Sống xanh
Mô hình hiệu quả giúp nông dân giảm thiểu những tác động xấu do biến đổi khí hậu
(10:45:17 AM 02/04/2014)Vì vậy, việc phát triển các mô hình tưới tiết kiệm nước là rất cần thiết. Qua hơn 2 năm triển khai, mô hình tưới nước nhỏ giọt ở xã Xuân Sơn, huyện Châu Đức bước đầu đã mang lại kết quả khả quan, giúp nhiều nông dân giải quyết khó khăn về vấn đề nhân công và nguồn nước tưới cho cây trồng.
Ảnh:TL
Anh Phạm Văn Lán - thôn Quảng Giao, xã Xuân Sơn được biết đến là một trong những người tiên phong của xã triển khai mô hình tưới nước tiết kiệm. Gia đình anh Lán có hơn 1 ha đất trồng tiêu và cà phê. Từ năm 2012, học hỏi kinh nghiệm của người quen ở xã Lâm San, huyện Cẩm Mỹ, tỉnh Đồng Nai, anh Lán đã mạnh dạn áp dụng mô hình tưới nước bằng hệ thống ống tưới nhỏ giọt cho hơn 3.000 mét vuông đất trồng tiêu trong tổng số gần 1 hecta đất của gia đình. Trước đây, với cách tưới truyền thống, nước tràn trên bề mặt, anh phải di chuyển vòi nước khắp vườn dưới trời nắng gắt, vất vả nhưng hiệu quả vẫn thấp bởi nước không đủ thấm vào gốc. Bây giờ, hệ thống tưới nước nhỏ giọt đã giải phóng sức lao động, tiết kiệm tối đa chi phí nhân công và nhiên liệu. Theo anh Phạm Văn Lán thì mô hình tưới nhỏ giọt này rất hiệu quả vì cây tiêu vốn là một loại cây rất dễ bị tổn thương rễ, cần nước nhưng lại sợ bị ứ nước. Từ khi sử dung hệ thống tưới nước nhỏ giọt thì vườn tiêu của anh không cần xây bồn, chỉ cần thiết kế đường ống dẫn nước tưới trực tiếp vào gốc cây nên tiết kiệm được rất nhiều chi phí. Mặt khác khi sử dụng ống tưới nhỏ giọt đến từng gốc sẽ hạn chế cỏ dại phát triển, và không sợ cây bị sốc nước hoặc sốc phân bón.
Học hỏi kinh nghiệm từ anh Lán, anh Phan Văn Giáo và một số hộ dân ở thôn Quảng Hà, xã Xuân Sơn đã áp dụng mô hình tưới nước tiết kiệm này cho vườn tiêu của gia đình. Với 1.000 gốc tiêu, bình thường anh Giáo phải mất vài ngày để tưới và phải huy động nhiều nhân công, nhưng với hệ thống tưới nước tiết kiệm tự động chỉ cần chưa đầy 3 giờ, vườn tiêu đã được tưới đầy đủ. Được biết, để đầu tư hệ thống tưới nước tiết kiệm, anh Giáo đã bỏ ra gần 15 triệu đồng. Bù lại, hàng năm hệ thống tưới tiện ích này có thể tiết kiệm được cho gia đình anh hơn 5 triệu đồng chi phí do giảm được thời gian, nhân công, điện, nước tưới… Hệ thống tưới nhỏ giọt còn giúp người trồng tiêu giảm được chi phí cũng như tăng hiệu quả sử dụng phân bón. Trước đây anh thường rắc phân trên bề mặt gốc tiêu sau đó dùng vòi tưới nên phân không ngấm sâu, một lượng lớn phân theo nước thất thoát. Mặt khác, việc tưới nước bằng tay dễ làm xói mòn bộ rễ khiến cây tiêu mất sức, năng suất giảm. Với tưới nhỏ giọt, phân bón sau khi được hòa tan vào nước và theo hệ thống đường ống đến từng gốc tiêu. Nhờ đó tận dụng được tối đa lượng phân bón, hiệu quả cũng được nâng cao. Anh Phan Văn Giáo cho biết: So với cách tưới truyền thống thì mô hình tưới nhỏ giọt này được lợi rất nhiều, như bây giờ mỗi khi tưới nước tôi chỉ cần ra vườn bật cầu giao điện xong rồi tôi có thể làm những công việc khác như chăm sóc, bón phân cho tiêu….
Chính từ hiệu quả thiết thực đó mà từ chỗ chỉ có 1, 2 hộ tham gia ban đầu, đến nay toàn xã đã có hơn 10 hộ thực hiện mô hình nước tưới nhỏ giọt kết hợp bón phân qua nước cho cây trồng. Trong thời gian tới Hội nông dân xã Xuân Sơn sẽ tiếp tục tuyên truyền, hỗ trợ nhân rộng mô hình để bà con nâng cao năng suất cây trồng và giảm các chi phí đầu tư, từ đó tăng hiệu quả sản xuất và thu nhập.
Ông Nguyễn Văn Thắng, Chủ tịch Hội Nông dân xã Xuân Sơn cho biết: Theo đánh giá ban đầu mô hình tưới nhỏ giọt này mang lại hiệu quả kinh tế cao cho nông dân, ngoài việc tiết kiệm công lao động, tiết kiệm nước thì bà con còn có thời gian nhàn rỗi để làm những việc khác như bón phân, chăm sóc cây…Hiện nay Hội Nông dân đang vận động, khuyến khích bà con ở địa phương áp dụng phương pháp này vào vườn tiêu của gia đình. Qua đó cũng kiến nghị nếu Nhà nước có những chương trình xây dựng mô hình nông thôn mới thì nên khuyến khích cũng như tạo điều kiện cho bà con xây dựng mô hình tưới nhỏ giọt ở tại địa phương.
Bà Rịa-Vũng Tàu là một trong những tỉnh trọng điểm trồng và xuất khẩu tiêu của Việt Nam với diện tích hồ tiêu của tỉnh luôn tăng mạnh cùng với đó là sản lượng cũng tăng nhanh. Đến nay, toàn tỉnh có hơn 7.500ha tiêu và đây là mặt hàng nông sản có lượng xuất khẩu khá lớn (khoảng 7.000 tấn/năm). Thế nhưng, những năm gần dây sản lượng tiêu thu hoạch của người nông dân đang giảm dần bởi các yếu tố về thời tiết và dịch bệnh, vì thế việc áp dụng mô hình mới và có hiệu quả vào sản xuất cho nông dân là việc làm rất cần thiết đồng thời cũng là phương án tốt để giảm thiểu những tác động xấu do biến đổi khí hậu.
Gửi ý kiến bạn đọc về: Mô hình hiệu quả giúp nông dân giảm thiểu những tác động xấu do biến đổi khí hậu
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa
- Netzero tour ở xứ dừa
- Thị trường carbon đang tạo ra những ngành nghề mới
- Cần bảo tồn và phát triển đất ngập nước Sông Đầm - hệ sinh thái quý hiếm của Quảng Nam
- La Vie mang đến “Trạm dừng Chút Yên từ Thiên nhiên” với ứng dụng A.I đầu tiên tại Việt Nam dành cho cộng đồng trẻ
- Cuộc thi trực tuyến thử thách "Dấu tay xanh"
- Phát triển xanh là mục tiêu cốt lõi của TP.HCM
- Nha Trang xây dựng mô hình mẫu về chuyển đổi xanh, tăng trưởng xanh
- Làm gì để TP.HCM đáng sống trong màu xanh cây lá?
Bài viết mới:
- Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (19/01/2025)
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái trực tiếp trao Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam cho đại diện Khu bảo tồn Chế Tạo huyện Mù Cang Chải (06/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
”Ly hôn xanh” ào ạt, vì đâu?
(Tin Môi Trường) - Yêu nhanh, cưới vội, ly hôn sớm gần đây xuất hiện nhiều. Thuật ngữ "ly hôn xanh" được dùng để chỉ những trường hợp ly hôn trong 5 năm đầu chung sống. Nhưng chưa cần tới 5 năm, rất nhiều cặp vợ chồng đã vội vã ly hôn chỉ sau một thời gian ngắn.
Bánh mì chấm sữa đặc -Tự hào văn hóa ẩm thực Việt
(Tin Môi Trường) - Bánh mì chấm sữa đặc Ông Thọ, món ăn gắn liền với tuổi thơ của biết bao thế hệ một lần nữa lại gây thương nhớ và trở thành món ăn “tạo cơn sốt” tại Lễ hội bánh mì 2024 được tổ chức lần 2 tại Tp.HCM vừa qua.
Bộ Tài nguyên và Môi trường hoãn thi tuyển công chức
(Tin Môi Trường) - Bộ Tài nguyên và Môi trường thông báo hoãn tổ chức vòng 1 kỳ thi tuyển công chức theo chỉ tiêu biên chế năm 2023 tới 330 thí sinh đủ điều kiện dự thi.
4 yếu tố giúp xác định người tham khảo thích hợp
(Tin Môi Trường) - Trong quá trình sàng lọc ứng viên, nhà tuyển dụng sẽ liên hệ với người tham khảo của ứng viên để xác nhận thông tin về năng lực và thái độ trong môi trường làm việc. Điều này quyết định rất lớn đến việc bạn có vượt qua vòng ứng tuyển và được nhận vào làm việc hay không.