Thứ ba, 26/11/2024, 20:43:10 PM (GMT+7)

Kỳ lạ ”người rừng” nhường gạo cho muông thú

(06:10:55 AM 05/01/2013)
(Tin Môi Trường) - Lão trở về với túp lều lọt thỏm trong rừng thẳm. Ở đó, để sống qua ngày, lão vào rừng để tìm măng, hoa quả và rau rừng. Tại nơi sơn cùng thuỷ tận ấy lão đánh bạn với đám nhím, chuột và bầy chim mà lão nuôi bằng số gạo người thân lão tiếp tế hàng tháng.
Đánh bạn với nhím, chuột rừng

Nghe lão kể hành trình quay về hoà nhập với thế giới văn minh bằng giọng  đầy chua chát: “Đời tôi sinh ra như thể thuộc về rừng xanh vậy. Muốn rời xa nó, thần rừng lại gọi quay về. Về với rừng tôi thấy mình khoẻ ra. Tôi tìm được niềm vui và lẽ sống của mình ở nơi này”, giọng kể của lão mạch lạc và phấn chấn hẳn lên khi lão nhắc đến cuộc sống hiện tại. 

Khi tôi ngỏ ý xin lão một ngụm nuớc, lão mới giật mình. Lão đưa tay lên gãi gãi mái tóc dài rồi đưa tay chỉ về con suối phía xa: “Tôi có đun nuớc đâu. Lúc nào khát là làm một ống bương nuớc lên treo ở lều. Khát thì uống”. Lão còn lý sự: “Người ta cứ bảo rừng thiêng nuớc độc nhưng tôi ở mấy chục năm nay có ốm đau gì đâu. Thần rừng lành lắm. Rừng cho nước uống, cho cái ăn, ốm đau vào rừng hái cây dược liệu là mình khoẻ ra ngay thôi. Tôi ở đây, thân cô thế cô, không có những bài thuốc độc đáo từ rừng, chắc tôi đã theo tổ tiên từ lâu rồi”.

Chiều miền sơn cuớc xuống nhanh. Thoáng cái căn lều của lão đã chìm nghìm trong màn đêm tĩnh mịch. Tiếng suối chảy róc rách phía xa dội lại nghe rõ mồn một. Côn trùng quanh lều bắt đầu tấu lên bản nhạc rừng êm ái. Đang tiếp chuyện với chúng tôi, lão bỗng giật mình vì quên chưa cho bạn chuột ăn. Ở rừng nhiều năm nên lão yêu luôn cả những động vật sống quanh mình. Trên sàn của túp lều, lão có một bao gạo. Lão bảo, gạo này do chị Bùi Thị Hải (chị ruột lão) tiếp tế đều đặn hàng tháng. Hoạ hoằn lắm lão mới nấu cơm. Lúc lão đói vào rừng lấy măng, lấy sắn. Số gạo này chủ yếu là để cho “bạn” chuột, nhím ở trong rừng ăn.

 
Căn lều giữa rừng của lão Bình.

Thấy lão cầm bát gạo vào rừng, tôi định chạy theo lão liền giơ tay ngăn lại: “Các anh là người lạ. Vào đó mấy bạn của tôi sẽ chạy mất. Nếu anh ở đây một vài hôm, tôi có thể giới thiệu anh với những người bạn của tôi”. Và cũng chỉ trong nháy mắt lão đã khuất dạng vào rừng sâu.

Nhớ lại lúc chúng tôi ở nhà chị gái lão. Chị này có kể rằng, sau khi thuyết phục lão hạ sơn không thành công, thi thoảng, con trai của chị lại mang gạo lên cho lão Bình. Lần nào người cháu trai này lên thăm cũng thấy bao gạo hết sạch. Mọi người trong gia đình chị Hải còn tưởng lão ăn khoẻ nên mỗi lần lên thăm lại mang thêm một ít gạo. Lạ thay lần nào con của chị Hải lên kiểm tra, cũng thấy tải gạo hết veo. Gia đình chị Hải sinh nghi, giao cho nguời con trai theo dõi xem tại sao cậu lại ăn khoẻ thế. Sau mấy buổi tối đừng rình ở phía xa, nguời cháu này mới vỡ lẽ, hoá ra cậu mình mang gạo đi nuôi đàn nhím, đàn chim, chuột ở trong rừng.

Ngồi trong túp lều ẩm thấp đợi lão về, thoảng trong thinh không tôi nghe thấy tiếng lão gọi chim, chuột với thứ âm thanh rất lạ. Từ phía rừng xa, từng đàn chim ở đâu bay về quanh túp lều của lão kêu táo tác. Khoảng nửa tiếng sau lão mới quay về. Trên khuôn mặt nhuộm màu nắng gió của lão bỗng giãn ra như thoả nguyện được uớc mơ lớn của đời nguời vậy. Mồm lão huýt sao vang, lầm bầm phát ra những âm thanh khó hiểu. “Tôi có thể giao tiếp đựoc một phần nào đó với lũ chim, chuột quanh đây. Những âm thanh tôi phát ra đó là thể hiện niềm vui với các bạn. Ở đây mà không có chúng chắc buồn chết”, lão Bình phân trần vì sự vắng mặt quá lâu.

Người bị "giời đày"

Tối hôm đó lão nhất nhất giữ chúng tôi ở lại túp lều nhỏ đó cùng lão. Theo như lời lão, muốn hiểu được rừng thì tốt nhất là ngủ qua đêm tại rừng. Nếu ai đó nhạy cảm, thực sự yêu rừng, bật hết những giác quan của mình lên có thể cảm nhận được hơi thở của rừng. Mỗi sớm mai thức dậy, bạn sẽ thấy đời mình thật hạnh phúc khi được trở về với thần rừng. Trở về với chính cuộc sống sơ khai của loài người trước đây. Nghe lão nói về thiên nhiên, thuyết giảng về rừng tựa như một người rất am hiểu nơi đây.

Để hiểu rõ hơn về lão Bình, chúng tôi đã ngược xuống xóm Cha. Ông Bùi Văn Bình, truởng xóm Cha vừa gặp chúng tôi như tìm đựơc nơi trút bầu tâm sự. Chưa kịp mời khách vào nhà ông đã đề nghị: “Các anh xem thế nào chứ vì lão Bình này mà tôi đã rất nhiều lần phải giải thích với xã, với cơ quan công an là lão này bị trời đày, nên mới phải ở rừng chứ lão không hề có động cơ, mục đích gì khác cả”.

Theo những gì ông Bình nắm được, lão “người rừng” này có tên đầy đủ là Bùi Văn Bình sinh năm 1968 tại xã Hào Tráng, Đà Bắc trong một gia đình đông anh em. Khi xây dựng Thủy điện Hòa Bình, gia đình lão phải di cư và chuyển về xã Sủ Ngòi, thành phố Hòa Bình sinh sống. So với các anh em trong gia đình, lão thuộc diện thông minh, nhanh nhẹn. Từ nhỏ lão học rất giỏi, hát cũng hay. Lão còn là người thợ mộc tài hoa. Lão làm nhà sàn thì không ai chê vào đâu được. Ở tuổi niên thiếu, lão từng theo nhóm sơn tràng đi khắp các nơi đóng nhà sàn cho bà con.

Vì nhà đông anh em, lão phải nghỉ  học sớm đi làm nghề mộc. Lão theo toán thợ của làng nhận công trình đi làm khắp nơi. Do đi làm suốt như vậy nên nhiều lúc người nhà của lão cũng không biết rõ lão ở đâu. Chỉ thấy vài tháng lão lại trở về nhà. Rồi một lần lão đi làm ở Mai Châu, để tiện cho việc sinh hoạt nên lão đã ở luôn nhà người chị gái lấy chồng ở đây.

Một hôm đi làm về, chị gái lão không thấy em trai ăn uống gì cả. Lão thắp hương cắm xung quanh nhà rồi lẩm bẩm điều gì đó mà chẳng ai nghe được. Từ hôm đó, lão chẳng làm gì cứ đi lang thang suốt ngày gặp gì thì ăn nấy. Tìm được lão về nhà thì chỉ được vài tiếng đồng hồ lão lại đi. Người chị gái đi tìm lão rồi đưa về nhà ở Sủ Ngòi. Ở nhà được vài hôm, lão lại biến mất. Cả nhà đi khắp nơi nhưng không thấy lão. Bạn bè, hàng xóm cũng chẳng biết lão đi đâu.

Chừng hai năm sau, một người hàng xóm về báo cho gia đình lão tin mừng. Người này đi tắt qua cánh rừng thuộc huyện Kim Bôi gặp một người đàn ông lông lá đầy mình, không mặc quần áo đang ở trong một túp lều xiêu vẹo. Linh tính mách bảo cả nhà lão lại luồn rừng đi tìm. Khi đến nơi thấy một người đàn ông giống khỉ chẳng ai dám đến gần. Một lát sau, mọi người lại gần mới nhận ra “người rừng” này là lão. Về nhà lão ngơ ngác không nhận ra mình. Lần này gia đình cho lão lên nhà chị Hải ở xóm Cha ở. Tuy nhiên, lão lại thích vào rừng sống. Năm 2010, bà con xóm Cha đã quyên góp và dựng cho lão một ngôi nhà cấp 4, 2 gian nhưng lão không ở. Giờ ngôi nhà đó bỏ hoang.

Bị thần cây đa … bắt tội?

Chị Bùi Thị Hải, chị gái lão Bình đưa tôi xuống căn nhà mà bà con trong xóm đóng góp xây dựng cho lão. Vừa đi chị vừa kể, xây nhà xong bà con lên đón lão về. Lão đứng ngoài sân nhìn ngó từ trên xuống dưới ngôi nhà một lượt. Mọi người hỏi lão: “Nhà có đẹp không?”. Nghe mọi người hỏi thế, chẳng suy nghĩ lão chỉ nói cộc lốc: “Xấu lắm!”. Nói xong, quanh quẩn ở đó ít lâu lão lại bỏ lên rừng ở khiến hàng xóm chưng hửng. 

Bao công lao của mọi người bỏ ra thành công cốc. Chị Hải là người cảm thấy xót xa nhất. Mỗi khi nhắc đến người em trai tội nghiệp ấy, chị lại rơi lệ: “Nhà tôi chẳng mê tín bao giờ, nhưng năm trước nhiều người bảo nó bị … 'ma làm'. Tôi đi xem bói, 'thầy' gọi hồn các cụ nhà tôi lên bảo, hôm đó trời rét, nó trú ở cây đa to rồi chặt cành, khoét gốc đốt lửa sưởi. Thầy bói bảo nó bị thần cây đã quở phạt nên thế. Muốn nó khỏi thì phải tìm thầy làm lễ, mua cây bằng vàng mã đến nơi nó đốt rồi lễ, nó sẽ về nhà. Tôi đã tìm đến đúng cây đã mà thấy bói đó phán. Giữa rừng Mai Châu có một cây đa to bị chặt cành, khoét gốc. Về nhà chị em tôi mua sắm lễ nhờ thầy lên chính cây đó làm lễ rồi hóa vàng. Nhưng vài tháng sau vẫn không thấy nó về nhà”.

Khi mọi người đã bất lực không thể đưa lão về nhà, gia đình đành để lão sống một mình ở rừng. Tuy lão sống lang thang trên rừng chẳng cần mặc quần áo nhưng lão Bình rất khỏe. Bao năm qua chưa bao giờ thấy lão ốm đau gì cả. Một lần chị y tá ở trạm y tế xã Toàn Sơn đến tận nơi phát thuốc và khám bệnh nhưng lão một mực không cần.

Theo Gia đình và Cuộc sống
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Kỳ lạ ”người rừng” nhường gạo cho muông thú

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 ”Ly hôn xanh” ào ạt, vì đâu?

”Ly hôn xanh” ào ạt, vì đâu?

(Tin Môi Trường) - Yêu nhanh, cưới vội, ly hôn sớm gần đây xuất hiện nhiều. Thuật ngữ "ly hôn xanh" được dùng để chỉ những trường hợp ly hôn trong 5 năm đầu chung sống. Nhưng chưa cần tới 5 năm, rất nhiều cặp vợ chồng đã vội vã ly hôn chỉ sau một thời gian ngắn.

Tin Môi Trường
 Bánh mì chấm sữa đặc -Tự hào văn hóa ẩm thực Việt

Bánh mì chấm sữa đặc -Tự hào văn hóa ẩm thực Việt

(Tin Môi Trường) - Bánh mì chấm sữa đặc Ông Thọ, món ăn gắn liền với tuổi thơ của biết bao thế hệ một lần nữa lại gây thương nhớ và trở thành món ăn “tạo cơn sốt” tại Lễ hội bánh mì 2024 được tổ chức lần 2 tại Tp.HCM vừa qua.

VACNE 30 năm
 Điều gì làm nên môi trường làm việc xuất sắc?

Điều gì làm nên môi trường làm việc xuất sắc?

(Tin Môi Trường) - Không chỉ là chế độ lương thưởng hay chính sách phúc lợi, người lao động ngày càng có nhiều mong muốn hơn về môi trường làm việc. Trong đó, các yếu tố tưởng từng là “cộng thêm” như chương trình chăm sóc sức khỏe toàn diện, cơ hội học tập và phát triển, môi trường thể nghiệm những cái mới… đang được ưu tiên hơn.

Hội BVTN&MT Việt Nam
 6 mẹo hay giúp bạn nhanh tìm được việc làm

6 mẹo hay giúp bạn nhanh tìm được việc làm

(Tin Môi Trường) - Để dễ dàng tìm được việc làm, cố gắng học tập, nâng cấp bản thân và rèn luyện các kỹ năng để chinh phục nhà tuyển dụng là điều tất yếu. Tuy nhiên bên cạnh các yếu tố cơ bản đó, bạn cần có những bí quyết trước khi quyết định ứng tuyển để gia tăng cơ hội. Sau đây là một số mẹo hay bạn có thể tham khảo.

KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI