Chủ nhật, 19/01/2025, 09:11:04 AM (GMT+7)

Tăng quyền cho phụ nữ trong giảm thiểu rủi ro thiên tai và biến đổi khí hậu

(13:36:51 PM 05/09/2018)
(Tin Môi Trường) - Việt Nam là một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của thiên tai với các loại hình như: bão lũ, ngập lụt, lũ quét, sạt lở đất... Thiên tai ngày càng cực đoan do tác động của biến đổi khí hậu và việc phát triển kinh tế-xã hội thiếu bền vững. Hàng năm, thiên tai gây thiệt hại 1,0-1,5% GDP và làm hơn 300 người chết và mất tích... ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững của Việt Nam. Trong công tác phòng chống, giảm thiểu rủi ro thiên tai và biến đổi khí hậu, phụ nữ thuộc nhóm dễ bị tổn thương, nhóm yếu thế nhưng có có vai trò quan trọng trong ứng phó, hỗ trợ hậu cần, chăm sóc người già, trẻ em, người bị thương trong thiên tai.

Tăng[-]quyền[-]cho[-]phụ[-]nữ[-]trong[-]giảm[-]thiểu[-]rủi[-]ro[-]thiên[-]tai[-]và[-]biến[-]đổi[-]khí[-]hậu

Ảnh minh hoạ: IE

* Phụ nữ  có vai trò quan trọng
 
Bà Đoàn Thị Tuyết Nga, Vụ trưởng Vụ Khoa học công nghệ và Hợp tác quốc tế, Tổng cục Phòng chống thiên tai, nhấn mạnh: Thiên tai thường gây ra những tác động nặng nề nhất đến nhóm người dễ bị tổn thương, nhóm yếu thế trong xã hội như người nghèo, phụ nữ, trẻ em, người già, người dân tộc thiểu số, người tàn tật. Những nhóm người này thường sống ở khu vực dễ bị ảnh hưởng bởi thiên tai, sinh kế và cuộc sống bị tác động trước tiên khi thiên tai xảy ra. Hơn thế nữa, khả năng phục hồi sau thiên tai cũng khó khăn hơn do các nguồn lực hạn chế. 
 
Thực tế tại Việt Nam, phụ nữ đóng vai trò quan trọng trong công tác phòng chống thiên tai. Phụ nữ tham gia tích cực trong công tác chuẩn bị trước thiên tai và là người chuẩn bị lương thực, thực phẩm cho gia đình, vận động người thân đi sơ tán. Cùng với nam giới, phụ nữ hỗ trợ công tác ứng phó, chăm sóc người già, trẻ em, người bị thương trong thiên tai. Ở nhiều địa phương, phụ nữ được đào tạo, tập huấn để tham gia cứu hộ cứu nạn. Sau thiên tai, phụ nữ là trụ cột chính trong khắc phục hậu quả, vệ sinh môi trường. Vai trò của phụ nữ ngày càng tăng, đặc biệt ở những vùng nông thôn, vùng biển khi nam giới và thanh niên phần lớn đi biển dài ngày hoặc di cư ra thành phố, đồng thời, đóng vai trò chính trong sản xuất nông nghiệp và tham gia tích cực vào các hoạt động đào tạo tại cộng đồng.
 
Hiện nay, Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai đã có thành viên chính thức là đại diện Hội Phụ nữ Việt Nam, góp phần giúp đại diện Hội Phụ nữ cơ sở trở thành một thành viên chính thức của Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn các cấp để nâng cao hiệu quả trong công tác phòng chống, giảm thiểu rủi ro thiên tai và biến đổi khí hậu. Sự tham gia của Hội Phụ nữ, đại diện tiếng nói của phụ nữ và các nhóm dễ bị tổn thương giúp công tác chỉ đạo phòng chống thiên tai đáp ứng tốt hơn nhu cầu của nhóm yếu thế, dễ bị tổn thương.
 
Năm 2016, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai cùng với Cơ quan Liên hợp quốc về bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ tại Việt Nam (UN Women Việt Nam) và Cơ quan chiến lược quốc tế về giảm thiểu thảm họa của Liên hiệp quốc (UNISDR) tổ chức thành công Hội nghị Khu vực châu Á Thái Bình Dương về Giới và Giảm nhẹ rủi ro thiên tai với sự tham gia của gần 400 đại biểu đến từ 22 quốc gia trong khu vực. Hội nghị đưa ra được Khuyến nghị Hà Nội về Giới và giảm nhẹ rủi ro thiên tai - Tài liệu rất có ích trong quá trình lồng ghép giới vào xây dựng Kế hoạch Hành động của khu vực Châu Á tại Hội nghị Bộ trưởng châu Á về giảm nhẹ rủi ro thiên tai năm 2016. 
 
Hiện nay, nhiều mô hình phụ nữ tiêu biểu tham gia vào việc giảm thiểu rủi ro thiên tai và biến đổi khí hậu như: Mô hình làm áo phao từ những vật dụng có sẵn trong gia đình tại những giờ học ngoại khóa của cô giáo Phạm Ngọc Hiệp, Trường THCS Vân Hà (xã Vân Hà, Đông Anh, Hà Nội), giúp các em học sinh có những kỹ năng cần thiết trong việc phòng tránh đuối nước. Mô hình được Bằng khen của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam. Các cấp hội phụ nữ huyện Đông Sơn (tỉnh Thanh Hóa) thành lập 23 câu lạc bộ "Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch" với 970 thành viên... Bên cạnh đó, các mô hình "Phụ nữ với vệ sinh môi trường", "Hạn chế sử dụng túi nilon tại chợ"... đã góp phần bảo vệ môi trường, phòng chống và giảm nhẹ rủi ro thiên tai và biến đổi khí hậu.
 
* Hướng tới các giải pháp khả thi
 
Theo Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai, cần có các số liệu và thông tin tách biệt về giới, tuổi và nhóm xã hội khác nhau. Hiện nay, Tổng cục Phòng chống thiên tai (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) tiếp tục chỉ đạo các địa phương báo cáo số người thiệt hại sau thiên tai có tách biệt giới và tuổi. Hoạt động này được tăng cường để triển khai toàn diện trên tất cả các tỉnh thành và các đợt thiên tai. Cùng với đó, số liệu về rủi ro thiên tai và tình trạng dễ bị tổn thương cũng cần được tách biệt để xác định các nhóm yếu thế và có biện pháp ứng phó phù hợp. 
 
Hiện nay, công tác lồng ghép giới vào chính sách và chương trình phòng chống thiên tai tại Việt Nam đã nhất quán đưa vào Luật Phòng chống thiên tai, Chiến lược quốc gia về phòng chống thiên tai, tuy nhiên, việc cụ thể hóa hoạt động còn hạn chế. Việc thiếu các công cụ và tài liệu phân tích giới khiến công tác lồng ghép giới trong các chương trình về giảm nhẹ rủi ro thiên tai chưa đi vào thực tế. Do vậy, cần có sự phối hợp và hợp tác kỹ thuật chặt chẽ hơn nữa giữa các Bộ, ngành liên quan đối với việc xây dựng chính sách lồng ghép giới trong công tác phòng chống thiên tai. Sự tham gia của các tổ chức phi chính phủ trong việc chia sẻ kinh nghiệm triển khai các dự án có lồng ghép giới và các đối tượng dễ bị tổn thương ở các địa phương là rất quan trọng.
 
Quan niệm xã hội về vai trò của phụ nữ và nam giới trong công tác phòng chống thiên tai tại gia đình và cộng đồng với quan niệm phụ nữ yếu đuối và thường là nạn nhân của thiên tai đã hạn chế sự tham gia tích cực của phụ nữ vào việc lập kế hoạch và ra quyết định. Vì thế, việc đưa phụ nữ vào trọng tâm của các hoạt động về phòng chống thiên tai, biến đổi khí hậu sẽ góp phần phát huy sức mạnh tổng hợp và tạo điều kiện để họ có thể đóng vai trò chủ chốt trong những nỗ lực của quốc gia nhằm ứng phó với thiên tai và biến đổi khí hậu.
Thắng Trung -TTXVN
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Tăng quyền cho phụ nữ trong giảm thiểu rủi ro thiên tai và biến đổi khí hậu

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 ”Ly hôn xanh” ào ạt, vì đâu?

”Ly hôn xanh” ào ạt, vì đâu?

(Tin Môi Trường) - Yêu nhanh, cưới vội, ly hôn sớm gần đây xuất hiện nhiều. Thuật ngữ "ly hôn xanh" được dùng để chỉ những trường hợp ly hôn trong 5 năm đầu chung sống. Nhưng chưa cần tới 5 năm, rất nhiều cặp vợ chồng đã vội vã ly hôn chỉ sau một thời gian ngắn.

Tin Môi Trường
 Bánh mì chấm sữa đặc -Tự hào văn hóa ẩm thực Việt

Bánh mì chấm sữa đặc -Tự hào văn hóa ẩm thực Việt

(Tin Môi Trường) - Bánh mì chấm sữa đặc Ông Thọ, món ăn gắn liền với tuổi thơ của biết bao thế hệ một lần nữa lại gây thương nhớ và trở thành món ăn “tạo cơn sốt” tại Lễ hội bánh mì 2024 được tổ chức lần 2 tại Tp.HCM vừa qua.

VACNE 30 năm
 Bộ Tài nguyên và Môi trường hoãn thi tuyển công chức

Bộ Tài nguyên và Môi trường hoãn thi tuyển công chức

(Tin Môi Trường) - Bộ Tài nguyên và Môi trường thông báo hoãn tổ chức vòng 1 kỳ thi tuyển công chức theo chỉ tiêu biên chế năm 2023 tới 330 thí sinh đủ điều kiện dự thi.

Hội BVTN&MT Việt Nam
 4 yếu tố giúp xác định người tham khảo thích hợp

4 yếu tố giúp xác định người tham khảo thích hợp

(Tin Môi Trường) - Trong quá trình sàng lọc ứng viên, nhà tuyển dụng sẽ liên hệ với người tham khảo của ứng viên để xác nhận thông tin về năng lực và thái độ trong môi trường làm việc. Điều này quyết định rất lớn đến việc bạn có vượt qua vòng ứng tuyển và được nhận vào làm việc hay không.

KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI