Sống xanh
Giới trẻ và đám cưới nơi cửa Phật
(18:33:04 PM 05/08/2011)
Đám cưới của nghệ sĩ Thúy Nga |
Tái hiện đám cưới truyền thống
Khi bước vào hôn nhân, ai cũng mong muốn mình có được một lễ cưới như mong đợi với quy mô “hoành tráng”, nhiều gia đình còn coi đó là một trong những cách để “thể hiện”, mà không để ý đến những nghi thức truyền thống của một lễ cưới mang bản sắc Việt.
Rồi sau khi kết thúc buổi lễ, đôi uyên ương và gia đình lại chịu cảnh nợ nần. Niềm vui, hạnh phúc của đôi uyên ương chưa thấy đâu, nhưng “hậu đám cưới” đã trở thành gánh nặng với đôi vợ chồng trẻ.
Tuy nhiên, bên cạnh những lễ cưới theo phong cách hiện đại, thì hiện nay, nhiều bạn trẻ đã chọn lựa một cách khác để tiến tới hôn nhân mà ở đó đôi vợ chồng trẻ phải thật sự thấu hiểu được nhau, mong muốn cùng nhau giải tỏa những bộn bề lo toan.
Chuẩn bị cho cuộc sống gia đình, đôi bạn trẻ Lê.G.Kh – Dương.T.Th đã quyết định tổ chức hôn lễ tại chùa Đình Quán (xã Phú Diễn, huyện Từ Liêm, Hà Nội). Đầu tiên, gia đình đôi bạn trẻ phải thỉnh ý kiến của sư thầy trụ trì, sau khi nhận được sự đồng ý của thầy thì mới chuẩn bị cho buổi lễ kéo dài khoảng một giờ, đầy đủ lễ nghi, thủ tục.
Hôn lễ được tổ chức tại điện Tam Bảo, không có âm nhạc, không có tiếng cười đùa, chỉ có tiếng kinh cầu đều đều vang lên trong khói hương trầm mặc và sắc y vàng rực rỡ của lễ phẩm nhà Phật.
Cô dâu, chú rể cùng gia đình, thân hữu mặc lễ phục tiến vào đứng cạnh nhau theo lối chính giữa điện Tam Bảo, chia nhau chỗ ngồi theo đúng quy cách “nam tả, nữ hữu”, nhà trai ngồi bên trái, nhà gái ngồi bên phải.
Nghi thức hôn lễ tổ chức tại chùa được tiến hành như một buổi lễ cầu an với những tên gọi như: Nghi thức cầu an lễ thành hôn; Nghi thức lễ thành hôn; Nghi thức hộ niệm hôn lễ… Trong nghi thức này, phần “lễ thức” thường được chú trọng hơn phần “nghi lễ” – phần chính của Lễ Hằng Thuận chính là bài pháp ngắn của vị chủ lễ trước khi trao nhẫn cho cô dâu chú rể, khuyên đôi bạn trẻ sống đúng với Chánh pháp và đạo lý ở đời…
Đám cưới của diễn viên Hồng Ánh được tổ chức theo nghi lễ ở chùa..
Sau đó, cô dâu, chú rể quỳ lạy hai bên cha mẹ, quỳ đọc theo năm lời phát nguyện mà cô dâu, chú rể phải thệ nguyện và làm theo nhằm giữ cho cuộc sống gia đình mình yên ấm. Sau mỗi lời phát nguyện, tiếng chuông chùa lại vang lên như chứng giám cho những lời hứa của đôi vợ chồng trẻ.
Hôn lễ cũng có phần trao nhẫn cưới và cùng nhau nghe sư thầy chủ trì hôn lễ nói cho hai vợ chồng biết ý nghĩa của việc trao nhẫn cho nhau. Theo quan niệm của nhà Phật, việc trao nhẫn là nhắc nhở cho đôi vợ chồng trẻ phải thương yêu nhau, trong mọi chuyện phải lấy chữ nhẫn làm đầu, được như vậy cuộc sống gia đình mới hạnh phúc và yên ấm. Sau khi đã trao nhẫn, hai người sẽ lần lượt nói với nhau những lời ước nguyện.
Trước ban Tam Bảo, cặp uyên ương hứa với nhau, với các vị chư Tăng Phật tử và gia đình, họ sẽ yêu thương nhau, yêu thương gia đình mới của mình, cùng đọc những lá thư đã viết trước đó về mong ước cuộc sống gia đình của mình, để cùng nhau phấn đấu xây dựng hạnh phúc. Cùng với đôi vợ chồng trẻ, hai bên gia đình sau khi dặn dò con cái cũng phải hứa trước Tam Bảo và các vị chư Tăng sẽ cùng hai con mình xây dựng hạnh phúc gia đình, có trách nhiệm chỉ bảo cho dâu – rể nên người.
Cầu nối giữa đạo với đời
Với đôi vợ chồng trẻ sau đám cưới, họ có thêm một gia đình, đó là gia đình tâm linh. Sau này, mỗi khi cuộc sống vợ chồng gặp khó khăn, họ có thể đến với gia đình tâm linh của mình để được nghe những lời chỉ bảo và giải tỏa những bộn bề lo toan, mang lại cuộc sống yên ổn, thanh thản và hạnh phúc.
Tâm sự về đám cưới của mình, anh Lê.G.K nói: “Quyết định làm lễ cưới ở chùa do cha mẹ chỉ cho và tôi thấy việc lên chùa làm lễ cưới là một điều tốt, khiến tôi thấy mình thực sự có trách nhiệm với gia đình hơn, với vợ hơn. Và một điều nữa, mình nhận thấy mình có thêm một gia đình nữa đó là nhà chùa, vì mình nghĩ có rất nhiều chuyện gia đình mình có thể đến với các thầy, hỏi ý kiến các thầy và như thế mình sẽ có cái nhìn khách quan hơn…”.
Cùng được tổ chức đám cưới với đôi vợ chồng Lê G.K – Dương T.Th còn có hai đôi bạn trẻ cùng địa phương. Cả hai đôi bạn trẻ này đều thường xuyên đi lễ chùa vào ngày Chủ nhật, sau những ngày làm việc mệt mỏi để tìm lại sự thanh thản, có thêm sức lực để bắt đầu cho một tuần làm việc mới.
Họ cho biết đã chứng kiến một số bạn trẻ lên chùa tổ chức lễ và được nghe các sư thầy khuyên răn trong cuộc sống gia đình. Sau khi kết hôn, họ cũng thống nhất mỗi tháng lại cùng nhau lên chùa 1 lần để ôn lại những điều phát nguyện, những lời hứa trong lễ cưới.
Theo thầy Thích Đàm Nguyện, trụ trì chùa Đình Quán cho biết, trong mấy năm trở lại đây, chùa Đình Quán đã tổ chức khoảng 10 hôn lễ cho các đôi trẻ muốn tổ chức đám cưới ở chùa. Những cặp vợ chồng trẻ này đều đang sống hạnh phúc và vẫn thường xuyên lên chùa lễ Phật cầu an. Đồng thời, mỗi khi có những mâu thuẫn gia đình, họ đều gặp các thầy để được tư vấn, khuyên bảo. Hơn thế nữa, lễ cưới ở chùa chính là “cầu nối giữa đạo với đời, giữa hạnh nguyện giải thoát và ước nguyện xây dựng một xã hội tốt đẹp của chư Tăng và hàng Phật tử tại gia”.
Buổi lễ trong chính điện vừa xong thì việc sắp xếp, dọn các bàn tiệc cũng sẵn sàng. Các sư thầy, chư Tăng ngồi bàn riêng, gia đình hai họ và thân hữu vào mâm với những bàn tiệc bày biện sang trọng không kém nhà hàng, tất cả đều là cơm chay. Thức ăn chay còn nóng hổi được bưng ra từng bàn một mời mọi người cùng thưởng thức. Đám cưới ở chùa nhiều nghi thức nhưng lại rất tiết kiệm cho hai họ.
Tuy nhiên, việc tiết kiệm vẫn không thể triệt để thực hiện, vì sau một tuần, gia đình cô dâu chú rể vẫn tổ chức bữa ăn mặn vì họ vẫn không thể không mời họ hàng bạn bè đông đúc cùng đến chia vui với hai vợ chồng mới cưới.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa
- Netzero tour ở xứ dừa
- Thị trường carbon đang tạo ra những ngành nghề mới
- Cần bảo tồn và phát triển đất ngập nước Sông Đầm - hệ sinh thái quý hiếm của Quảng Nam
- La Vie mang đến “Trạm dừng Chút Yên từ Thiên nhiên” với ứng dụng A.I đầu tiên tại Việt Nam dành cho cộng đồng trẻ
- Cuộc thi trực tuyến thử thách "Dấu tay xanh"
- Phát triển xanh là mục tiêu cốt lõi của TP.HCM
- Nha Trang xây dựng mô hình mẫu về chuyển đổi xanh, tăng trưởng xanh
- Làm gì để TP.HCM đáng sống trong màu xanh cây lá?
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa
- Giao thông xanh: Giải pháp cho sức khỏe không khí
- 4 yếu tố giúp xác định người tham khảo thích hợp
- Bộ Tài nguyên và Môi trường hoãn thi tuyển công chức
- Học sinh thích thú khám phá trang trại, nhà máy "Xanh" sản xuất ra hộp sữa Vinamilk
- Học sinh thích thú khám phá trang trại, nhà máy "Xanh" sản xuất ra hộp sữa Vinamilk
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa
- Bộ Tài nguyên và Môi trường hoãn thi tuyển công chức
- Giao thông xanh: Giải pháp cho sức khỏe không khí
- 4 yếu tố giúp xác định người tham khảo thích hợp
”Ly hôn xanh” ào ạt, vì đâu?
(Tin Môi Trường) - Yêu nhanh, cưới vội, ly hôn sớm gần đây xuất hiện nhiều. Thuật ngữ "ly hôn xanh" được dùng để chỉ những trường hợp ly hôn trong 5 năm đầu chung sống. Nhưng chưa cần tới 5 năm, rất nhiều cặp vợ chồng đã vội vã ly hôn chỉ sau một thời gian ngắn.
Bánh mì chấm sữa đặc -Tự hào văn hóa ẩm thực Việt
(Tin Môi Trường) - Bánh mì chấm sữa đặc Ông Thọ, món ăn gắn liền với tuổi thơ của biết bao thế hệ một lần nữa lại gây thương nhớ và trở thành món ăn “tạo cơn sốt” tại Lễ hội bánh mì 2024 được tổ chức lần 2 tại Tp.HCM vừa qua.
Bộ Tài nguyên và Môi trường hoãn thi tuyển công chức
(Tin Môi Trường) - Bộ Tài nguyên và Môi trường thông báo hoãn tổ chức vòng 1 kỳ thi tuyển công chức theo chỉ tiêu biên chế năm 2023 tới 330 thí sinh đủ điều kiện dự thi.
4 yếu tố giúp xác định người tham khảo thích hợp
(Tin Môi Trường) - Trong quá trình sàng lọc ứng viên, nhà tuyển dụng sẽ liên hệ với người tham khảo của ứng viên để xác nhận thông tin về năng lực và thái độ trong môi trường làm việc. Điều này quyết định rất lớn đến việc bạn có vượt qua vòng ứng tuyển và được nhận vào làm việc hay không.