Chủ nhật, 24/11/2024, 23:58:52 PM (GMT+7)

Đốn cây cổ thụ - Việt Nam mất ký ức văn hóa

(15:24:01 PM 10/12/2014)
(Tin Môi Trường) - Khi con người triệt phá cổ thụ, họ cũng gián tiếp từ chối những bài học ấy để đi theo một lối sống khác.

Đốn[-]cây[-]cổ[-]thụ[-]Việt[-]Nam[-][-]mất[-]ký[-]ức[-]văn[-]hóa
Cây cổ thụ lưu giữ các ký ức của cộng đồng

 

1. Đầu thu năm ngoái, trên đường vô Nam công tác, chúng tôi có ghé vào một quán nhỏ ven đường. Quán nhỏ vô danh sẽ chẳng có gì đáng nhớ cả, cho đến khi, tôi ngước nhìn lên và thích thú nhận ra rằng, chúng tôi đang ngồi dưới bóng râm của một cây thị cổ. Trong khu vườn yên tĩnh, thị trổ lá vươn cành ôm lấy không gian, chở che cho quán nhỏ. Sau vòm lá biếc, những quả thị lấp ló xuất hiện, một số đã ngả vàng. Sắc vàng là dấu hiệu cho biết, thị đã chín rồi, chỉ còn chờ tay người hái xuống thôi. Chắc không ai nỡ vô tâm trước sắc hương mê hoặc của thị chín.

Màu sắc và mùi hương đặc trưng ấy đã đi qua tuổi thơ của bao thế hệ người Việt nông thôn, lắng xuống rồi bừng lên thành cổ tích, ca dao, huyền thoại: "Thị ơi thị, thị rụng bị bà/ Bà để bà ngửi chứ bà không ăn". Trên quãng đường còn lại, tôi miên man nghĩ về những cây cổ thụ ở quê nhà. Đã bao năm rồi, hình ảnh và số phận của chúng không thôi ám ảnh tôi.

2. Khi tôi bắt đầu biết khám phá thế giới xung quanh, làng vẫn còn nhiều cổ thụ. Đó là một tập hợp sống động với nhiều loài cây khác nhau: ngô đồng, đa, gạo, trôi, bàng, sung, duối, thị, chay, nhãn, vải, mít, bưởi, đào tiên, hồng, ... Thế hệ chúng tôi lớn lên dưới bóng cổ thụ. Cổ thụ cho trái chín, cho bóng mát, cho không gian vui chơi và chuyện trò, cho không gian tưởng tượng và mơ ước, cho các bài học đầu đời và cho muôn vàn kỉ niệm sâu nặng với quê hương.


Khi đã trưởng thành, tôi lại biết thêm rằng, các loài cổ thụ mà tôi từng gắn bó chỉ là những mảnh vỡ còn sót lại của một quần thể phong phú đã tồn tại lâu đời trong quá khứ. Quả thế thật, trước thập niên 1970, làng tôi rợp bóng cổ thụ. Thế giới khổng lồ ấy là sự đan xen của 3 loại hình cây xanh: các loài cây tâm linh (mọc ở chùa, đình, đền, miếu - trung tâm của đời sống tín ngưỡng), các loài cây phòng hộ (mọc ngoài bờ sông, dọc đường làng, ngoài cánh đồng nhằm chống bão lụt, che mưa nắng) và các loài cây gia dụng (chủ yếu là các loại cây ăn trái, mọc trong vườn của các hộ gia đình).

Trong điều kiện của một làng ven sông, mưa nắng thất thường, giao thương cách trở, sự có mặt của cổ thụ cho phép con người duy trì một mối quan hệ hài hòa với tự nhiên. Ở đó, con người vừa khai thác vừa nương theo tự nhiên để tồn tại và phát triển. Thế nên, các loài cổ thụ đã trở thành một thứ tài sản thiêng liêng bất khả xâm phạm, niềm tự hào chung của các thành viên trong làng.

3. Tuy nhiên, sau các phong trào hay cuộc vận động diễn ra như cơm bữa ở vùng nông thôn, cổ thụ trong làng dần vắng bóng. Trong dãy dài danh sách cổ thụ của làng, nhóm cây tâm linh bị đốn hạ đầu tiên, sau đó, đến nhóm cây phòng hộ. Tuy diễn ra chậm hơn một chút, các loài cổ thụ trong vườn nhà cũng lần lượt ra đi. Cây thị mà tôi tình cờ gặp trên đường đi công tác chỉ càng gợi lên một hoài niệm xa xăm: cây thị cuối cùng trong làng, chắc cũng cổ kính và lực lưỡng như cây thị ấy, đã bị đốn cách đây 10 năm. Người ta chặt cổ thụ để lấy gỗ bán, làm củi đun, để "thông quang" đường xá, hoặc chẳng để làm gì cả. Đã có chủ trương thì cứ chặt, vậy thôi.

Bây giờ, làng tôi vẫn rợp bóng cây xanh nhưng đa phần trong số đó là cây còi, cây tạp. Cây nào thì cũng là cây thôi, vì cây nào mà không thu vào các bô nic và thải ra ôxy cho con người? Nhưng đó chỉ là chức năng tối thiểu của mọi loài cây trong thế giới thảo mộc. Cổ thụ thì không thế: ngoài chức năng tối thiểu, nó còn đảm nhận nhiều chức năng đặc biệt, vừa hữu hình vừa vô hình, vừa trước mắt vừa lâu dài mà chỉ riêng mình cổ thụ mới đủ khả năng.

4. Bởi vậy, khi một cây cổ thụ ngã xuống, không nên hiểu một cách giản đơn là làng đã mất thêm một bóng cây xanh. Cổ thụ ra đi còn mang theo một cái gì hơn thế: một quan niệm sống, một lối hành xử đã được chắt lọc, truyền thụ qua đằng đẵng thời gian. Nhiều lúc, tôi tự hỏi mình: rốt cục, người xưa kì công trồng cây để làm gì nhỉ? Dĩ nhiên rồi, con người trồng cây trước hết là để thích nghi với tự nhiên vì nếu thiếu cây thì làm sao con người sống nổi. Điều đó thì ai cũng biết.

Nhưng cây xanh còn là phương tiện để con người kí thác vào đó những thông điệp, những lẽ sống ở đời. Thử nghĩ mà xem, nếu muốn con cháu không quên đạo lí của tiền nhân, còn cách nào hợp lí hơn là để lại cho chúng một bóng cây cổ thụ. Trong môi trường nông thôn cổ truyền, khó có thể tìm thấy một phương tiện nào hữu hiệu hơn cổ thụ trong khả năng truyền tải những ngụ ngôn tinh tế, thâm trầm. Vẻ uy nghi, lừng lững, cổ kính và phong trần của cổ thụ toát lên những đức hạnh, phẩm chất mà con người ở thời đại nào cũng cần đến:

(i) Sự ngay thẳng, đàng hoàng: cổ thụ bao giờ cũng mọc thẳng giữa thanh thiên, bạch nhật;

(ii) Sự kiên trì, nhẫn nại: muốn trở nên cổ thụ, bất cứ loài cây nào cũng phải trải qua vô số thử thách, cam go;

(iii) Sự bao dung, độ lượng: cổ thụ sẵn sàng bảo vệ, chở che cho bất kì sinh thể nào tồn tại dưới tán rợp của nó;

(iv) Sự khiêm nhường, từ tốn: kiếp người vốn bé nhỏ và ngắn ngủi nên con người phải dựa vào cổ thụ để tăng thêm khả năng đề kháng trước tự nhiên thất thường. Vậy nên, thay vì ảo tưởng về năng lực của mình, hãy khiêm nhường, từ tốn để học hỏi, điều chỉnh và thích nghi.ư

Khi con người triệt phá cổ thụ, họ cũng gián tiếp từ chối những bài học ấy để đi theo một lối sống khác - một lối sống thường được biện minh bằng vô số mỹ từ: mới, tiến bộ, hạnh phúc, phồn vinh... Nhưng nếu quan sát bản thân mình và những người xung quanh, tôi chưa thấy những triết lí mới, những giá trị mới ở đâu cả. Chỉ thấy rằng, dưới khoảng trống mênh mông mà cổ thụ để lại, chúng ta đang ngày càng trở nên hung hăng hơn, ồn ào hơn, hời hợt hơn, luẩn quẩn hơn và mong manh hơn trước vô vàn áp lực của cuộc sống.

Tôi có một vài dự định ấp ủ. Mùa xuân tới, tôi sẽ bàn với thanh niên làng trồng thêm cây mới để chuẩn bị những bóng cổ thụ cho tương lai.

Đặng Hoàng Giang / Diễn ngôn
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Đốn cây cổ thụ - Việt Nam mất ký ức văn hóa

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 ”Ly hôn xanh” ào ạt, vì đâu?

”Ly hôn xanh” ào ạt, vì đâu?

(Tin Môi Trường) - Yêu nhanh, cưới vội, ly hôn sớm gần đây xuất hiện nhiều. Thuật ngữ "ly hôn xanh" được dùng để chỉ những trường hợp ly hôn trong 5 năm đầu chung sống. Nhưng chưa cần tới 5 năm, rất nhiều cặp vợ chồng đã vội vã ly hôn chỉ sau một thời gian ngắn.

Tin Môi Trường
 Bánh mì chấm sữa đặc -Tự hào văn hóa ẩm thực Việt

Bánh mì chấm sữa đặc -Tự hào văn hóa ẩm thực Việt

(Tin Môi Trường) - Bánh mì chấm sữa đặc Ông Thọ, món ăn gắn liền với tuổi thơ của biết bao thế hệ một lần nữa lại gây thương nhớ và trở thành món ăn “tạo cơn sốt” tại Lễ hội bánh mì 2024 được tổ chức lần 2 tại Tp.HCM vừa qua.

VACNE 30 năm
 Điều gì làm nên môi trường làm việc xuất sắc?

Điều gì làm nên môi trường làm việc xuất sắc?

(Tin Môi Trường) - Không chỉ là chế độ lương thưởng hay chính sách phúc lợi, người lao động ngày càng có nhiều mong muốn hơn về môi trường làm việc. Trong đó, các yếu tố tưởng từng là “cộng thêm” như chương trình chăm sóc sức khỏe toàn diện, cơ hội học tập và phát triển, môi trường thể nghiệm những cái mới… đang được ưu tiên hơn.

Hội BVTN&MT Việt Nam
 6 mẹo hay giúp bạn nhanh tìm được việc làm

6 mẹo hay giúp bạn nhanh tìm được việc làm

(Tin Môi Trường) - Để dễ dàng tìm được việc làm, cố gắng học tập, nâng cấp bản thân và rèn luyện các kỹ năng để chinh phục nhà tuyển dụng là điều tất yếu. Tuy nhiên bên cạnh các yếu tố cơ bản đó, bạn cần có những bí quyết trước khi quyết định ứng tuyển để gia tăng cơ hội. Sau đây là một số mẹo hay bạn có thể tham khảo.

KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI