Sống xanh
Kết quả bước đầu từ dự án ứng phó biến đổi khí hậu ở rừng và đồng bằng Việt Nam
(07:59:56 AM 24/11/2014)Ảnh: Tư liệu
Với thời gian triển khai “dài hơi”, dự án được chia thành ba hợp phần chính: Hợp phần cảnh quan bền vững, hợp phần thích ứng và hợp phần điều phối và hỗ trợ chính sách ở cấp Trung ương. Ba hợp phần này sẽ được thực hiện ở các địa bàn khác nhau tùy theo đặc điểm về điều kiện tự nhiên của tỉnh.
Tại Nam Định, các hoạt động đều nằm trong hợp phần thích ứng. Theo bà Lê Thị Hồng Vân, thành viên Ban quản lý dự án VFD tại Nam Định: Mục tiêu cụ thể của hợp phần thích ứng là tăng khả năng ứng phó của người dân và các địa phương cùng với việc chuyển đổi sinh kế ở những vùng đồng bằng, thông qua việc hỗ trợ thích ứng và quản lý rủi ro thiên tai theo Chiến lược quốc gia về Phòng chống và Giảm nhẹ thiên tai đến năm 2020 của Chính phủ, xa hơn là góp phần tích cực thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn.
Để triển khai hợp phần thích ứng tại Nam Định hiệu quả, Ban quản lý dự án đã xây dựng kế hoạch hành động, trong đó tư vấn lồng ghép nội dung biến đổi khí hậu trong kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của địa phương, đồng thời thí điểm các mô hình sinh kế và quy hoạch dân cư thích ứng với biến đổi khí hậu trước mắt và lâu dài. Theo đó, từ tháng 4/2014 đến nay, dự án đã đưa vào triển khai tại Nam Định nhiều hoạt động, một trong số đó là việc phối hợp với Hội Chữ thập đỏ tỉnh Nam Định thực hiện đánh giá tình trạng dễ bị tổn thương và khả năng ở các xã Hải Đông, Hải Phúc, Hải Hòa (huyện Hải Hậu); Nghĩa Thắng, Nghĩa Phúc, Nghĩa Bình (huyện Nghĩa Hưng).
Đây được coi là hoạt động cơ bản và cần thiết để tính toán, phối hợp hiệu quả cho các chương trình hành động tiếp theo nhằm làm giảm nhẹ rủi ro thiên tai tại cộng đồng. Trước đó vào năm 2013, dự án cũng đã thí điểm đánh giá tình trạng dễ bị tổn thương và khả năng tại Quất Lâm và 2 xã khác là Giao Long, Giao Hải (huyện Giao Thủy). Thông qua hoạt động này, chính quyền, các ngành liên quan và các tổ chức, cá nhân đã có cái nhìn cụ thể về điểm mạnh, điểm yếu, nhu cầu ưu tiên cần giải quyết và đưa ra giải pháp nhằm giảm nhẹ rủi ro thiên tai trong bối cảnh biến đổi khí hậu cụ thể tại địa phương nơi mình sinh sống để có kế hoạch phòng chống chủ động và hiệu quả. Ông Phạm Minh Phương, Phó chủ tịch Hội Chữ thập đỏ tỉnh Nam Định cho biết: Sau khi đánh giá, mỗi xã sẽ được dự án VFD hỗ trợ 1 tiểu dự án, mô hình do xã đề xuất giúp giảm thiểu rủi ro thiên tai tại địa phương mình. Theo dự kiến, năm 2015 VFD tiếp tục đánh giá tình trạng dễ bị tổn thương và khả năng tại 9 xã khác, và đến hết năm 2017 sẽ hoàn thành đánh giá 30 xã tham gia dự án.
Bên cạnh đó, dự án VFD còn hỗ trợ khảo sát xây dựng chiến lược truyền thông và trung tâm thông tin về biến đổi khí hậu, tổ chức tham quan học tập kinh nghiệm về các mô hình sinh kế thích ứng với biến đổi khí hậu, tổ chức các nghiên cứu thực trạng nguồn nước, rừng ngập mặ n; hỗ trợ tổ chức hội thảo về biến đổi khí hậu và phòng chống lụt bão ở cấp tỉnh (có bao gồm diễn tập phương án phòng chống siêu bão)…
T rong thời gian tới, Dự án VFD tiếp tục nâng cao năng lực ứng phó với biến đổi khí hậu và giảm nhẹ rủi ro thiên tai của tỉnh, trọng tâm tại 3 huyện Hải Hậu, Giao Thủy và Nghĩa Hưng , l ồng ghép vấn đề biến đổi khí hậu vào quá trình lập kế hoạch trung và dài hạn . Dự kiến sẽ có nhiều hoạt động thiết thực và gắn liền với cuộc sống của người dân trong vùng bị ảnh hưởng hơn nữa như: Xây dựng và thí điểm các mô hình chống chịu biến đổi khí hậu (xây nhà cộng đồng tránh bão, các hoạt động về vệ sinh nước sạch); xây dựng mô hình sản xuất nông nghiệp thích ứng (mô hình giống lúa chịu mặn,, mô hình kết hợp nuôi trồng lúa – tôm, mô hình chuyển đổi sản xuất 2 vụ lúa hiệu quả thấp sang lúa màu hoặc chuyên màu…), tiếp tục đánh giá hiện trạng rừng ngập mặn ven biển và hỗ trợ phục hồi hoặc trồng mới các diện tích rừng ngập mặn bị ảnh hưởng của biến đổi khí hậu…
Dự án “Hỗ trợ ứng phó biến đổi khí hậu ở rừng và đồng bằng Việt Nam" do Cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID) tài trợ, được triển khai tại 4 tỉnh: Thanh Hóa, Nghệ An, Long An và Nam Định trong thời gian 5 năm (2013-2017) , với kinh phí hỗ trợ điều phối ở cấp quốc gia ước tính trị giá khoảng 26 triệu USD, nhằm đưa vào triển khai các chính sách và chương trình hành động ứng phó với biến đổi khí hậu và tăng trưởng xanh. Về tổng thể, dự án được kì vọng sẽ thúc đẩy sự chuyển đổi của Việt Nam trong việc phát triển bền vững các hoạt động ứng phó với biến đổi khí hậu và hạn chế phát thải khí nhà kính.
Gửi ý kiến bạn đọc về: Kết quả bước đầu từ dự án ứng phó biến đổi khí hậu ở rừng và đồng bằng Việt Nam
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa
- Netzero tour ở xứ dừa
- Thị trường carbon đang tạo ra những ngành nghề mới
- Cần bảo tồn và phát triển đất ngập nước Sông Đầm - hệ sinh thái quý hiếm của Quảng Nam
- La Vie mang đến “Trạm dừng Chút Yên từ Thiên nhiên” với ứng dụng A.I đầu tiên tại Việt Nam dành cho cộng đồng trẻ
- Cuộc thi trực tuyến thử thách "Dấu tay xanh"
- Phát triển xanh là mục tiêu cốt lõi của TP.HCM
- Nha Trang xây dựng mô hình mẫu về chuyển đổi xanh, tăng trưởng xanh
- Làm gì để TP.HCM đáng sống trong màu xanh cây lá?
Bài viết mới:
- Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (19/01/2025)
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái trực tiếp trao Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam cho đại diện Khu bảo tồn Chế Tạo huyện Mù Cang Chải (06/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
”Ly hôn xanh” ào ạt, vì đâu?
(Tin Môi Trường) - Yêu nhanh, cưới vội, ly hôn sớm gần đây xuất hiện nhiều. Thuật ngữ "ly hôn xanh" được dùng để chỉ những trường hợp ly hôn trong 5 năm đầu chung sống. Nhưng chưa cần tới 5 năm, rất nhiều cặp vợ chồng đã vội vã ly hôn chỉ sau một thời gian ngắn.
Bánh mì chấm sữa đặc -Tự hào văn hóa ẩm thực Việt
(Tin Môi Trường) - Bánh mì chấm sữa đặc Ông Thọ, món ăn gắn liền với tuổi thơ của biết bao thế hệ một lần nữa lại gây thương nhớ và trở thành món ăn “tạo cơn sốt” tại Lễ hội bánh mì 2024 được tổ chức lần 2 tại Tp.HCM vừa qua.
Bộ Tài nguyên và Môi trường hoãn thi tuyển công chức
(Tin Môi Trường) - Bộ Tài nguyên và Môi trường thông báo hoãn tổ chức vòng 1 kỳ thi tuyển công chức theo chỉ tiêu biên chế năm 2023 tới 330 thí sinh đủ điều kiện dự thi.
4 yếu tố giúp xác định người tham khảo thích hợp
(Tin Môi Trường) - Trong quá trình sàng lọc ứng viên, nhà tuyển dụng sẽ liên hệ với người tham khảo của ứng viên để xác nhận thông tin về năng lực và thái độ trong môi trường làm việc. Điều này quyết định rất lớn đến việc bạn có vượt qua vòng ứng tuyển và được nhận vào làm việc hay không.