Thứ sáu, 22/11/2024, 08:51:53 AM (GMT+7)

Cộng đồng nghĩ gì về “Ở nhà ngày ô nhiễm”?

(17:28:45 PM 03/12/2019)
(Tin Môi Trường) - “Ở nhà ngày ô nhiễm” là hoạt động tiếp theo trong khuôn khổ chiến dịch “Không khí sạch, Bầu trời xanh” do CHANGE thực hiện xuyên suốt năm 2019, với sự tài trợ của Tổng lãnh sự Đức tại TP.HCM. Với hình thức “social debate" – tranh luận trên mạng xã hội, chiến dịch mong muốn thúc đẩy những cuộc thảo luận mạnh mẽ trên mạng xã hội, hướng sự quan tâm của cộng đồng đến vấn đề bảo vệ sức khỏe cá nhân trong những ngày chỉ số chất lượng không khí (AQI) ở mức báo động tím (201-300) – Mức xấu: Nhóm nhạy cảm tránh ra ngoài, các nhóm khác nên hạn chế ra ngoài.

Cộng[-]đồng[-]nghĩ[-]gì[-]về[-]“Ở[-]nhà[-]ngày[-]ô[-]nhiễm”?

Ảnh minh hoạ: IE

 

Tại Việt Nam, theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), nồng độ trung bình năm của PM2.5 ở các đô thị Việt Nam rơi vào khoảng 28 mg/m3, cao hơn gấp 3 lần so với khuyến nghị trung bình năm là 10 mg/m3. Giai đoạn cuối năm là thời điểm ô nhiễm không khí tăng cao do sự kết hợp giữa yếu tố thời tiết kết hợp với các nguồn nhiễm vốn có. Liên tục trong nhiều ngày, có những thời điểm chỉ số chất lượng không khí AQI của Hà Nội ở mức kém, ở TP. Hồ Chí Minh cũng xuất hiện hiện tượng sương mù quang hoá gây cản trở tầm nhìn. Tuy nhiên, tại Việt Nam, sự quan tâm của cộng đồng với vấn đề ONKK và tầm nghiêm trọng của nó với sức khỏe vẫn chưa đúng mức. Do đó, tuy họ cảm nhận được sự thay đổi của không khí xung quanh theo chiều hướng xấu đi thông qua các giác quan thị giác, khướu giác, họ vẫn chọn cách “ra đường bất chấp” với trang bị bảo vệ sức khỏe thô sơ hoặc thậm chí không trang bị.
 
Chiến dịch được mở đầu bằng video clip “Ở nhà ngày ô nhiễm”, một người sếp nữ đang chuẩn bị cho con đi học thì bỗng có một cuộc điện thoại thông báo hôm nay trường cho nghỉ học vì sự cố thời tiết, tiếp nối sau là một chuỗi email nghỉ phép của các nhân viên. Để cuối cùng phát hiện ra, nguyên nhân là vì ngày hôm đó ô nhiễm không khí tăng cao. Thông qua video clip này, CHANGE muốn giới thiệu một giải pháp đến với cộng đồng đặc biệt là các lãnh đạo doanh nghiệp, xem xét đưa “làm việc ở nhà” khi những ngày AQI mức báo động tím vào chính sách của công ty cũng như nhân viên văn phòng có thể chủ động xin được “làm việc ở nhà” vào những ngày này. Với hướng đề xuất đó, bà Hoàng Thị Mai Hương, Chủ tịch Hội đồng Quản Trị Saatchi & Saatchi Việt Nam cho biết “Làm việc tại nhà tuy không phải là một phương án tối ưu, nhưng sẽ là một giải pháp linh hoạt cho các tổ chức và doanh nghiệp nên áp dụng để bảo vệ sức khỏe cho nhân viên cũng như góp phần giảm khí thải. Hãy làm việc ở nhà trong những ngày không khí bị ô nhiễm cao độ, như một hành động cụ thể để góp phần làm trong sạch môi trường”.  
 
Bên cạnh đó, CHANGE cũng phỏng vấn người dân tại địa bàn Hà Nội, bao gồm người khuyết tật, người già, trẻ em, phụ nữ mang thai, nhân viên văn phòng, người nổi tiếng, người làm trong các tổ chức xã hội quan điểm của họ về ONKK, cũng như các biện pháp bảo vệ cá nhân. MC Phan Anh chia sẻ “Tôi rất lo lắng, không phải bởi những cái chỉ số được đưa ra trên báo, trên truyền thông đâu mà mình có thể cảm nhận được ngay. Tôi nghĩ là mình nên ở trong nhà, khi mình đi ra ngoài đường vào lúc ô nhiễm quá và thêm sự nóng nực thì nhìn thấy mọi người không có ai là vui vẻ cả”.
 
Trên mạng xã hội, CHANGE cũng tạo một diễn đàn thảo luận xoay quanh câu hỏi “ra đường bất chấp” hay “cố thủ ở nhà” khi chỉ số ONKK tăng cao? Tham gia thảo luận không chỉ có “team nhân viên", “team mẹ và bé" mà “team sếp" -  quản lý cấp cao của các doanh nghiệp Dinosaur, MicroAd Việt Nam, Eurowindow; Reckitt Benkiser Việt Nam... cũng hào hứng tham gia, “Có lẽ cách duy nhất để người Việt mình đối phó với ô nhiễm không khí là đeo khẩu trang khi ra đường. Nhưng vì bị hội chứng sợ không gian kín (claustrophobia), đeo khẩu trang cũng thấy khó chịu bức bối vô cùng, nên anh sẽ hạn chế ra đường và ở nhà cho lành vào những ngày ô nhiễm nặng. Ít nhất là giảm được một chiếc xe máy ở ngoài đường thì cũng giảm đi chút ô nhiễm không khí” - anh Trọng Nguyễn, Giám đốc Sáng tạo của Dinosaur cho biết.
 
Trên thế giới, khi ONKK tăng cao, Thái Lan lần đầu tiên đã thông báo nghỉ học cho hơn 400 trường trong khu vực có nồng độ ONKK vượt ngưỡng nhằm đảm bảo sức khỏe của “thế hệ tương lai”. Cùng lúc, thủ đô Thái Lan - Bangkok cũng tiến hành các chiến dịch phun nước trong thành phố lẫn vùng lân cận nhằm giảm thiểu nồng độ bụi mịn quanh trường học và những tuyến đường chính. Ấn Độ trong đợt ô nhiễm trầm trọng vào tháng 10 vừa rồi, ông Arvind Kejriwal - Thủ Hiến Thành Phố New Delhi, nơi mệnh danh là “phòng hơi ngạt” đã thông báo đóng cửa toàn bộ trường học trong khu vực. Chưa hết, chính phủ còn đưa ra chính sách hạn chế cả phương tiện cá nhân trong thành phố và cung cấp khẩu trang miễn phí cho ai buộc phải ra đường. Bà Nguyễn Thị Cát Tường, Quản lý dự án của Tổ chức CHANGE, cũng chia sẻ về tầm quan trọng của truyền thông nâng cao nhận thức đối với những tác động sức khoẻ do vấn đề ONKK. Bà chia sẻ: “Trong thời gian vừa qua, CHANGE đã thực hiện khảo sát trên diện rộng nhằm đánh giá về nhận thức của người dân của các đô thị lớn tại Việt Nam đối với vấn đề ONKK và chúng tôi nhận thấy dù phần lớn người dân đã ý thức được sự suy giảm của chất lượng không khí xung quanh, đa số vẫn khá chủ quan và chưa có biện pháp kịp thời và đúng đắn để bảo vệ sức khoẻ cá nhân trong mùa ô nhiễm không khí tăng cao. Chúng tôi cũng nhận thấy việc đưa ra cảnh báo từ chính quyền cho người dân khi chỉ số AQI tăng cao đóng vai trò rất quan trọng để người dân, đặc biệt là những gia đình có con nhỏ và các trường học có biện pháp ứng phó kịp thời, vì trẻ em là đối tượng dễ bị tổn thương nhất từ ONKK”.
PHƯƠNG KHANH
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Cộng đồng nghĩ gì về “Ở nhà ngày ô nhiễm”?

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 ”Ly hôn xanh” ào ạt, vì đâu?

”Ly hôn xanh” ào ạt, vì đâu?

(Tin Môi Trường) - Yêu nhanh, cưới vội, ly hôn sớm gần đây xuất hiện nhiều. Thuật ngữ "ly hôn xanh" được dùng để chỉ những trường hợp ly hôn trong 5 năm đầu chung sống. Nhưng chưa cần tới 5 năm, rất nhiều cặp vợ chồng đã vội vã ly hôn chỉ sau một thời gian ngắn.

Tin Môi Trường
 Bánh mì chấm sữa đặc -Tự hào văn hóa ẩm thực Việt

Bánh mì chấm sữa đặc -Tự hào văn hóa ẩm thực Việt

(Tin Môi Trường) - Bánh mì chấm sữa đặc Ông Thọ, món ăn gắn liền với tuổi thơ của biết bao thế hệ một lần nữa lại gây thương nhớ và trở thành món ăn “tạo cơn sốt” tại Lễ hội bánh mì 2024 được tổ chức lần 2 tại Tp.HCM vừa qua.

VACNE 30 năm
 Điều gì làm nên môi trường làm việc xuất sắc?

Điều gì làm nên môi trường làm việc xuất sắc?

(Tin Môi Trường) - Không chỉ là chế độ lương thưởng hay chính sách phúc lợi, người lao động ngày càng có nhiều mong muốn hơn về môi trường làm việc. Trong đó, các yếu tố tưởng từng là “cộng thêm” như chương trình chăm sóc sức khỏe toàn diện, cơ hội học tập và phát triển, môi trường thể nghiệm những cái mới… đang được ưu tiên hơn.

Hội BVTN&MT Việt Nam
 6 mẹo hay giúp bạn nhanh tìm được việc làm

6 mẹo hay giúp bạn nhanh tìm được việc làm

(Tin Môi Trường) - Để dễ dàng tìm được việc làm, cố gắng học tập, nâng cấp bản thân và rèn luyện các kỹ năng để chinh phục nhà tuyển dụng là điều tất yếu. Tuy nhiên bên cạnh các yếu tố cơ bản đó, bạn cần có những bí quyết trước khi quyết định ứng tuyển để gia tăng cơ hội. Sau đây là một số mẹo hay bạn có thể tham khảo.

KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI