Sống xanh
Hà Nội: Phải “úp mặt vào tường” để “trút bầu tâm sự”
(11:32:11 AM 13/01/2016)
Một nhà vệ sinh công cộng trên phố Khâm Thiên
Vừa thiếu, vừa bẩn
Trước đây, cuối tuần nào chị Thu Trang (Định Công, Hoàng Mai) cũng cho hai con đi chơi ở bờ Hồ. Nhưng nay chị cho các con vào rạp chiếu phim.
Lý do nghe có vẻ đơn giản: “Tôi sợ lúc con đang chơi mà cần “giải quyết” lại phải đưa cháu về nhà. Lần trước cháu vào một nhà vệ sinh khu vực bờ Hồ nhưng trả tiền xong vừa bước vào cửa, một mùi nồng nặc xộc vào mũi làm tôi rùng mình. Con tôi lắc đầu nguầy nguậy không chịu vào, phải sang đường xin ‘đi’ nhờ. Không rõ nếu là khách du lịch thì họ sẽ làm như thế nào?”.
Phố cổ Hà Nội là khu vực thu hút đông đảo du khách nhưng kì lạ là hầu như vắng bóng nhà vệ sinh công cộng. Dọc các tuyến phố Hàng Bạc, Hàng Bông, Hàng Gai... tuyệt nhiên không thấy một nhà vệ sinh công cộng nào.
Tại khu vực từ Yên Phụ đến Trần Nhật Duật có 4 nhà vệ sinh công cộng nhưng hầu hết đều “cố thủ” tại những nơi có mật độ xe cộ dày đặc hoặc nằm ngay trên các đoạn đê, khiến người muốn sử dụng cũng ngại! Nhiều người đi đường đang 'bí bách' thấy nhà vệ sinh công cộng thì ‘mừng húm’ nhưng đến nơi lại chưng hửng vì dù được thiết kế 3 buồng nhưng 2 buồng bị khóa cửa, 1 buồng mở thì hỏng!
Theo khảo sát của phóng viên, hầu hết toàn bộ các điểm có mật độ dân cư - du khách lớn trên địa bàn Hà Nội đều có tình trạng nhà vệ sinh công cộng ‘vừa thiếu - vừa bẩn’. Nhiều hộ dân sống cạnh các công trình này cũng bị ám ảnh những ngày mưa, rác thải và nước bẩn từ khu vệ sinh này chảy tràn ra đường, còn ngày nắng mùi hôi thối lại bốc lên nồng nặc.
Tại các điểm vui chơi thu hút nhiều trẻ em thì nhà vệ sinh công cộng cũng là nỗi ám ảnh kinh hoàng. Nhà vệ sinh ở công viên Cầu Giấy, Thống Nhất, Thủ Lệ xuống cấp trầm trọng. Người dân đi vệ sinh nhưng không có giấy, ‘giải quyết’ xong phải múc nước để dội rửa. Nhiều nơi thậm chí còn không trang bị giấy vệ sinh, bể nước cạn kiệt, đen ngòm khiến khách ‘trút bầu tâm sự’ xong không biết phải làm thế nào để ‘xả’ đi cho sạch!
Bị lấn chiếm không thương tiếc
Có lợi thế là nơi đông người, nhiều khu vực nhà vệ sinh công cộng ở Hà Nội như nhà ga, bến xe, công viên đã bị “tận dụng” triệt để, biến thành địa điểm buôn bán. Điều lạ là những mặt hàng được bày bán hầu hết là thực phẩm, đồ uống, giải khát, từ ăn sẵn đến chế biến tại chỗ nhưng quán nào cũng rất đông người.
Tại khu vực trước bến xe Mỹ Đình có rất nhiều quán nước trà “bủa vây” vào nhà vệ sinh công cộng, nhưng lúc nào khách cũng hồn nhiên uống nước, hút thuốc và ăn bánh kẹo.
Không chỉ được tận dụng làm quán hàng, nhiều nhà vệ sinh còn được cơi nới để phục vụ kinh doanh, điển hình như nhà vệ sinh ở trước Trường ĐH Công đoàn được cơi nới để mở dịch vụ photocopy, nhà vệ sinh gần chân cầu Long Biên nằm ở vị trí thuận lợi nhưng từ lâu đã biến thành nơi để xe.
Theo Sở Xây dựng Hà Nội, hiện trên địa bàn TP có 340 nhà vệ sinh công cộng, trong đó 263 điểm cố định (phân bố chủ yếu ở các ngõ xóm, phục vụ nhân dân trong các khu tập thể) và 104 lắp ghép bằng thép (phân bố chủ yếu tại khu công cộng, vui chơi, giải trí, điểm chờ xe buýt trên địa bàn 10 quận và thị xã Sơn Tây). Tuy nhiên, nhà vệ sinh bố trí chưa đều và thiếu nên chưa đáp ứng nhu cầu của khách vãng lai và du khách.
Người đi đường phải 'trút bầu tâm sự' vào "Con đường gốm sứ" trên đê Nguyễn Khoái
Nhà vệ sinh: Nỗi ám ảnh
Anh Jan Sie. - một du khách đến từ Ba Lan chia sẻ ấn tượng đầu tiên của anh khi đến Hà Nội là việc tìm nhà vệ sinh... hơi khó!
“Hình như là rất thiếu, từ điểm vui chơi công cộng tới khu du lịch. Tôi phải căng mắt để tìm. Mà chất lượng thì hơi tệ” - anh lịch sự nói và cho biết ‘trải nghiệm đặc biệt’ này trở thành ‘kinh nghiệm bỏ túi’ để anh trao đổi với bạn bè trước khi đi du lịch.
Tuy nhiên, sau đó anh phát hiện có nhà vệ sinh công cộng trên phố Hàng Giầy, rất sạch sẽ và rộng rãi. Tỏ ra hài lòng nhưng anh hơi băn khoăn về khoản phí 3.000 đồng/lần bởi ở nhiều nước khác không thu phí nhà vệ sinh công cộng.
Theo ghi nhận, nhiều điểm đông người như nhà hàng, quán ăn trên địa bàn Hà Nội cũng … không có nhà vệ sinh! Khi được hỏi, chủ quán ‘cười xòa mong khách thông cảm vì diện tích chật quá’. Có quán ăn khá rộng nhưng nhà vệ sinh chỉ đủ cho… 2 bàn chân, cúi xuống cũng khó khăn chứ đừng nói đến chuyện ‘xả hơi vui vẻ’!
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa
- Netzero tour ở xứ dừa
- Thị trường carbon đang tạo ra những ngành nghề mới
- Cần bảo tồn và phát triển đất ngập nước Sông Đầm - hệ sinh thái quý hiếm của Quảng Nam
- La Vie mang đến “Trạm dừng Chút Yên từ Thiên nhiên” với ứng dụng A.I đầu tiên tại Việt Nam dành cho cộng đồng trẻ
- Cuộc thi trực tuyến thử thách "Dấu tay xanh"
- Phát triển xanh là mục tiêu cốt lõi của TP.HCM
- Nha Trang xây dựng mô hình mẫu về chuyển đổi xanh, tăng trưởng xanh
- Làm gì để TP.HCM đáng sống trong màu xanh cây lá?
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa
- Giao thông xanh: Giải pháp cho sức khỏe không khí
- 4 yếu tố giúp xác định người tham khảo thích hợp
- Bộ Tài nguyên và Môi trường hoãn thi tuyển công chức
- Học sinh thích thú khám phá trang trại, nhà máy "Xanh" sản xuất ra hộp sữa Vinamilk
- Học sinh thích thú khám phá trang trại, nhà máy "Xanh" sản xuất ra hộp sữa Vinamilk
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa
- Bộ Tài nguyên và Môi trường hoãn thi tuyển công chức
- Giao thông xanh: Giải pháp cho sức khỏe không khí
- 4 yếu tố giúp xác định người tham khảo thích hợp
”Ly hôn xanh” ào ạt, vì đâu?
(Tin Môi Trường) - Yêu nhanh, cưới vội, ly hôn sớm gần đây xuất hiện nhiều. Thuật ngữ "ly hôn xanh" được dùng để chỉ những trường hợp ly hôn trong 5 năm đầu chung sống. Nhưng chưa cần tới 5 năm, rất nhiều cặp vợ chồng đã vội vã ly hôn chỉ sau một thời gian ngắn.
Bánh mì chấm sữa đặc -Tự hào văn hóa ẩm thực Việt
(Tin Môi Trường) - Bánh mì chấm sữa đặc Ông Thọ, món ăn gắn liền với tuổi thơ của biết bao thế hệ một lần nữa lại gây thương nhớ và trở thành món ăn “tạo cơn sốt” tại Lễ hội bánh mì 2024 được tổ chức lần 2 tại Tp.HCM vừa qua.
Bộ Tài nguyên và Môi trường hoãn thi tuyển công chức
(Tin Môi Trường) - Bộ Tài nguyên và Môi trường thông báo hoãn tổ chức vòng 1 kỳ thi tuyển công chức theo chỉ tiêu biên chế năm 2023 tới 330 thí sinh đủ điều kiện dự thi.
4 yếu tố giúp xác định người tham khảo thích hợp
(Tin Môi Trường) - Trong quá trình sàng lọc ứng viên, nhà tuyển dụng sẽ liên hệ với người tham khảo của ứng viên để xác nhận thông tin về năng lực và thái độ trong môi trường làm việc. Điều này quyết định rất lớn đến việc bạn có vượt qua vòng ứng tuyển và được nhận vào làm việc hay không.