Sống xanh
'Dân thả vịt dịch trôi sông vì chính quyền quá chậm!'
(08:31:19 AM 07/03/2012)Ông Đăng cũng cho hay: Ngay sau khi nhận được các thông tin phản ánh về tình hình dịch và cách thức xử lý dịch của chính quyền địa phương cũng như ngành thú y, Sở NN&PTNT đã chỉ đạo ông Cấn Xuân Bình – quyền Chi cục trưởng Chi cục Thú y Hà Nội – xuống thị sát tình hình thực tế và xử lý chuyên môn để dập dịch.
“Hiện ổ dịch cúm gia cầm ở Phượng Dực đã được kiểm soát, công tác tiêm phòng với số gia cầm còn lại đang được triển khai. Hiện chưa có ổ dịch mới nào phát sinh”, ông Đăng thông tin.
Vịt chết được người dân xã Phượng Dực (huyện Phú Xuyên, Hà Nội) thả trôi sông vì không được chính quyền và ngành thú y địa phương hướng dẫn xử lý (Ảnh: Phạm Hải) |
Liên quan đến việc chính quyền xã Phượng Dực cũng như người đứng đầu ngành thú y Hà Nội cho rằng người dân “nói linh tinh” về chuyện gia cầm chết hàng loạt, ông Đăng cho biết các cán bộ nói như vậy “là không được”.
“Chi cục Thú y Hà Nội có số điện thoại để người dân gọi đến thông báo gia cầm ốm chết. Dân đã phản ánh thì mình phải tiếp thu, cho người xuống điều tra, lấy mẫu. Có dịch thì phải tổ chức tiêu hủy, hướng dẫn thú y xã tiêu độc, khử trùng. Không thể nói dân nói lung tung được. Có dịch, có gia cầm ốm chết thì dân mới phản ánh, không có sao họ lại gọi điện báo?”, ông Đăng cho hay.
Sau khi gặp và góp ý với ông Cấn Xuân Bình – quyền Chi cục trưởng Chi cục thú y Hà Nội – về vấn đề này, ông Đăng cho biết ông Bình đã nói là “sẽ rút kinh nghiệm”.
Hiện nay, theo ông Đăng, việc quan trọng trong lúc này là cần tuyên truyền mạnh mẽ để người dân nắm được thông tin, phối hợp giải quyết khi có dịch.
Nhấn mạnh vai trò không thể thiếu của ngành thú y nhưng ông Đăng cũng lưu ý vai trò quan trọng của chính quyền các cấp, đặc biệt là chính quyền cấp cơ sở, trong việc phát hiện và xử lý dịch cúm gia cầm H5N1.
“Những người làm chuyên môn thú y cũng phải rút kinh nghiệm nhưng chính quyền địa phương cũng rất quan trọng. Chính quyền không phát hiện, không ra tay sớm và dứt khoát thì rất khó dập dịch, đặc biệt là chính quyền cơ sở”, ông Đăng nói.
Dịch cúm gia cầm đã khiến hàng ngàn con vịt tại xã Phượng Dực bị chết nhưng để tránh tình trạng “mất bò mới lo làm chuồng”, chi cục thú y Hà Nội vừa nhập 7 triệu liều vắc xin cúm gia cầm để tiến hành tiêm theo phương pháp bao vây cho đàn gia cầm sinh sản.
Chi cục Thú y Hà Nội cũng cấp bổ sung 7.000 lít Haniodin cho các huyện có nguy cơ cao để tiến hành vệ sinh tiêu độc khử trùng. Đến nay, Hà Nội đã tiêm được 60.500 lượt con gia cầm, dự kiến tiêm xong trước ngày 20/3.
Chi cục Thú y Hà Nội yêu cầu trạm thú y các địa phương tổ chức tiêm phòng dứt điểm từng thôn để tránh lãng phí vắc xin.
Hà Nội sẽ tiêm vắc-xin cúm gia cầm cho các đàn gia cầm xong trước ngày 20/3(Ảnh minh họa: HNM) |
Theo Cục Thú y (Bộ NN&PTNT), tính đến ngày 6/3, cả nước có 9 tỉnh (Hà Tĩnh, Quảng Nam, Quảng Trị, Hải Dương, Thái Nguyên, Bắc Ninh, Thanh Hóa, Nam Định và Quảng Ninh) có dịch cúm gia cầm chưa qua 21 ngày.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa
- Netzero tour ở xứ dừa
- Thị trường carbon đang tạo ra những ngành nghề mới
- Cần bảo tồn và phát triển đất ngập nước Sông Đầm - hệ sinh thái quý hiếm của Quảng Nam
- La Vie mang đến “Trạm dừng Chút Yên từ Thiên nhiên” với ứng dụng A.I đầu tiên tại Việt Nam dành cho cộng đồng trẻ
- Cuộc thi trực tuyến thử thách "Dấu tay xanh"
- Phát triển xanh là mục tiêu cốt lõi của TP.HCM
- Nha Trang xây dựng mô hình mẫu về chuyển đổi xanh, tăng trưởng xanh
- Làm gì để TP.HCM đáng sống trong màu xanh cây lá?
Bài viết mới:
- Đại diện Bộ Nội vụ và Bộ TN-MT đánh giá cao vai trò của VACNE trong xây dựng phát triển bền vững của đất nước (27/11/2024)
- Hội nghị Ban Chấp hành VACNE 2024: Tiếp tục củng cố và phát triển bền vững tổ chức hội (26/11/2024)
- Các nhà khoa học thế giới bàn về môi trường trái đất tại Quy Nhơn (26/11/2024)
- 25 tác phẩm được trao giải viết về "Cây di sản Việt Nam năm 2024" (26/11/2024)
- Hòa Bình:Công nhận Cây Di sản vào Ngày hội Văn hóa, thể thao và du lịch các xã vùng cao huyện Tân Lạc (25/11/2024)
- Sinh viên Nhân văn làm sống dậy kịch hình thể với “Mắt Rừng” (24/11/2024)
- Hội thảo đánh giá cuối kỳ dự án giảm thiểu tác động của đốt lộ thiên và sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật trong nông nghiệp (23/11/2024)
- Trại Cai Nhựa - Chữa lành hành tinh bắt đầu từ những hành động nhỏ (22/11/2024)
- Ninh Thuận: Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam (22/11/2024)
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
”Ly hôn xanh” ào ạt, vì đâu?
(Tin Môi Trường) - Yêu nhanh, cưới vội, ly hôn sớm gần đây xuất hiện nhiều. Thuật ngữ "ly hôn xanh" được dùng để chỉ những trường hợp ly hôn trong 5 năm đầu chung sống. Nhưng chưa cần tới 5 năm, rất nhiều cặp vợ chồng đã vội vã ly hôn chỉ sau một thời gian ngắn.
Bánh mì chấm sữa đặc -Tự hào văn hóa ẩm thực Việt
(Tin Môi Trường) - Bánh mì chấm sữa đặc Ông Thọ, món ăn gắn liền với tuổi thơ của biết bao thế hệ một lần nữa lại gây thương nhớ và trở thành món ăn “tạo cơn sốt” tại Lễ hội bánh mì 2024 được tổ chức lần 2 tại Tp.HCM vừa qua.
Điều gì làm nên môi trường làm việc xuất sắc?
(Tin Môi Trường) - Không chỉ là chế độ lương thưởng hay chính sách phúc lợi, người lao động ngày càng có nhiều mong muốn hơn về môi trường làm việc. Trong đó, các yếu tố tưởng từng là “cộng thêm” như chương trình chăm sóc sức khỏe toàn diện, cơ hội học tập và phát triển, môi trường thể nghiệm những cái mới… đang được ưu tiên hơn.
6 mẹo hay giúp bạn nhanh tìm được việc làm
(Tin Môi Trường) - Để dễ dàng tìm được việc làm, cố gắng học tập, nâng cấp bản thân và rèn luyện các kỹ năng để chinh phục nhà tuyển dụng là điều tất yếu. Tuy nhiên bên cạnh các yếu tố cơ bản đó, bạn cần có những bí quyết trước khi quyết định ứng tuyển để gia tăng cơ hội. Sau đây là một số mẹo hay bạn có thể tham khảo.