên chế năm 2023 tới 330 thí sinh đủ điều kiện dự thi.
4 yếu tố giúp xác định người tham khảo thích hợp
(Tin Môi Trường) - Trong quá trình sàng lọc ứng viên, nhà tuyển dụng sẽ liên hệ với người tham khảo của ứng viên để xác nhận thông tin về năng lực và thái độ trong môi trường làm việc. Điều này quyết định rất lớn đến việc bạn có vượt qua vòng ứng tuyển và được nhận vào làm việc hay không.