Sống xanh
Nhân rộng mô hình thu gom rác thải thuốc bảo vệ thực vật ở Trà Vinh
(14:55:17 PM 02/07/2014)Ảnh: IE
Điều đáng nói là nông dân Trà Vinh nói riêng, vùng Đồng bằng sông Cửu Long nói chung có thói quen “cố hữu” là khi sử dụng xong thường vứt ngay chai lọ, bao bì chứa thuốc bảo vệ thực vật xuống ruộng lúa, kênh rạch…khiến nguồn nước ở kênh rạch, đồng ruộng ngày càng bị ô nhiễm nặng, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ người dân và sự phát triển các loài thủy sản bản địa.
Trước tình hình này, năm 2013 Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ Thực vật tỉnh Trà Vinh đã phối hợp với Trung tâm Bảo vệ Thực vật phía Nam, Công ty Cổ phần Bảo vệ Thực vật An Giang và Công ty Bayer xây dựng mô hình thu gom rác thải thuốc bảo vệ thực vật tại các cánh đồng sản xuất lúa theo công nghệ sinh thái và cánh đồng lớn ở 3 huyện: Châu Thành, Tiểu Cần và Trà Cú, với tổng diện tích hơn 933 ha.
Tại các cánh đồng này, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ Thực vật tỉnh Trà Vinh xây dựng 37 điểm thu gom rác thuốc bảo vệ thực vật bằng bể bê - tông, xây theo kiểu hình trụ có đường kính gần 1 mét , cao 1 mét, đáy và nắp đậy bằng xi măng, đặt dọc các tuyến đường nội đồng. Sau khi sử dụng các loại rác thải thuốc bảo vệ thực vật trên đồng ruộng, như: chai lọ, bao bì…được nông dân bỏ vào bể chứa. Khi kết thúc mùa vụ, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ Thực vật sẽ phối hợp với Trung tâm Bảo vệ Thực vật phía Nam và Công ty Cổ phần Bảo vệ Thực vật An Giang và Công ty Bayer tổ chức thu gom và xử lý tiêu hủy đúng theo quy định. Chỉ tính riêng vụ lúa đông xuân 2013- 2014, các đơn vị đã thu gom, tiêu hủy được gần 650 kg bao bì, chai lọ chứa thuốc bảo vệ thực vật đã sử dụng.
Nông dân Khmer Thạch Sươne, ấp Thanh Trì A, xã Đa Lộc (huyện Châu Thành) tham gia mô hình cho biết: "Đa phần nông dân rất ủng hộ mô hình này. Trước đây, do chưa có hố đựng rác thải nên khi sử dụng xong tôi thường bỏ bao bì, chai lọ chứa thuốc bảo vệ thực vật tại bờ ruộng, bờ mương gây ô nhiễm môi trường. Kể từ khi tham gia mô hình, được cán bộ tuyên truyền, giải thích về tác hại của rác thải thuốc bảo vệ thực vật nên tôi và nhiều nông dân khác đã tự giác thực hiện bỏ chai lọ, bao bì khi sử dụng xong vào các hố rác đặt tại bờ ruộng…"
Kỹ sư Kim Xê, Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ Thực vật tỉnh Trà Vinh khẳng định: Qua hơn 1 năm thực hiện mô hình thu gom rác thải thuốc bảo vệ thực vật cho thấy, đã tạo được sự đồng thuận cao trong nông dân, với sự tham gia của cán bộ bảo vệ thực vật và sự đóng góp tích cực của Trung tâm Bảo vệ Thực vật phía Nam, Công ty Cổ phần Bảo vệ Thực vật An Giang và Công ty Bayer trong công tác bảo vệ môi trường trong cộng đồng. Điểm nhấn của mô hình là đưa tiến bộ khoa học - kỹ thuật, nâng cao nhận thức của nông dân qua thực hiện cánh đồng sinh thái, cánh đồng lớn biết sử dụng đúng cách và thu gom, tiêu hủy bao bì, chai lọ thuốc bảo vệ thực vật.
Trước mắt, trong vụ lúa hè thu năm 2014, Chi cục tiếp tục phối hợp với các doanh nghiệp và chính quyền địa phương nhân rộng mô hình này tại các cánh đồng lớn trong tỉnh. Đồng thời chú trọng công tác tuyên truyền trong cộng đồng, nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường là bảo vệ sức khỏe chính mình…
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa
- Netzero tour ở xứ dừa
- Thị trường carbon đang tạo ra những ngành nghề mới
- Cần bảo tồn và phát triển đất ngập nước Sông Đầm - hệ sinh thái quý hiếm của Quảng Nam
- La Vie mang đến “Trạm dừng Chút Yên từ Thiên nhiên” với ứng dụng A.I đầu tiên tại Việt Nam dành cho cộng đồng trẻ
- Cuộc thi trực tuyến thử thách "Dấu tay xanh"
- Phát triển xanh là mục tiêu cốt lõi của TP.HCM
- Nha Trang xây dựng mô hình mẫu về chuyển đổi xanh, tăng trưởng xanh
- Làm gì để TP.HCM đáng sống trong màu xanh cây lá?
Bài viết mới:
- Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (19/01/2025)
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái trực tiếp trao Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam cho đại diện Khu bảo tồn Chế Tạo huyện Mù Cang Chải (06/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
”Ly hôn xanh” ào ạt, vì đâu?
(Tin Môi Trường) - Yêu nhanh, cưới vội, ly hôn sớm gần đây xuất hiện nhiều. Thuật ngữ "ly hôn xanh" được dùng để chỉ những trường hợp ly hôn trong 5 năm đầu chung sống. Nhưng chưa cần tới 5 năm, rất nhiều cặp vợ chồng đã vội vã ly hôn chỉ sau một thời gian ngắn.
Bánh mì chấm sữa đặc -Tự hào văn hóa ẩm thực Việt
(Tin Môi Trường) - Bánh mì chấm sữa đặc Ông Thọ, món ăn gắn liền với tuổi thơ của biết bao thế hệ một lần nữa lại gây thương nhớ và trở thành món ăn “tạo cơn sốt” tại Lễ hội bánh mì 2024 được tổ chức lần 2 tại Tp.HCM vừa qua.
Bộ Tài nguyên và Môi trường hoãn thi tuyển công chức
(Tin Môi Trường) - Bộ Tài nguyên và Môi trường thông báo hoãn tổ chức vòng 1 kỳ thi tuyển công chức theo chỉ tiêu biên chế năm 2023 tới 330 thí sinh đủ điều kiện dự thi.
4 yếu tố giúp xác định người tham khảo thích hợp
(Tin Môi Trường) - Trong quá trình sàng lọc ứng viên, nhà tuyển dụng sẽ liên hệ với người tham khảo của ứng viên để xác nhận thông tin về năng lực và thái độ trong môi trường làm việc. Điều này quyết định rất lớn đến việc bạn có vượt qua vòng ứng tuyển và được nhận vào làm việc hay không.