Sống xanh
Hà Nội: Chính quyền "ém" dịch cúm gia cầm
(16:52:16 PM 29/02/2012)Dân lao đao
Nhận được tin báo của người dân, ngày 28/2, PV đã về xã Phượng Dực. Chúng tôi tìm đến hai hộ có đàn vịt mắc dịch cúm là ông Nguyễn Trọng Túc và ông Nguyễn Trọng Cường ở thôn Đồng Tiến. Quanh nhà, trại vịt của ông Túc rắc đầy vôi trắng. Ngôi nhà đìu hiu cạnh lán vịt đã bị tháo dỡ sau khi có vịt chết và tiêu hủy hết.
Ông Túc đứng lặng một lúc bên bãi thả vịt, nói như mếu: “Đàn vịt gần 9.000 con của tôi và khoảng 3.000 con của nhà chú Cường (ông Nguyễn Trọng Cường, em trai ông Túc, cùng thôn) bị dịch quét sạch. Cả hai anh em thiệt hại hơn 270 triệu đồng”. Đàn vịt này được ông Túc tiêm phòng viêm gan, dịch tả; còn vaccine cúm gia cầm H5N1 tìm mua không có, nên không tiêm được.
Ông Túc kể, ngày 16/2, ông phát hiện thấy vịt chết lác đác, khoảng 30-40 con. “Linh tính có sự chẳng lành, tôi lên báo với ông Huy - thú y viên của xã (ông Doãn Văn Huy). Ông Huy nói lại là có dịch thì gia đình phải tự lo, thích xử lý thế nào thì tùy, nhà nước không hỗ trợ gì đâu.
Bốn ngày sau đó, lúc ngủ dậy thì hàng nghìn con vịt chết lăn lóc, trắng bờ ao. Vợ tôi kìm nước mắt, mẹ con cả đêm khênh từng bao tải vịt đi quăng. Tôi hoảng hốt quá, tìm lên ông chủ tịch xã để nói rõ sự tình, cầu mong chính quyền giúp đỡ”.
Thấy vịt chết quá nhiều, cuối cùng lãnh đạo xã Phượng Dực cũng xuống kiểm tra, sau đó là thú y huyện Phú Xuyên đến lấy mẫu xét nghiệm, rồi chỉ đạo tiêu hủy. “Trạm thú y huyện thông báo là đàn vịt nhà tôi và nhà chú Cường có dịch cúm gia cầm. Sau đó họ đưa tờ giấy xét nghiệm của cơ quan Trung ương cho chúng tôi”, vợ ông Túc nói.
Theo quan sát của PV, gần gia đình nhà ông Túc và ông Cường không có chốt kiểm dịch. Một số hộ dân nuôi vịt gần đó với tổng đàn lên đến cả nghìn con vẫn đang thả trên sông Nhuệ, không chắn, nhốt.
Ông Nguyễn Trọng Túc đứng bần thần bên lán vịt đã tháo dỡ sau khi tiêu hủy
Giấu dịch
Trong tờ phiếu trả lời xét nghiệm của Trung tâm Chẩn đoán Thú y T.Ư (mà ông Túc đưa cho phóng viên xem) ngày 22/2, xác nhận mẫu bệnh phẩm lấy từ đàn vịt gia đình hai hộ trên dương tính với virus cúm gia cầm.
Trong tờ phiếu này, có đề nơi gửi là Cục Thú y Hà Nội, Trạm Thú y Phú Xuyên. Thế nhưng vì sao có dịch cúm gia cầm, mà cơ quan chức năng, chính quyền sở tại lại không công bố để người dân biết, để chủ động phòng chống?
Làm việc với phóng viên, chiều 28/2, ông Đinh Văn Thùy, Bí thư Đảng ủy xã Phượng Dực nói: “Ngày 22 và 23/2, chính quyền xã, trạm Thú y huyện cho phun tiêu độc khử trùng, tiêu hủy toàn bộ đàn gia cầm của hai hộ trên.
Đàn vịt nhà ông Túc, ông Cường chết là do nuôi ở chuồng trại tạm bợ, thời tiết lạnh, lại gần bên sông Nhuệ đang bị ô nhiễm nặng, chứ chưa xác định là có dịch cúm gia cầm. Vì thế chúng tôi không công bố dịch. Đến nay tôi chưa biết là xã mình bị dịch cúm gia cầm”.
Cũng theo ông Thùy, cách đây 3-4 hôm, có đoàn của Chi cục Thú y Hà Nội về kiểm tra, và họ cũng nói là không vấn đề gì.
Phượng Dực là xã chăn nuôi gia cầm lớn của Phú Xuyên, với tổng đàn khoảng 20 vạn con. Từ trước tới nay, xã chưa có dịch cúm gia cầm, lở mồm long móng, hay tai xanh.
Khi phóng viên thông báo về dịch cúm gia cầm xuất hiện ở Phú Xuyên, ông Cấn Xuân Bình, Chi Cục trưởng Thú y Hà Nội, nói: “Thông tin này không chính xác. Dân họ nói linh tinh. Vừa rồi có thông tin lên sở, chúng tôi đã chỉ đạo, huyện người ta đã lập đoàn xuống kiểm tra, thì không phải như thế. Những bao tải vứt trên sông là bao tải rác thôi, không phải vịt. Huyện Phú Xuyên cũng làm rất quyết liệt”.
Cũng theo ông Bình, Hà Nội vẫn có 11 chốt liên ngành, hoạt động liên tục để kiểm soát gia súc, gia cầm ra vào thành phố. Tuần trước, chi cục xử lý 4 tấn gia cầm không có nguồn gốc.
Trong cuộc họp khẩn mới đây, chỉ đạo về phòng chống dịch cúm gia cầm, Bộ trưởng NN&PTNT Cao Đức Phát nói: “Ở một số địa phương có xu hướng giấu dịch, sợ ảnh hưởng uy tín của địa phương. Đây là quan điểm cũ, không phù hợp tinh thần chống dịch. Chúng ta làm không phải vì để quốc tế khen, mà vì người dân. Nghiêm cấm giấu dịch”.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa
- Netzero tour ở xứ dừa
- Thị trường carbon đang tạo ra những ngành nghề mới
- Cần bảo tồn và phát triển đất ngập nước Sông Đầm - hệ sinh thái quý hiếm của Quảng Nam
- La Vie mang đến “Trạm dừng Chút Yên từ Thiên nhiên” với ứng dụng A.I đầu tiên tại Việt Nam dành cho cộng đồng trẻ
- Cuộc thi trực tuyến thử thách "Dấu tay xanh"
- Phát triển xanh là mục tiêu cốt lõi của TP.HCM
- Nha Trang xây dựng mô hình mẫu về chuyển đổi xanh, tăng trưởng xanh
- Làm gì để TP.HCM đáng sống trong màu xanh cây lá?
Bài viết mới:
- Đại diện Bộ Nội vụ và Bộ TN-MT đánh giá cao vai trò của VACNE trong xây dựng phát triển bền vững của đất nước (27/11/2024)
- Hội nghị Ban Chấp hành VACNE 2024: Tiếp tục củng cố và phát triển bền vững tổ chức hội (26/11/2024)
- Các nhà khoa học thế giới bàn về môi trường trái đất tại Quy Nhơn (26/11/2024)
- 25 tác phẩm được trao giải viết về "Cây di sản Việt Nam năm 2024" (26/11/2024)
- Hòa Bình:Công nhận Cây Di sản vào Ngày hội Văn hóa, thể thao và du lịch các xã vùng cao huyện Tân Lạc (25/11/2024)
- Sinh viên Nhân văn làm sống dậy kịch hình thể với “Mắt Rừng” (24/11/2024)
- Hội thảo đánh giá cuối kỳ dự án giảm thiểu tác động của đốt lộ thiên và sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật trong nông nghiệp (23/11/2024)
- Trại Cai Nhựa - Chữa lành hành tinh bắt đầu từ những hành động nhỏ (22/11/2024)
- Ninh Thuận: Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam (22/11/2024)
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
”Ly hôn xanh” ào ạt, vì đâu?
(Tin Môi Trường) - Yêu nhanh, cưới vội, ly hôn sớm gần đây xuất hiện nhiều. Thuật ngữ "ly hôn xanh" được dùng để chỉ những trường hợp ly hôn trong 5 năm đầu chung sống. Nhưng chưa cần tới 5 năm, rất nhiều cặp vợ chồng đã vội vã ly hôn chỉ sau một thời gian ngắn.
Bánh mì chấm sữa đặc -Tự hào văn hóa ẩm thực Việt
(Tin Môi Trường) - Bánh mì chấm sữa đặc Ông Thọ, món ăn gắn liền với tuổi thơ của biết bao thế hệ một lần nữa lại gây thương nhớ và trở thành món ăn “tạo cơn sốt” tại Lễ hội bánh mì 2024 được tổ chức lần 2 tại Tp.HCM vừa qua.
Điều gì làm nên môi trường làm việc xuất sắc?
(Tin Môi Trường) - Không chỉ là chế độ lương thưởng hay chính sách phúc lợi, người lao động ngày càng có nhiều mong muốn hơn về môi trường làm việc. Trong đó, các yếu tố tưởng từng là “cộng thêm” như chương trình chăm sóc sức khỏe toàn diện, cơ hội học tập và phát triển, môi trường thể nghiệm những cái mới… đang được ưu tiên hơn.
6 mẹo hay giúp bạn nhanh tìm được việc làm
(Tin Môi Trường) - Để dễ dàng tìm được việc làm, cố gắng học tập, nâng cấp bản thân và rèn luyện các kỹ năng để chinh phục nhà tuyển dụng là điều tất yếu. Tuy nhiên bên cạnh các yếu tố cơ bản đó, bạn cần có những bí quyết trước khi quyết định ứng tuyển để gia tăng cơ hội. Sau đây là một số mẹo hay bạn có thể tham khảo.