Thứ năm, 23/01/2025, 01:22:53 AM (GMT+7)

Phú Thọ nhân rộng mô hình xây hầm biogas để giảm ô nhiễm môi trường

(20:21:38 PM 24/03/2014)
(Tin Môi Trường) - Tiết kiệm đến 60% lượng điện tiêu thụ, giải quyết triệt để lượng chất thải của hàng chục con lợn mỗi ngày…, mô hình hầm khí biogas do dự án Nâng cao chất lượng, an toàn sản phẩm nông nghiệp và phát triển chương trình khí sinh học (QSAEP-BD) tỉnh Phú Thọ triển khai bước đầu đã thu hút đông đảo người dân tham gia, góp phần thực hiện việc xã hội hoá công tác bảo vệ môi trường, nhất là người dân vùng nông thôn.

Ảnh minh hoạ IE


Ông Đỗ Anh Tuấn, Giám đốc dự án Nâng cao chất lượng, an toàn sản phẩm nông nghiệp và phát triển chương trình khí sinh học (QSAEP-BD) tỉnh Phú Thọ, cho biết: Chương trình khí sinh học được thực hiện đã hỗ trợ rất lớn cho chăn nuôi quy mô lớn phát triển. Ngoài mục đích xử lý môi trường, chương trình còn giải quyết vấn đề chất đốt, tiết kiệm chi phí cho hộ gia đình và hạn chế phá rừng mang lại lợi ích cho xã hội. Nếu một hộ đầu tư công trình biogas từ 15-20 triệu đồng, chỉ vận hành trong hai năm là thu hồi toàn bộ vốn thông qua sử dụng chất đốt khí gas.

Do thấy được tác dụng của công trình khí sinh học nên 3 năm qua, việc đầu tư xây dựng hầm biogas ở Phú Thọ phát triển khá mạnh. Nếu như năm 2010, tỉnh phải tích cực vận động cả tỉnh mới thực hiện được trên 400 hầm thì trong 3 năm (2011-2013) tỉnh đều vượt kế hoạch, mỗi năm xây trên 1.000 hầm. Hiện nay, toàn tỉnh đã thực hiện được hơn 3.700 hầm, vượt chỉ tiêu, kế hoạch dự kiến của cả giai đoạn dự án 2010 - 2014, các công trình sau nghiệm thu đưa vào sử dụng đều đảm bảo an toàn, hiệu quả.

Chị Đặng Thị Thu Hà, khu 9, xã Bằng Giã, huyện Hạ Hòa, cho biết: Trước đây khi chưa xây hầm biogas, nước thải trong chăn nuôi không có chỗ thoát, không chỉ riêng gia đình chị mà nhiều hộ xung quanh đều phải chịu mùi khó chịu. Năm 2011, được cán bộ khuyến nông xã tuyên truyền, đồng thời tự tìm hiểu qua báo, đài thấy nhiều gia đình giải quyết chất thải bằng hầm biogas, nên gia đình chị đã xây hầm 10 m3 với chi phí khoảng 15 triệu đồng. Chị Hà cho biết thêm, với hơn 20 kg chất thải xả ra mỗi ngày tận dụng làm biogas, mỗi tháng gia đình cũng tiết kiệm được khoảng 200.000 đồng.


Ông Phạm Duy Công, Phó Chủ tịch UBND xã Bằng Giã, cho biết: Từ khi dự án QSEAPBD triển khai xây dựng hầm khí biogas, nhiều hộ đã sử dụng và mang lại hiệu quả lâu dài. Đặc biệt, một số hộ được hỗ trợ kinh phí từ dự án QSEAPBD với mức 1,2 triệu đồng/hầm, dự kiến từ năm nay mức hỗ trợ sẽ tăng lên nên sẽ khuyến khích nhiều hộ tham gia. Ngoài ra, các hộ có thể làm thủ tục để được Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện cho vay vốn với lãi suất thấp để xây hầm biogas.

Xử lý chất thải bằng hầm biogas đã góp phần thúc đẩy chăn nuôi ở địa phương phát triển, hạn chế phần nào dịch bệnh gia súc, gia cầm. Bên cạnh đó, nguồn chất thải từ hầm biogas được tận dụng làm phân bón cho cây trồng, phục vụ sản xuất nông nghiệp sạch, an toàn. Việc sử dụng biogas đã góp phần rất lớn trong xử lý môi trường tại chỗ ở nông thôn, hạn chế ô nhiễm không khí, nâng cao chất lượng cuộc sống người dân. Theo tính toán, mỗi hộ sử dụng biogas có thể tiết kiệm từ 200.000 đến 250.000 đồng/tháng chi phí cho chất đốt.

Theo kế hoạch chương trình QSAEP-BD sẽ kết thúc sau hơn một năm nữa, nhưng với kết quả đã thực hiện 3 năm qua đã có tác động rất lớn, không chỉ gần 3.700 hộ đã được dự án hỗ trợ mà có nhiều hộ tự bỏ vốn đầu tư xây và tương lai các hộ có nhu cầu phát triển vẫn tăng lên. Nhiều xã đã đưa chương trình khí sinh học gắn liền với phát triển chăn nuôi với yêu cầu các hộ chăn nuôi gia súc phải xây dựng công trình biogas để bảo vệ môi trường, xây dựng nông thôn mới.

Hiện tại Phú Thọ được đánh giá là tỉnh thực hiện có kết quả nhất trong số gần 30 tỉnh tham gia dự án. Năm 2014, tỉnh Phú Thọ phấn đấu đưa tỷ lệ số hộ chăn nuôi có chuồng trại hợp vệ sinh lên 65%, trong đó có 35% số hộ xây dựng lắp đặt hầm Biogas.

Tạ Văn Toàn -TTXVN
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Phú Thọ nhân rộng mô hình xây hầm biogas để giảm ô nhiễm môi trường

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 ”Ly hôn xanh” ào ạt, vì đâu?

”Ly hôn xanh” ào ạt, vì đâu?

(Tin Môi Trường) - Yêu nhanh, cưới vội, ly hôn sớm gần đây xuất hiện nhiều. Thuật ngữ "ly hôn xanh" được dùng để chỉ những trường hợp ly hôn trong 5 năm đầu chung sống. Nhưng chưa cần tới 5 năm, rất nhiều cặp vợ chồng đã vội vã ly hôn chỉ sau một thời gian ngắn.

Tin Môi Trường
 Bánh mì chấm sữa đặc -Tự hào văn hóa ẩm thực Việt

Bánh mì chấm sữa đặc -Tự hào văn hóa ẩm thực Việt

(Tin Môi Trường) - Bánh mì chấm sữa đặc Ông Thọ, món ăn gắn liền với tuổi thơ của biết bao thế hệ một lần nữa lại gây thương nhớ và trở thành món ăn “tạo cơn sốt” tại Lễ hội bánh mì 2024 được tổ chức lần 2 tại Tp.HCM vừa qua.

VACNE 30 năm
 Bộ Tài nguyên và Môi trường hoãn thi tuyển công chức

Bộ Tài nguyên và Môi trường hoãn thi tuyển công chức

(Tin Môi Trường) - Bộ Tài nguyên và Môi trường thông báo hoãn tổ chức vòng 1 kỳ thi tuyển công chức theo chỉ tiêu biên chế năm 2023 tới 330 thí sinh đủ điều kiện dự thi.

Hội BVTN&MT Việt Nam
 4 yếu tố giúp xác định người tham khảo thích hợp

4 yếu tố giúp xác định người tham khảo thích hợp

(Tin Môi Trường) - Trong quá trình sàng lọc ứng viên, nhà tuyển dụng sẽ liên hệ với người tham khảo của ứng viên để xác nhận thông tin về năng lực và thái độ trong môi trường làm việc. Điều này quyết định rất lớn đến việc bạn có vượt qua vòng ứng tuyển và được nhận vào làm việc hay không.

KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI