Thứ năm, 21/11/2024, 11:38:11 AM (GMT+7)

Kết hợp tổ chức chuỗi hoạt động Tuần lễ Biển-Hải đảo và hưởng ứng Ngày Môi trường

(21:16:25 PM 25/05/2019)
(Tin Môi Trường) - Năm 2019, lần đầu tiên Bộ Tài nguyên và Môi trường kết hợp tổ chức chuỗi các hoạt động Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam, Tháng hành động vì môi trường hưởng ứng Ngày Đại dương thế giới và Ngày Môi trường thế giới tại tỉnh Bạc Liêu.

 Kết[-]hợp[-]tổ[-]chức[-]chuỗi[-]hoạt[-]động[-]Tuần[-]lễ[-]Biển-Hải[-]đảo[-]và[-]hưởng[-]ứng[-]Ngày[-]Môi[-]trường

Ngày 20/5, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã thông tin chính thức về các hoạt động tổ chức Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam hưởng ứng Ngày Đại dương Thế giới và Tháng hành động vì môi trường.
 
Theo Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Quý Kiên, thực hiện chủ trương đổi mới hình thức tổ chức các hoạt động hưởng ứng Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam, Tháng hành động vì môi trường theo hướng tiết kiệm, hiệu quả, chú trọng vào các hoạt động thực tiễn có sức lan tỏa và ảnh hưởng mạnh mẽ đến nhận thức của cộng đồng.
 
Theo đó, Bộ Tài nguyên và Môi trường sẽ phối hợp với các Bộ, ngành và địa phương tổ chức các hoạt động tuyên truyền về mục đích, ý nghĩa của chủ đề Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam, chủ đề Ngày Môi trường thế giới năm 2019. Khuyến khích, hỗ trợ và tạo điều kiện cho các hoạt động bảo vệ tài nguyên, bảo vệ môi trường biển và hải đảo của người dân và cộng đồng, đồng thời phổ biến thông tin cho cộng đồng về tác hại của ô nhiễm không khí và lợi ích của việc sử dụng các phương tiện công cộng đối với môi trường không khí.
 
Tập trung triển khai phong trào “Chống rác thải nhựa” với nội dung “Giải quyết ô nhiễm môi trường do rác thải nhựa gây ra là nhiệm vụ cấp bách, đòi hỏi phải thực hiện thường xuyên, có sự tham gia của nhiều cấp, nhiều ngành và của toàn xã hội” theo tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Thư ngỏ số 161/LĐCP ngày 25/4/2019; xác định và triển khai các nhiệm vụ trọng tâm nhằm giải quyết những vấn đề môi trường bức xúc, tồn đọng của Bộ, ngành, địa phương; tích cực triển khai các chương trình cụ thể về phân loại, thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt đô thị và nông thôn, rác thải nhựa ven biển và trên các hải đảo.
 
Tổ chức các hoạt động có sự tham gia trực tiếp của cộng đồng như: Chiến dịch ra quân làm vệ sinh môi trường, thu gom xử lý chất thải, rác thải, không thải rác thải nhựa ra môi trường, khuyến khích các hoạt động tái chế, tái sản xuất và tái sử dụng chất thải nhựa; phát động phong trào đi bộ, đi xe đạp, sử dụng phương tiện giao thông công cộng, hạn chế các phương tiện giao thông cá nhân (ô tô, xe máy) để giảm thiểu nguồn gây ô nhiễm không khí; phong trào trồng cây xanh trong các khu đô thị, khu dân cư; hạn chế việc đốt chất thải nông nghiệp sau thu hoạch tại các khu vực nông thôn…
 
Tổ chức các hội nghị, hội thảo, tọa đàm về công tác quản lý, khai thác, sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường theo hướng bền vững và quản lý thống nhất, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh.
 
Khuyến khích tổ chức khởi công, xây dựng và bàn giao các công trình bảo vệ môi trường phục vụ lợi ích của cộng đồng như: trồng cây xanh chắn cát, chống xói lở và ngăn ngừa xâm nhập mặn, thực hiện các tiêu chí môi trường trong xây dựng nông thôn mới, hỗ trợ người dân thích ứng với biến đổi khí hậu…
 
Tổ chức các hội thảo, hội nghị, phóng sự về các chủ đề “Giới và đại dương”, “Giới và môi trường”, “Phụ nữ với ứng phó với thiên tai và biến đổi khí hậu”... nhằm nâng cao vai trò của phụ nữ Việt Nam trong công tác bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường.
 
Phát hiện, biểu dương và khen thưởng những tổ chức, cá nhân, cộng đồng và doanh nghiệp có những đóng góp hiệu quả, thiết thực trong việc sử dụng hợp lý tài nguyên, bảo vệ môi trường; phát huy vai trò của mọi tổ chức, cá nhân và cộng đồng tham gia công tác bảo vệ môi trường.
 
Hưởng ứng chủ đề của Ngày Môi trường thế giới năm 2019 là Ô nhiễm không khí và hành động của chúng ta, Bộ Tài nguyên và Môi trường sẽ tập trung triển khai Kế hoạch hành động Quốc gia về quản lý chất lượng không khí đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025, trong đó chú trọng một số giải pháp cụ thể:
 
Tập trung kiểm soát bụi trong quá trình thi công, vận chuyển nguyên vật liệu, chất thải tại các công trường xây dựng; tăng cường kiểm soát khí thải phát sinh từ các khu vực xử lý chất thải rắn nông thôn, làng nghề, cụm công nghiệp.
 
Thực hiện đổi mới công nghệ, quy trình sản xuất, thiết bị sản xuất tại các cơ sở sản xuất công nghiệp nhằm hạn chế phát sinh khí thải đồng thời tăng cường xây dựng, lắp đặt, vận hành các hệ thống xử lý khí thải phát sinh từ các cơ sở công nghiệp, đảm bảo không gây ô nhiễm môi trường không khí.
 
Thực hiện việc đầu tư, lắp đặt và vận hành hệ thống truyền số liệu quan trắc khí thải tự động liên tục từ cơ sở sản xuất có nguồn khí thải lớn theo danh mục tại Phụ lục Nghị định số 38/2015/NĐ-CP tới Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh, thành phố có liên quan và Bộ Tài nguyên và Môi trường; thiết lập các điểm quan trắc môi trường không khí theo Quy hoạch tổng thể mạng lưới quan trắc môi trường quốc gia và hoàn thiện hệ thống cơ sở dữ liệu về chất lượng môi trường không khí xung quanh ở các đô thị đặc biệt và đô thị loại I trở lên.
 
Ngày Đại dương thế giới (8/6) do Liên Hợp Quốc thông qua thể hiện sự đoàn kết, kết nối tất cả mọi người trên toàn thế giới với mục tiêu bảo tồn nguồn tài nguyên biển và đại dương. Ngày Đại dương Thế giới năm nay với chủ đề “Giới và Đại dương” (Gender and The Oceans) sẽ là cơ hội để khám phá các khía cạnh về giới trong mối quan hệ của loài người với các đại dương, như một lời kêu gọi chúng ta phải có trách nhiệm chăm sóc đại dương xanh bằng cách kết nối, lan tỏa và truyền cảm hứng hướng tới bình đẳng giới, trao quyền cho phụ nữ và trẻ em gái trên khắp thế giới trong tất cả các lĩnh vực liên quan đến đại dương để đạt được Mục tiêu phát triển bền vững số 5 (SDGs) của Liên Hợp Quốc đến năm 2030.
 
Chủ đề Ngày Môi trường thế giới (5/6) năm 2019 được Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP) lựa chọn là “Ô nhiễm không khí và hành động của chúng ta” (Air Pollution) nhằm kêu gọi tất cả các quốc gia, cộng đồng cùng hành động trong việc giảm thiểu những chất độc hại ra môi trường không khí trong các hoạt động sản xuất kinh doanh trên toàn cầu. Theo báo cáo của Liên hợp quốc, mỗi năm trên toàn thế giới có khoảng 7 triệu người chết sớm do ô nhiễm không khí, trong đó khu vực Châu Á -Thái Bình Dương có gần 4 triệu người. Ô nhiễm không khí ảnh hưởng đến sức khỏe con người và tăng trưởng kinh tế với khoảng 92% người dân trên toàn thế giới không được hít thở không khí sạch, gây thiệt hại cho nền kinh tế toàn cầu 5 nghìn tỷ đô la mỗi năm. Ô nhiễm ôzôn trên mặt đất dự kiến sẽ làm giảm 26% năng suất cây trồng chủ lực vào năm 2030.
(Theo Chinhphu)
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Kết hợp tổ chức chuỗi hoạt động Tuần lễ Biển-Hải đảo và hưởng ứng Ngày Môi trường

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 ”Ly hôn xanh” ào ạt, vì đâu?

”Ly hôn xanh” ào ạt, vì đâu?

(Tin Môi Trường) - Yêu nhanh, cưới vội, ly hôn sớm gần đây xuất hiện nhiều. Thuật ngữ "ly hôn xanh" được dùng để chỉ những trường hợp ly hôn trong 5 năm đầu chung sống. Nhưng chưa cần tới 5 năm, rất nhiều cặp vợ chồng đã vội vã ly hôn chỉ sau một thời gian ngắn.

Tin Môi Trường
 Bánh mì chấm sữa đặc -Tự hào văn hóa ẩm thực Việt

Bánh mì chấm sữa đặc -Tự hào văn hóa ẩm thực Việt

(Tin Môi Trường) - Bánh mì chấm sữa đặc Ông Thọ, món ăn gắn liền với tuổi thơ của biết bao thế hệ một lần nữa lại gây thương nhớ và trở thành món ăn “tạo cơn sốt” tại Lễ hội bánh mì 2024 được tổ chức lần 2 tại Tp.HCM vừa qua.

VACNE 30 năm
 Điều gì làm nên môi trường làm việc xuất sắc?

Điều gì làm nên môi trường làm việc xuất sắc?

(Tin Môi Trường) - Không chỉ là chế độ lương thưởng hay chính sách phúc lợi, người lao động ngày càng có nhiều mong muốn hơn về môi trường làm việc. Trong đó, các yếu tố tưởng từng là “cộng thêm” như chương trình chăm sóc sức khỏe toàn diện, cơ hội học tập và phát triển, môi trường thể nghiệm những cái mới… đang được ưu tiên hơn.

Hội BVTN&MT Việt Nam
 6 mẹo hay giúp bạn nhanh tìm được việc làm

6 mẹo hay giúp bạn nhanh tìm được việc làm

(Tin Môi Trường) - Để dễ dàng tìm được việc làm, cố gắng học tập, nâng cấp bản thân và rèn luyện các kỹ năng để chinh phục nhà tuyển dụng là điều tất yếu. Tuy nhiên bên cạnh các yếu tố cơ bản đó, bạn cần có những bí quyết trước khi quyết định ứng tuyển để gia tăng cơ hội. Sau đây là một số mẹo hay bạn có thể tham khảo.

KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI