Thứ bảy, 23/11/2024, 07:17:15 AM (GMT+7)

“Lỡ” ký hợp đồng nên dân Nam Sài Gòn phải chịu mùi hôi!

(17:45:21 PM 04/07/2018)
(Tin Môi Trường) - Tại cuộc họp tình hình kinh tế - xã hội ngày 3-7, lãnh đạo Sở Tài nguyên - môi trường, UBND TP.HCM nhìn nhận mùi hôi mà dân khu Nam Sài Gòn phải chịu đựng là do yếu tố “lịch sử” từ việc chọn công nghệ chôn lấp tại khu xử lý rác Đa Phước.

“Lỡ”[-]ký[-]hợp[-]đồng[-]nên[-]dân[-]Nam[-]Sài[-]Gòn[-]phải[-]chịu[-]mùi[-]hôi!

Anh Thắng, một người dân ở chung cư tại P.Tân Hưng, Q.7, TP.HCM, phải đóng cửa sổ và dùng khăn chèn kín những khe hở để tránh mùi hôi - Ảnh: HOÀNG ĐÔNG

 
Còn giải pháp trước mắt như các chuyên gia đề nghị là chuyển bớt lượng rác chôn lấp quá lớn tại Đa Phước về khu xử lý rác Phước Hiệp chưa được xem xét vì "lỡ" ký hợp đồng với chủ đầu tư bãi rác Đa Phước... 
 
Vì vậy, để giải quyết mùi hôi phải chờ đến khi chuyển sang công nghệ đốt rác phát điện trong thời gian tới.
 
Chôn lấp rác phát sinh mùi hôi
 
Theo ông Trần Vĩnh Tuyến - phó chủ tịch UBND TP, trước đây việc lựa chọn công nghệ chôn lấp rác là phù hợp, nhưng hiện nay, công nghệ này trở nên lạc hậu, phát sinh vấn đề mùi hôi.
 
Ông Tuyến cho hay TP đang chuyển đổi sang công nghệ đốt rác phát điện tại 3 đơn vị xử lý rác như: Công ty CP đầu tư phát triển Tâm Sinh Nghĩa, Công ty CP Vietstar và Công ty TNHH Xử lý chất thải rắn VN (VWS - chủ đầu tư khu xử lý rác Đa Phước).
 
Bên cạnh đó, TP cũng đang kêu gọi đầu tư thêm hai dự án đốt rác phát điện khác với quy mô khoảng 7ha tại Củ Chi, tương đương công suất xử lý rác 2.000 tấn/ngày. 
 
"Đến năm 2019, nếu kịp chuyển đổi sang công nghệ đốt rác phát điện thì sẽ có khoảng 6.500 tấn rác/ngày không phải chôn lấp nữa. Như vậy mới giải quyết được vấn đề mùi hôi" - ông Tuyến nói. 
 
Ông Tuyến cũng nhìn nhận với công nghệ chôn lấp, gặp điều kiện thời tiết bất lợi, mùa mưa, gió nhiều thì mùi hôi bị phát tán, không thể xử lý triệt để được.
 
Trao đổi thêm, ông Tuyến cho hay đã chỉ đạo cho Sở Tài nguyên - môi trường TP chỉ đạo các đơn vị kiểm tra, yêu cầu VWS tăng cường các biện pháp khống chế mùi hôi.
 
Không trả lời cụ thể việc chuyên gia đề nghị chuyển 2.000 tấn rác/ngày từ Đa Phước trả về khu xử lý rác Phước Hiệp để giảm bớt mùi hôi, nhưng ông Nguyễn Toàn Thắng, giám đốc Sở Tài nguyên - môi trường TP, cho rằng: "VWS chôn lấp khoảng 5.000 tấn rác/ngày bằng hợp đồng ký kết với TP và các bên chịu trách nhiệm trên hợp đồng này".
 
Phát sinh sự cố phải xem lại dự án
 
Nhiều người dân tại khu đô thị Nam Sài Gòn cho biết họ không đồng tình với cách giải quyết mùi hôi phát sinh từ bãi rác Đa Phước. 
 
Chị Nguyễn Hồng Thu, một người dân ở Phú Mỹ Hưng, đặt vấn đề: "Nếu xác định công nghệ chôn lấp đã lạc hậu, phát sinh mùi hôi thì sao TP vẫn quyết cắt lượng rác 2.000 tấn/ngày từ khu xử lý Phước Hiệp đưa về Đa Phước (từ năm 2014), nâng lượng rác được chôn lấp tại Đa Phước lên đến hơn 5.000 tấn/ngày?". 
 
Cũng theo chị Thu, chính khối lượng rác gia tăng này khiến mùi hôi từ bãi rác Đa Phước ngày càng lan rộng, không chỉ ở khu vực Bình Chánh mà còn lan đến Q.7, Q.8, Nhà Bè...
 
Có ý kiến về vấn đề này, PGS.TS Nguyễn Minh Hòa - nguyên trưởng khoa đô thị học và quản lý đô thị, Trường đại học Khoa học xã hội và nhân văn (Đại học Quốc gia TP.HCM) - cho rằng thật bất công cho người dân khu đô thị Nam Sài Gòn bởi họ chọn mua nhà ở đây vì không gian thoáng đãng, môi trường trong lành, nhưng giờ đây yếu tố này bị phá vỡ bởi mùi hôi của rác.
 
Cũng theo ông Hòa, ở bất kỳ một thành phố hay quốc gia nào trên thế giới, khi thực hiện những công trình hạ tầng kỹ thuật đều nhằm đem lại lợi ích, sự an lành cho người dân, huống chi những dự án về môi trường. 
 
"Dù quá trình thực hiện các công trình, dự án này ràng buộc bởi thời gian, hợp đồng, nhưng khi có những vấn đề, sự cố phát sinh đi ngược lại với lợi ích cộng đồng thì cần xem xét và thỏa thuận lại với chủ đầu tư" - ông Hòa nhấn mạnh.
 
Cụ thể, ông Nguyễn Minh Hòa cho rằng vì quyền lợi, sức khỏe của người dân, TP.HCM và VWS cần có sự thỏa thuận lại để trả lại 2.000 tấn rác/ngày về cho khu xử lý rác Phước Hiệp. 
 
Ngoài giải pháp trước mắt này, theo ông Hòa, quan trọng hơn là phải nhanh chóng chuyển đổi sang công nghệ đốt rác phát điện. 
 
"Việc này cần xác định tiến độ cụ thể để VWS thực hiện. Nếu VWS làm không đạt yêu cầu thì nên chấm dứt dự án này để giao cho đơn vị khác thực hiện, vì theo tôi biết VWS nói việc chuyển đổi công nghệ nhiều năm nay nhưng vẫn chưa có dự án, tiến độ cụ thể" - ông Hòa nói.
 
Dân phải chịu mùi hôi tới năm 2024?
 
Theo thông tin từ Sở Tài nguyên - môi trường TP, công nghệ chôn lấp rác hiện nay đã lạc hậu, phát sinh mùi hôi.
 
Tuy nhiên theo phê duyệt, khu xử lý rác Đa Phước hoạt động đến năm 2024.
 
Tổng lượng rác chôn lấp tại đây ước khoảng 24 triệu tấn. Tính đến thời điểm hiện nay, lượng rác đã được chôn lấp khoảng 13 triệu tấn, đỉnh rác hiện đã cao tới 27m.
 
Như vậy khi đạt công suất tối đa, khu xử lý rác Đa Phước tiếp tục phình to và cao thêm. Với độ cao của đỉnh rác như vậy, mùi hôi phát tán không cây xanh cách ly nào cản nổi!
 
 
“Lỡ”[-]ký[-]hợp[-]đồng[-]nên[-]dân[-]Nam[-]Sài[-]Gòn[-]phải[-]chịu[-]mùi[-]hôi!
Từ tháng 9-2016, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã có ý kiến chỉ đạo UBND TP.HCM kiểm tra vụ mùi hôi ở khu Nam Sài Gòn và có giải pháp xử lý, nhưng đến nay mùi hôi vẫn hành hạ người dân ở đây - Ảnh: Q.KHẢI

Làm rõ việc UBND TP.HCM ứng 9 triệu USD cho VWS
 
Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản gửi UBND TP.HCM và các đơn vị liên quan về việc kiểm tra đơn tố cáo của công dân với khu liên hợp xử lý chất thải rắn Đa Phước.
 
Theo đó, Phó thủ tướng thường trực Trương Hòa Bình yêu cầu Thanh tra Chính phủ chủ trì phối hợp với Kiểm toán Nhà nước, Bộ Tài chính... thống nhất quan điểm có hay không việc cố ý làm trái quy định pháp luật, vi phạm Luật ngân sách trong việc UBND TP.HCM ứng trước cho VWS 9 triệu USD trong quá trình triển khai dự án khu xử lý rác Đa Phước.
 
Trên cơ sở đó, kiến nghị biện pháp xử lý theo quy định và báo cáo Thủ tướng trước ngày 30-8.
 
Bên cạnh đó, Phó thủ tướng cũng giao Bộ Tài nguyên - môi trường phối hợp UBND TP.HCM kiểm tra, giám sát công tác bảo vệ môi trường, xử lý nghiêm các vi phạm của VWS.
 
UBND TP phải thực hiện nghiêm việc giảm tỉ lệ chôn lấp rác còn 20% vào năm 2025. Thanh tra Chính phủ cũng được yêu cầu có văn bản thông báo kết luận nội dung tố cáo và trả lời người tố cáo theo đúng quy định.
 
Trước đó, ông Đoàn Văn Đức - giám đốc Công ty cổ phần xây dựng giao thông Đức Hạnh - đã có đơn tố cáo gửi đến Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc về 6 vấn đề liên quan dự án xử lý rác Đa Phước.
 
Trong đó có việc UBND TP.HCM ứng trước 9 triệu USD cho VWS và việc khu xử lý rác Đa Phước tiếp nhận thêm 2.000 tấn rác/ngày dẫn đến quá tải, gây mùi hôi tại khu Nam Sài Gòn...
 

 Liệu có khuất tất gì trong hợp đồng cung cấp rác cho chủ đầu tư khu xử lý rác Đa Phước? Vì sao đơn vị gây ô nhiễm năm này qua năm khác mà không xử lý, chấm dứt hợp đồng? Chị NGUYỄN HỒNG THU (người dân ở Phú Mỹ Hưng)

(Theo TTO)
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: “Lỡ” ký hợp đồng nên dân Nam Sài Gòn phải chịu mùi hôi!

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 ”Ly hôn xanh” ào ạt, vì đâu?

”Ly hôn xanh” ào ạt, vì đâu?

(Tin Môi Trường) - Yêu nhanh, cưới vội, ly hôn sớm gần đây xuất hiện nhiều. Thuật ngữ "ly hôn xanh" được dùng để chỉ những trường hợp ly hôn trong 5 năm đầu chung sống. Nhưng chưa cần tới 5 năm, rất nhiều cặp vợ chồng đã vội vã ly hôn chỉ sau một thời gian ngắn.

Tin Môi Trường
 Bánh mì chấm sữa đặc -Tự hào văn hóa ẩm thực Việt

Bánh mì chấm sữa đặc -Tự hào văn hóa ẩm thực Việt

(Tin Môi Trường) - Bánh mì chấm sữa đặc Ông Thọ, món ăn gắn liền với tuổi thơ của biết bao thế hệ một lần nữa lại gây thương nhớ và trở thành món ăn “tạo cơn sốt” tại Lễ hội bánh mì 2024 được tổ chức lần 2 tại Tp.HCM vừa qua.

VACNE 30 năm
 Điều gì làm nên môi trường làm việc xuất sắc?

Điều gì làm nên môi trường làm việc xuất sắc?

(Tin Môi Trường) - Không chỉ là chế độ lương thưởng hay chính sách phúc lợi, người lao động ngày càng có nhiều mong muốn hơn về môi trường làm việc. Trong đó, các yếu tố tưởng từng là “cộng thêm” như chương trình chăm sóc sức khỏe toàn diện, cơ hội học tập và phát triển, môi trường thể nghiệm những cái mới… đang được ưu tiên hơn.

Hội BVTN&MT Việt Nam
 6 mẹo hay giúp bạn nhanh tìm được việc làm

6 mẹo hay giúp bạn nhanh tìm được việc làm

(Tin Môi Trường) - Để dễ dàng tìm được việc làm, cố gắng học tập, nâng cấp bản thân và rèn luyện các kỹ năng để chinh phục nhà tuyển dụng là điều tất yếu. Tuy nhiên bên cạnh các yếu tố cơ bản đó, bạn cần có những bí quyết trước khi quyết định ứng tuyển để gia tăng cơ hội. Sau đây là một số mẹo hay bạn có thể tham khảo.

KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI